Lựa chọn mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với sản phẩm du lịch biển tại thành phố Đà Nẵng (Trang 40)

6. Nội dung nghiên cứu

2.3. Lựa chọn mô hình nghiên cứu

Để có thể nghiên cứu mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với sản phẩm du lịch biển tại Đà Nẵng, mô hình HOLSAT là công cụ đo lường thích hợp nhất. Tuy rằng HOLSAT là một mô hình tương đối mới nhưng nó đã khắc phục được nhược điểm của các mô hình trước đó (IPA, SERVQUAL, SERVPERF) với việc đo lường sự hài lòng dựa trên mối quan hệ giữa cảm nhận và kỳ vọng của du khách. Điều này hoàn toàn phù hợp với định nghĩa về sự hài lòng của du khách được sử dụng trong nghiên cứu này, đó là “kết quả của sự tương tác giữa giá trị cảm nhận và mong đợi của du khách về điểm đến” [11,24] (Pizam, Neumann, Reichel, 1978 và Oliver, 1980).

Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch bao gồm tài nguyên du lịch và các dịch vụ, hàng hoá du lịch. Vì vậy, với khả năng đo lường sự hài lòng của khách du lịch đối với trải nghiệm về kỳ nghỉ của họ ở một điểm đến chứ không phải đối với một nhà cung cấp dịch vụ cụ thể, mô hình HOLSAT là công cụ hoàn toàn phù hợp để đo lường mức độ hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch so với các công cụ chỉ đo lường về chất lượng dịch vụ như SERVQUAL. Hơn nữa, mô hình này tương phản với mô hình SERVQUAL khi không sử dụng một danh sách cố định các thuộc tính chung cho tất cả các điểm đến. Điều này đảm bảo rằng các thuộc tính đang được sử dụng là thích hợp nhất đối với từng điểm đến đang được nghiên cứu.

Ngoài ra, mô hình HOLSAT còn sử dụng kết hợp cả hai loại thuộc tính khi mô tả về các đặc tính chủ chốt của điếm đến, đó là thuộc tính tích cực và thuộc tính tiêu cực. Như vậy, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến một trải nghiệm kỳ nghỉ. Không những thế, điều này còn giúp các nhà quản trị hiểu biết về nguồn gốc, nguyên nhân của sự không hài lòng, từ đó đưa ra những phương hướng để cải thiện và nâng cao sự hài lòng của du khách.

Mô hình HOLSAT được Tribe và Snaith sử dụng đầu tiên vào năm 1998 để đo lường sự hài lòng của du khách đối với kỳ nghỉ ở một điểm đến bao gồm 06 thành phần chính:

Thành phần 1: Tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất kỹ thuật (The physical resort and facilities)

Thành phần 2: Môi trường xung quanh (Ambiance)

Thành phần 3: Các dịch vụ giải trí ăn uống, mua sắm (Restaurants, bars,

shops and nightlife)

Thành phần 4: Vận chuyển (Transfers)

Thành phần 5: Di sản và văn hóa (Heritage and culture)

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với sản phẩm du lịch biển tại thành phố Đà Nẵng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)