Hàng ngày kiểm tra ao để biết màu nước, sức ăn của cá để điều chỉnh cho phù hợp.
Kiểm tra đột xuất khi có mưa to, gió lớn hoặc thời tiết thay đổi bất thường để có biện pháp khắc phục kịp thời cho ao nuôi.
Khi thấy mực nước trong ao thấp, tiến hành cấp nước bổ sung để đảm bảo duy trì mực nước từ 1,5m trở lên.
Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra rào chắn ao nuôi nhằm phòng chống các loại địch hại trực tiếp của cá như rái cá, rắn…, bắt trộm cá.
Trong quá trình nuôi cần ghi chép nhật ký theo dõi và xử lý môi trường ao nuôi cá trong suốt vụ nuôi, có thể ghi chép các thông tin theo mẫu sau:
61
+ Thông tin hàng ngày: kết quả kiểm tra oxy hòa tan, pH, nhiệt độ...
+ Thông tin kiểm tra định kỳ 1 tuần/lần: mức độ nhiễm bẩn, màu nước, độ trong.
+ Ngày xử lý chất thải + Cách xử lý chất thải.
+ Đánh giá chất lượng nước thải trước và sau khi thải bằng cảm quan, độ trong, màu nước, hàm lượng oxy.
62
Bảng 4.3.5. Bảng theo dõi môi trường nuôi ao Ngày nuôi Ngày pH Oxy hòa tan (mg/l) Nhiệt độ (0C) Độ mặn (‰) NH3 (mg/l) H2S (mg/l) Độ trong (cm) Mức độ ô nhiễm Biện pháp xử lý Hiệu quả sau xử lý Ghi chú 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 …….. Tổng
63
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi
Câu 1: Nêu ảnh hưởng của pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan đến đời sống của cá chim vây vàng?
Câu 2: Mô tả cách đo và biện pháp quản lý pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan, màu nước trong ao nuôi cá chim vây vàng?
2. Bài thực hành
2.1. Bài thực hành số 4.3.1: Xác định hàm lượng H2S, NH3 trong ao nuôi cá chim vây vàng.
2.2. Bài thực hành số 4.3.2: Với các chỉ số môi trường xác định được ở bài tập 4.3.1, môi trường đó có phù hợp với nuôi cá chim vây vàng không? Xử lý các yếu tố môi trường đó.
3. Kiểm tra
Nội dung kiểm tra: Đo và xử lý các yếu tố môi trường trong ao nuôi cá: độ pH, hàm lượng oxy hòa tan
C. Ghi nhớ
- Để đảm bảo chất lượng nước ao nuôi cá cần:
+ Luôn đảm bảo độ sâu mực nước từ 1,5 - 2m, các ngày nóng hoặc lạnh quá đảm bảo mực nước từ 2 m trở lên.
+ Định kỳ thay nước hàng tháng với lượng từ 30 – 50 % khối lượng nước trong ao.
+ Định kỳ bón chế phẩm vi sinh để ổn định môi trường ao nuôi.
+ Hàm lượng oxy hòa tan phải duy trì từ 4 mg/l trở lên, nếu thấp hơn phải tiến hành thay nước, bật quạt nước, sử dụng vi sinh…
- Để quản lý được môi trường ao nuôi cá cần thực hiện như sau: xác định chính xác các yếu tố môi trường trong ao, sau đó phải tiến hành xử lý nhanh.
64
Bài 4: Kiểm tra cá định kỳ Mã bài: MĐ 04-04
Trong quá trình nuôi, việc kiểm tra thường xuyên và định kỳ 1 tháng 1 lần kiểm tra cá trong ao nhằm xác định khối lượng trung bình (kích cỡ) của cá, đồng thời kiểm tra tình trạng sức khỏe đàn cá để có sự điều chỉnh thức ăn hàng ngày và áp dụng các biện pháp xử lý kỹ thuật giúp cá tăng trưởng nhanh, hao hụt ít.
Mục tiêu
- Trình bày được các bước kiểm tra sinh trưởng của cá; - Thực hiện được thao tác kiểm tra sinh trưởng của cá.
A. Nội dung