Điều chỉnh lượng thức ăn

Một phần của tài liệu giáo trình chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng (Trang 27 - 31)

Quản lý thức ăn là khâu quan trọng để nuôi cá thành công. Mục tiêu của nghề nuôi cá là phải bền vững và khả năng lợi nhuận cao nhất.

- Không phải lúc nào cũng nghĩ đến việc cho ăn để đạt sản lượng tối đa. Chẳng hạn, nếu không thay được nước cho ao nuôi thì có thể giảm khẩu phần ăn

28

trong một thời gian nào đó. Có khi chúng ta cũng giảm lượng thức ăn để lưu giữ cá chờ tới khi giá cả cao hơn.

- Ở mô hình nuôi năng suất thấp, người nuôi thường hạn chế cho ăn để giảm giá thành và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao.

- Nếu không sử dụng đúng cách thì phần lớn thức ăn cho vào ao nuôi cá chỉ sử dụng một phần, phần còn lại sẽ tích tụ dưới đáy ao, đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nền đáy ao và một loạt các tác nhân gây bất ổn cho cá sẽ xuất phát từ đây.

- Để biết tình hình sử dụng thức ăn của cá chúng ta cần phải quan sát hoạt động bắt mồi của cá, kiểm tra sàng ăn, kiểm tra môi trường ao nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

6.1. Quan sát hoạt động bắt mồi của cá

- Thường xuyên phải quan sát hoạt động bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

- Sau khi đưa thức ăn vào ao nuôi 15 - 20 phút, nếu cá có hiện tượng giảm cường độ mắt mồi cần giảm lượng thức ăn.

- Đặc biệt những ngày thời tiết thay đổi, hoặc các thời điểm giao mùa cá thường giảm ăn, vì vậy theo dõi thời tiết cũng rất quan trọng để cho cá ăn hợp lý.

6.2. Kiểm tra thức ăn trên sàng ăn - Sau khi cho cá ăn thức - Sau khi cho cá ăn thức

ăn cá tạp 2 - 3 giờ nên kiểm tra xem cá có ăn hết thức ăn hay không (xem ở các sàng cho ăn hoặc vị trí cho ăn). Nếu thấy cá ăn hết thì lần sau cho cá ăn tăng thêm, nếu thấy trong sàng vẫn còn thức ăn, lần sau cho ăn giảm đi.

Hình 4.2.10: Kiểm tra thức ăn trên sàng - Nếu một thời gian dài không thay nước, hàm lượng oxy hoà tan giảm và nhiều chất hữu cơ trong ao hoặc sau những cơn mưa lớn làm tăng độ đục của nước ao... sẽ làm giảm sức ăn của cá và làm suy giảm chất lượng nước. Vì vậy cần phải điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.

- Nếu chúng ta thay đổi loại thức ăn đột ngột thì cá sẽ phải mất vài ngày để làm quen với thức ăn mới, vì vậy khi thay đổi loại thức ăn cần giảm lượng

29

thức ăn một vài ngày và theo dõi hoạt động bắt mồi của cá trước khi tăng lượng thức ăn.

- Nếu thức ăn mới không hấp dẫn thì cá cũng sẽ không ăn. 6.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn

- Sự tích tụ chất thải ở nền đáy ao có thể dẫn đến chất lượng nước kém và có thể gây bệnh cho cá.

- Nếu có nghi ngờ và sự xấu đi của nền đáy ao cần:

+ Kiểm tra để có biện pháp xử lý thích hợp, đặc biệt vào những tháng cuối chu kỳ nuôi.

+ Khi này phải giảm lượng thức ăn và cải thiện chất lượng nước. + Phải giảm lượng thức ăn và cải thiện chất lượng môi trường nước. - Nếu có xuất hiện các sinh vật khác trong ao như cá tạp, tôm tạp:

+ Chúng có thể sử dụng thức ăn của cá làm cho chúng ta nhầm tưởng là cho cá ăn thiếu thức ăn.

+ Các sinh vật cạnh tranh này có thể tranh giành oxy, hoặc mang mầm bệnh cho cá nuôi.

- Các thông số về chất lượng nước phải được duy trì ở mức thích hợp cho sự sinh trưởng tối ưu của cá.

* Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn: - Hiệu quả sử dụng thức ăn tốt thể hiện: + Cá lớn nhanh, ít bị bệnh.

+ Lượng thức ăn tiêu tốn ít nhất mà cá lớn nhanh nhất.

+ Chất lượng nước tốt, ít biến đổi; nước không có màu, mùi lạ.

- Nếu chúng ta sử dụng thức ăn tốt, đủ lượng thức ăn, hợp lý thì cá sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh và tiêu tốn ít thức ăn.

- Nếu cho ăn thiếu thức ăn, thức ăn kém chất lượng thì cá sinh trưởng chậm, yếu.

- Nếu cho ăn thừa thức ăn gây lãng phí, ô nhiễm môi trường, cá dễ bị bệnh và hệ số thức ăn cao.

- Vì vậy trong quá trình nuôi:

+ Hàng tháng kiểm tra sinh trưởng của cá để điều chỉnh chất lượng và số lượng thức ăn cho phù hợp.

+ Ghi chép tỷ mỷ lượng thức ăn sử dụng.

+ Thường xuyên theo dõi chất lượng nước, sức khỏe của cá để kịp thời xử lý.

30

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

Câu hỏi 1: Nêu phương pháp xác định số lượng cá có trong ao.

Câu hỏi 2: Nêu phương pháp tính khối lượng thức ăn công nghiệp cho cá ăn trong một ngày và trình bày kỹ thuật cho cá ăn?

2. Bài thực hành

2.1. Bài thực hành số 4.2.1: Thực hiện cho cá ăn thức ăn công nghiệp 3. Kiểm tra:

- Nội dung kiểm tra: chọn vị trí cho ăn và cho cá ăn

C. Ghi nhớ

- Lượng thức ăn cần dùng được xác định dựa vào khẩu phần ăn, khối lượng của cá trong ao và điều kiện thời tiết. Nếu nhiết độ nước quá cao (> 35oC) hoặc quá thấp (<15oC) hoặc mưa to gió lớn thì phải giảm lượng thức ăn xuống ½ hoặc ngừng cho cá ăn.

- Cho ăn phải đảm bảo nguyên tắc 4 định: định chất lượng thức ăn, định vị trí cho ăn, định thời điểm cho ăn và định số lượng thức ăn.

31

Bài 3: Quản lý môi trường ao nuôi Mã bài: MĐ 04-03

Mục tiêu

- Nêu được tiêu chuẩn của một số yếu tố môi trường trong ao nuôi cá chim vây vàng và hiểu được ảnh hưởng của các yếu tố đó đến đời sống của cá chim vây vàng;

- Mô tả được biện pháp xử lý một số yếu tố môi trường; - Trình bày được biện pháp kiểm tra an toàn ao nuôi;

- Đo và xử lý được chỉ số màu nước, nhiệt độ, độ pH, hàm lượng một số chất khí hòa tan trong ao cá;

- Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật.

A. Nội dung

Một phần của tài liệu giáo trình chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)