Mức độ hài lòng và trình độ học vấn

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với sản phẩm du lịch biển tại thành phố Đà Nẵng (Trang 64)

6. Nội dung nghiên cứu

3.4.3.2. Mức độ hài lòng và trình độ học vấn

Ta có cặp giả thuyết như sau:

H0: Mức độ hài lòng trung bình đối với sản phẩm du lịch biển tại Đà Nẵng

của các du khách có trình độ học vấn khác nhau là bằng nhau.

H1: Mức độ hài lòng trung bình đối với sản phẩm du lịch biển tại Đà Nẵng

của các du khách có trình độ học vấn khác nhau là không bằng nhau.

Theo kết quả phân tích Oneway ANOVA từ SPSS, ta thấy kết quả kiểm định Levene có Sig. = 0,348 > 0,05 nên ta có thể khẳng định phương sai của các nhóm là bằng nhau, thỏa mãn điều kiện của phân tích ANOVA.

Về kết quả phân tích ANOVA, F = 4,399 và Sig. = 0,005 < 0,05 nên ta bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận giả thiết H1. Điều này có nghĩa là có sự khác biệt về mức độ hài lòng trung bình giữa những du khách có trình độ học vấn khác nhau.

Bảng 3.5. Mức độ hài lòng theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn Mức độ hài lòng trung bình Ý nghĩa

Trên Đại học 4,07 Hài lòng

Đại học 3,90 Hài lòng

Cao đẳng/Trung cấp 4,25 Rất hài lòng

Phổ thông trung học 4,00 Hài lòng

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Theo kết quả phân tích Descriptives (Bảng 3.5), du khách có trình độ

“Trên Đại học”, “Đại học” và “Phổ thông trung học” đều cảm thấy hài lòng với sản phẩm du lịch biển tại Đà Nẵng với mức độ hài lòng trung bình lần lượt là

4,07; 3,90 và 4,00. Đối với du khách có trình độ “Cao đẳng/Trung cấp” thì mức độ hài lòng trung bình đạt 4,25 với ý nghĩa là họ rất hài lòng với sản phẩm du lịch biển tại Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với sản phẩm du lịch biển tại thành phố Đà Nẵng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)