11. Cấu trúc luận văn
3.3.7. Giải pháp về đầu tư, phát triển du lịch
Để phát triển du lịch bền vững huyện Gia Viễn cần xây dựng các kế hoạch đầu tư đồng bộ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính (cả trong nước lẫn nước ngoài) đầu tư vào phát triển du lịch ở vùng. Huyện cần tạo vốn đầu tư từ nhiều nguồn như: vốn đầu tư từ nguồn tích luỹ GDP du lịch, vốn vay ngân hàng trong nước, vốn trong dân, vốn ngân sách Nhà nước, vốn FDI và vốn ODA để đầu tư xây dựng, cải tiến cơ sở hạ tầng du lịch như hệ thống nhà hàng, khách sạn; mạng lưới đường giao thông, bưu chính viễn thông, vệ sinh công cộng; tôn tạo, bảo vệ
khu ngập nước nội địa Vân Long, các di tích văn hóa, lịch sử, các làng nghề truyền thống; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, chú trọng đối với việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch…
Xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn và cho phép các thành phần kinh tế (nhất là khu vực tư nhân) tham gia vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch dưới các hình thức BOT, BTO, BT,... để thu hút vốn đầu tư trong nước, phát huy nội lực, rút ngắn thời gian thi công công trình, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Để thu hút các nguồn vốn đầu tư này huyện phải có những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sau:
- Huyện Gia Viễn cũng cần có chính sách khuyến khích, đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút được các nhà đầu tư. Đảm bảo sự công bằng và điều hòa quyền lợi trong quá trình đầu tư khai thác kinh doanh giữa các chủ đầu tư, chủ thể quản lí lãnh thổ hành chính, chủ thể có quyền sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên đất, rừng… và cộng đồng dân cư địa phương đảm bảo được sự thống nhất về quản lí khai thác tài nguyên theo qui hoạch du lịch đã được phê duyệt.
- Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, ưu tiên, miễn giảm thuế, cho chậm tiền thuế, giảm tiền thuế đất, cho vay với lãi xuất ưu đãi đối với các dự án đầu tư theo danh mục đã xây dựng, các dự án đầu tư vào các vùng còn hoang sơ, đối với các hình thức và kinh doanh du lịch mới có khả năng tăng thời gian lưu trú của khách; ưu tiên giảm thuế nhập khẩu với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được; miễn giảm thuế đối với ngành sản xuất hàng lưu niệm cho khách và cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng chế độ ưu đãi khuyến khích xuất khẩu. Có chế độ hợp lý về thuế, về giá điện nước trong kinh doanh khách sạn; rà soát, điều chỉnh phương pháp tính thuế, các loại phí, lệ phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch; áp dụng thống nhất chính sách giá trong cả huyện.