11. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Số lượng khách du lịch
Lượng khách đến Gia Viễn liên tục tăng lên từ 40.391 lượt khách vào năm 2004 lên đến 1.002.928 lượt vào năm 2012; Năm 2013 là 1.550.274, tăng khoảng 38,4 lần so với năm 2004. Trong 10 năm trở lại đây số khách du lịch đến huyện Gia Viễn chiếm trung bình 15,6% tổng số khách du lịch của toàn tỉnh Ninh Bình. Đây không phải là con số cao, nhưng cũng là một dấu hiệu đáng mừng của ngành du lịch địa phương.
Hình 2.1. Tỷ lệ khách du lịch đến huyện Gia Viễn so với tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2003 - 2013
( Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở số liệu của Cục Thống kê Ninh Bình)
Lượng khách du lịch đến huyện Gia Viễn đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu khách đến Ninh Binh. Nếu như năm 2005 trở về trước khách du lịch đến huyện Gia Viễn chỉ chiếm 5,7% lượng khách đến tỉnh Ninh Bình thì đến 2007 chiếm 9,8%; năm 2008 là 12,7% và năm 2009 là 14,1%. Đặc biệt là từ năm 2010 ngành du lịch của huyện Gia Viễn đã khẳng định được vị thế của mình trong cơ cấu du lịch của tỉnh Ninh Bình: Năm 2010 là 25,4%, năm 2011 là 24,4%, năm 2012 là 27,0% và năm 2013 là 35,3% (hình 2.1).
Tốc độ tăng trưởng số lượng khách du lịch của huyện Gia Viễn trong giai đoạn 2004 - 2013 liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, đạt bình quân 59,18%.
Bảng 2.1. Lượng khách du lịch đến Gia Viễn giai đoạn 2004 - 2013 Đơn vi ̣ tính: Ngàn lượt khách
(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở số liệu của Cục Thống kê Ninh Bình)
- Khách nội địa:
Dựa vào bảng 2.1 ta thấy năm 2004, Gia Viễn mới đón được 21.676 lượt khách nội địa thì ước tính đến năm 2013 đón được gần 1,5 triệu lượt khách (Năm 2013 là số liệu ước tính). Tuy nhiên lượng khách nội địa đến Gia Viễn không đều qua các năm. Trong đó năm 2004 được coi là năm khởi đầu cho sự gia tăng đột biến
Năm Tổng số khách du li ̣ch Khách nội địa Khách quốc tế
Số lượng (lượt khách) % tăng so với năm trước Số lượng (lượt khách) % tăng so với năm trước Số lượng (lượt khách) % tăng so với năm trước 2003 22.478 - 15996 - 6.482 - 2004 40.391 79,69 21.676 35,51 18.715 188,7 2005 57.620 42,66 31.420 29,9 26.200 40 2006 71.328 23,79 41.221 31,2 30.107 12,98 2007 148.432 108,1 112.229 172,26 36.203 20,25 2008 240.686 62,2 172.361 53,58 68.325 88,73 2009 336.960 40 241.305 40 95.655 40 2010 842.401 150 603.264 161,19 239.137 150 2011 879.770 4,44 834.229 38,29 45.541 -80,96 2012 1.002.928 14 950.556 13,94 52.372 15 *2013 1.550.274 54,57 1.487.971 56,53 62.303 18,96 2003- 2013 57,95 59,18 49,37
về số lượng khách nộị địa từ 22.478 lượt khách (năm 2003) đã tăng lên 40.391 lượt vào năm 2004, tăng 79,69%. Nguyên nhân là vào năm 2003 khu chùa Bái Đính đã bắt đầu khởi công xây dựng và tạo được “tiếng vang” rất lớn. Bên cạnh đó những điểm du lịch khác ở trong huyện như Vân Long, Kênh Gà cũng đã chú ý hơn đến việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của mình ra bên ngoài nên lượng khách đến Gia Viễn ngày càng đông. Dựa vào những thế mạnh đã có từ năm 2004 đến năm 2006 lượng khách nội địa đến Gia Viễn luôn tăng trưởng một cách ổn đinh: năm 2005 so với năm 2004 là 42,66%, năm 2006 so với năm 2005 là 23,79%.
Năm 2007 so với năm 2006, lượng khách du lịch nội địa đến Gia Viễn tăng 172,26% bởi vì chùa Bái Đính lúc này đã hoàn thành được những hạng mục cơ bản và được xác lập những kỷ lục như chùa có tượng phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam, chùa có tháp chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam… cùng với những thông tin về khu chùa và các sự kiện liên tục được đăng tải trên báo chí và các chủ đề nóng như: Chuyện “không tin nổi” về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ, “Hạ Long trên cạn” và ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, Chùa Bái Đính - ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam… Huyện Gia Viễn lúc này đã được biết đến như “một hiện tượng mới” nhưng đầy hấp dẫn của tỉnh Ninh Bình.
Mặc dù năm 2008 bắt đầu nổ ra cuô ̣c khủng hoảng kinh tế thế giới và các dịch bệnh lạ như bệnh bê ̣nh cúm A/H1N1 làm người dân dè dặt hơn trong việc tham gia các hoạt động du lịch nhưng lượng khách đến Gia Viễn vẫn tăng lên rất cao do sức hấp dẫn của chùa Bái Đính và Vân Long: năm 2008 so với năm 2007 tốc là 53,58% (tương ứng với 60.132 lượt khách), năm 2009 so với năm 2008 tốc độ tăng trưởng khách bình quân là 40% (tương ứng với số khách tăng 68.944 lượt).
