11. Cấu trúc luận văn
3.3.9. Giải pháp để xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn cho
Đây là việc góp phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh đẹp của du lịch địa phương. Các cơ quan quản lý du lịch ở huyện Gia Viễn cần có sự phối hợp chặt chẽ với Sở VH-TT&DL và Sở Tài nguyên Môi trường trong công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường du lịch xanh, sạch đẹp nhất là ở các điểm du lịch, đô thị, những vùng phát triển du lịch cộng đồng.
Bên cạnh việc chỉnh trang môi trường cho các khu/điểm du lịch, đô thị thì cần tăng cường cả tính văn minh, hiện đại cho du lịch Gia Via Viễn như xây dựng các hệ thống đèn trang trí, chiếu sáng nghệ thuật cho các di tích, danh thắng để tăng
tính hấp dẫn nhưng lưu ý không được để dẫn đến việc ô nhiễm ánh sáng; nâng cao nhận thức cho người dân tại các khu điểm du lịch về phát triển du lịch; tăng cường giữ gìn trật tự trị an, phối hợp với các lực lượng liên quan kiểm tra, phát hiện và xử lý triệt để những hành vi gian lận, tăng giá, chặt chém, đeo bám, ép khách du lịch.
Tiểu kết chƣơng 3
Huyện Gia Viễn vừa có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, hạ tầng du lịch khá khá thuận lợi cho phát triển du lịch. Trong những năm vừa qua huyện đã tạo dựng được hình ảnh đẹp trong lòng du khách đặc biệt là khách quốc tế nên lượng khách du lịch và doanh thu du lịch liên tục tăng lên. Đây chính là những điểm mạnh tạo nên cơ hội lớn thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên ngành du lịch của huyện cũng đang đứng trước những thách thức chung của ngành du lịch Việt Nam như chưa giải quyết được hài hòa mối quan hệ giữa phát triển du lịch với bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng như những thách thức mang tính đặc thù của địa phương như: khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch chưa hợp lý; chất lượng lao động chưa cao; hoạt động du lịch còn mang tính thời vụ. Để phát triển du lịch bền vững huyện Gia Viễn nên đề ra những định hướng về phát triển các loại hình du lịch đặc trưng như tôn giáo, sinh thái, cộng đồng; hướng tới thị trường khách quốc tế là các nước Tây Âu, Châu Á…; định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển du bền vững trong đó đặc biệt quan tâm đến chất lượng môi trường du lịch và lợi ích của cộng đồng địa phương được hưởng từ hoạt động du lịch.
KẾT LUẬN
Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng quyết định sự hình thành và phát triển du lịch ở huyện Gia Viễn. Hiện nay huyện có gần 70 di tích văn hóa, lịch sử trong đó có 32 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và 13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia như: chùa Bái Đính, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, suối khoáng nóng Kênh Gà… cùng với hàng chục lễ hội tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước ở đồng bằng sông Hồng như: lễ hội bến nổi, mùa xuân ở xã Gia Vân; lễ hội chùa Địch Lộng ở xã Gia Thanh; lễ hội chùa Bái Đính ở xã Gia Sinh… Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch văn hóa, tâm linh và đặc biệt là hình thức du lịch cộng đồng - một hình thức du lịch đang phát triển mạnh ở xã Gia Vân, thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế đến Gia Viễn. Tuy nhiên phần lớn những tài nguyên du lịch ở huyện vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa được đưa vào khai thác, sử dụng hợp lý. Một số di tích đã xuất hiện dấu hiệu hư hỏng hoặc bị bê tông hóa do công tác bảo tồn tài nguyên chưa hiệu quả.
