Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 63)

11. Cấu trúc luận văn

2.5.2. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường

* Hệ thống cấp nƣớc

Tính đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 24 công trình cấp nước sạch có công suất từ 40 m3/ngày/đêm - 1.800m3/ngày đêm tại 21/21 xã, thị trấn, trong đó có

21 công trình đã đi vào sử dụng và 3 công trình đang xây dựng. Các công trình cấp nước sạch tập trung được phát triển mạnh với 3 mô hình (mô hình do UBND xã quản lý; do thôn, HTX quản lý; do các Công ty nước sạch quản lý).

Các công trình cấp nước bao gồm những bể chứa nước sạch tập trung, các bể lọc nước, các bể trữ nước mưa, giếng đào, giếng khoan… Tính đến năm 2013 tỷ lệ hộ dân trong vùng được dùng nước sạch đã đạt 92,25% (trong đó có trên 60% số hộ dân sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung, còn lại sử dụng nước hợp vệ sinh từ nguồn lắng lọc từ nước giếng, nước sông, nước thuỷ lợi) [75].

* Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường

Hệ thống thoát nước mưa của huyện bao gồm các loại cống tròn bê tông cốt thép, cống hộp và mương có nắp đan. Toàn huyện có 2 cống thoát lũ (Mai Phương, Địch Lộng); 27 trạm bơm với 119 máy từ 1.000-8.000 m3/h; 8 điếm canh đê... Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt của huyện vẫn được sử dụng chung. Hiện nay mới có khu công nghiệp Gián Khẩu đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải dự kiến hoàn thành vào năm 2014 còn phần lớn các loại nước thải hầu như chưa được xử lý đến giới hạn cho phép và thường được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông ảnh hưởng không ít đến môi trường đô thị.

Hiện tại rác thải sinh hoạt và rác thải du lịch khu vực thị trấn Me và một số khu du lịch đã được thu gom, xử lý tại các bãi chôn lấp đặt tại các xã: Gia Thanh (3.000m2), Gia Phương (1.200m2), Gia Hòa (6.000m2), thị trấn Me (4.000m2), có tổng diện tích khoảng 1,42ha; công nghệ sử dụng hiện tại là đổ đống lộ thiên và đốt tại chỗ để tiêu hủy rác khi đầy. Riêng rác thải ở khu vực chùa Bái Đính được công ty vệ sinh môi trường thu gom và đem xử lý ở nhà máy xử lý rác thải Tam Điệp. Ở khu vực nông thôn rác thải rắn được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp kết hợp với đốt thủ công. Đối với chất thải công nghiệp và chất thải y tế không độc hại phát sinh được các đơn vị tự thu gom, phân loại, một phần được tái chế và một phần được ký hợp đồng với các công ty môi trường đô thị vận chuyển, xử lý. Riêng chất thải y tế nguy hại và chất thải rắn nguy hại được thu gom đưa vào thùng chứa chuyển về nơi tập kết và xử lý khu vực Bắc Bộ [44].

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)