Năm 2010 là năm cả nước diễn ra nhiều sự kiện lớn đặc biệt là đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long mà Ninh Bình và Hà Nội vinh dự là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa chính chào mừng đại lễ lớn này. Cũng trong năm 2010 diễn ra lễ cung nghinh ngọc xá lợi Phật từ Ấn Độ về lưu giữ tại điện Tam Thế của chùa Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Những điều kiện thuận lợi này đã thu hút lượng khách rất lớn đến Ninh Bình nói chung và huyện Gia Viễn nói riêng. Tốc độ
tăng trưởng khách bình quân năm 2010 tăng vọt so với năm 2009 là 161,19% (tương ứng với số khách tăng 361.959 lượt).
Từ năm 2011 đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng lượng khách nội địa có giảm xuống. Năm 2011 so với năm 2010 là 38,29%, năm 2012 so với năm 2011 là 13,94%. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế của thế giới từ năm 2011 đã kéo theo những khó khăn trong nền kinh tế của Việt Nam trong 3 năm trở lại đây: thị trường tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân gian giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại... Những khó khăn này khiến người dân phải “thắt chặt” chi tiêu, hoạt động du lịch cũng vì thế mà bị hạn chế. Năm 2013 cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, khách nội địa đến Gia Viễn cũng tăng lên 56,53% so với năm 2012.
- Khách quốc tế:
Lươ ̣ng khách du li ̣ch quốc tế đến Gia Viễn trong thời gian qua (2004 - 2013) đa ̣t tốc đô ̣ tăng trưởng trung bình 49,37%/năm. Tốc độ tăng trưởng này cũng không ổn định qua các năm, thậm chí vào năm 2011 lượng khách quốc tế đến Gia Viễn giảm mạnh đến 80,96% so với năm 2010.
Bắt đầu từ năm 2000, nhất là hai năm 2003 và năm 2004 mặc dù ngành du lịch thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ các thảm họa thiên nhiên như sóng thần, bão lụt, dịch bệnh (SARS và cúm gia cầm), cùng với tình hình an ninh chính trị trên thế giới bị đe dọa bởi nạn khủng bố, bạo động, chiến tranh khu vực... nhưng Việt Nam đang bước vào thời kỳ chính trị ổn định, đảm bảo trật tự an ninh, đang có tốc độ phát triển kinh tế khá. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế được dịch SARS. Chính vì vậy Việt Nam luôn là điểm đến an toàn của khách du lịch và cả đầu tư nước ngoài [70, tr.44]. Ninh Bình nói chung và huyện Gia Viễn nói riêng cũng tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, hoàn thiện các công trình dịch vụ, nhiều khu vực cảnh quan có giá trị cao về đa dạng sinh học được phát hiện và đưa vào khai thác phục vụ du lịch.... Kết quả năm 2004 lượng khách quốc tế đến Gia Viễn tăng vọt, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân so với năm 2003 là 188,7%, tương ứng với lượng khách tăng lên 12.263 lượt, xấp xỉ 2,9
lần. Năm 2005 so với năm 2004, lượng khách quốc tế tăng trưởng 40%, tương ứng với số khách tăng lên 7.485 lượt.
Từ năm 2006 đến năm 2007 lượng khách du lịch quốc tế đến Gia Viễn tăng trưởng chậm hơn so với những năm trước đó : năm 2006 so với năm 2005 là 12,98%, năm 2007 so với cùng kỳ năm 2006 là 20,25%. Nhờ các biện pháp quảng cáo hữu hiệu nên năm 2008 lượng khách quốc tế đến Gia Viễn đã tăng lên 80,73% so với cùng kỳ năm 2007. Lúc này hình thức du lịch cộng đồng khá phát triển ở Vân Long. Du khách quốc tế đến với Vân Long ngoài việc khám phá những cảnh đẹp hoang sơ, kỳ thú của thiên nhiên còn có được những trải nghiệm lý thú về cuộc sống nông nghiệp của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Chính vì sự hấp dẫn này nên mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho người dân hạn chế hơn trong các chuyến du lịch, khách quốc tế vẫn tìm đến tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Gia Viễn nói riêng như một địa chỉ đáng tin cậy. Năm 2009 lượng khách quốc tế tăng lên 40% so với năm 2008. Năm 2010, khủng hoảng kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn kết thúc cùng với những sự kiện văn hóa lớn diễn ra ở Ninh Bình như Chùa Bái Đính vinh dự đón nhận ngọc xá lợi Phật từ Ấn Độ, những hoạt động văn hóa kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội… nên trong năm 2010, lượng khách quốc tế đến Gia Viễn đạt tốc độ tăng trưởng 150% so với năm 2009.
Từ năm 2011, lượng khách quốc tế đến Ninh Bình nói chung và huyện Gia Viễn nói riêng giảm mạnh. Năm 2011 giảm xuống 80,96%. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân chính là năm 2011 là năm đầy khó khăn và biến động đối với nền kinh tế thế giới, một cuộc khủng hoảng kinh tế mới lại xuất hiện khiến khách du lịch quốc tế hầu như cắt giảm các hoạt động du lịch. Đến năm 2012 khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu vẫn chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Nhật, Trung Quốc và EU đối mặt với nhiều thách thức. Từ năm 2012
lượng khách quốc tế đến Gia Viễn đã gia tăng trở lại nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với lượng khách đến Gia Viễn trong giai đoạn 2008 - 2010: Năm 2012 so với năm 2011 là 15%, năm 2013 so với năm 2012 là 18,96%.