Khách du lịch chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển du lịch của địa phương. Số lượng khách, ngày lưu trú của khách và doanh thu du lịch cho thấy hiệu quả của chính sách phát triển du lịch, chất lượng và mức hấp dẫn của sản phẩm du lịch… Từ năm 2003 lượng khách đến Gia Viễn liên tục tăng (tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003 - 2013 là 57,95%), tuy nhiên doanh thu du lịch của huyện tăng trưởng không tương xứng với số lượng khách (tăng trưởng trung bình đạt 33,12%). Doanh thu du lịch phần lớn là từ dịch vụ vận chuyển và lưu trú, doanh thu từ các dịch vụ khác đặc biệt là dịch vụ lữ hành còn rất thấp. Sự mất cân đối trong cơ cấu doanh thu và giữa lượng khách với doanh thu cho thấy ngành du lịch của huyện mới chỉ phát triển trên chiều rộng mà chưa đạt đến bề sâu. Điều này cho thấy chính sách phát triển du lịch của huyện Gia Viễn vẫn chưa hợp lý, chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao đặc biệt là hệ thống nhà hàng, khách sạn dẫn đến khách ít lưu trú tại Gia Viễn. Số ngày lưu trú trung bình của khách chỉ đạt 0,24 ngày/lượt khách. Khi sử dụng thang đo Liker 5 cấp độ để đánh giá mức độ hài lòng của du khách ở huyện Gia Viễn có thể thấy rõ điều này. Khách du lịch khá
hài lòng về: thái độ thân thiện của hướng dẫn viên địa phương và cộng đồng dân cư, cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, môi trường xanh - sạch - đẹp. Giá trị trung bình cho các chỉ số này đều trên 4 trong khi các chỉ số về chất lượng hướng dẫn viên địa phương, về giá cả, chất lượng phòng đều ở mức dưới 4, thậm chí chất lượng phòng còn chưa đạt đến mức 3.
Hiện nay huyện Gia Viễn có hơn 6000 người tham gia hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, trong đó số lao động tham gia trực tiếp gần 3400 người với thu nhập trung bình gần 26 triệu đồng/người/năm. Ngoài việc đóng ngân sách nhà nước huyện Gia Viễn cũng để lại gần 20% doanh thu để bảo tồn, tôn tạo các di tích, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Kinh tế du lịch đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt của làng quê Gia Viễn: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đặc biệt là phụ nữ và người già (lao động nữ giới chiếm gần 70%, người cao tuổi gần 40% trong cơ cấu lao động làm du lịch ở huyện Gia Viễn); đem lại thu nhập cao cho người dân; bảo tồn văn hóa địa phương… Tuy nhiên người dân vẫn tham gia du lịch ở mức thụ động với mức thu nhập thấp. Một số mâu thuẫn trong việc chưa phân chia lợi ích giữa các đơn vị quản lý du lịch với cộng đồng sở tại cũng bắt đầu xuất hiện. Đây chính là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển du lịch bền vững ở huyện Gia Viễn nếu như không được giải quyết tốt.
Điểm mạnh của huyện Gia Viễn là đã biết khai thác tốt lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là giao thông đường thủy và đường sông cho phát triển du lịch. Huyện lại có nguồn lao động đông đảo và các di tích tự nhiên và nhân văn phong phú, độc đáo để xây dựng nên những sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương. Tuy nhiên ngành du lịch của huyện Gia Viễn vẫn còn những yếu kém trong việc khai thác, bảo vệ tài nguyên; chất lượng của sản phẩm du lịch còn thấp; chưa giải quyết hợp lý được bài toán giữa phát triển du lịch và bảo tồn những nét văn hóa, sinh hoạt truyền thống bản địa; nhận thức về phát triển du lịch của người dân còn hạn chế đặc biệt là những tham gia làm du lịch; hoạt động du lịch vẫn còn mang tính thời vụ… Hiện nay nhu cầu du lịch của người dân đang ngày càng tăng lên, huyện Gia Viễn cũng đã tạo dựng được hình ảnh khá tốt trong lòng
khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Là một trong những huyện đi sau về phát triển du lịch so với huyện Hoa Lư, Kim Sơn, thành phố Ninh Bình và các tỉnh khác ở Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh …, huyện Gia Viễn có thể học tập những kinh nghiệm phát triển du lịch của những địa phương đi trước nên quá trình phát triển du lịch cũng ít mắc phải những sai lầm, phấn đấu đạt được các tiêu chí của du lịch bền vững về kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường. Đây chính là những cơ hội lớn mà huyện Gia Viễn cần phải tận dụng để đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Để tăng sức cạnh tranh với các địa phương khác, đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững huyện Gia Viễn cần phảỉ thực hiện các giải pháp phát triển du lịch như: các giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đặc biệt là hệ thống nhà hàng, khách sạn; đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ lao động yêu nghề, giỏi về chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ; các giải pháp thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch; nhóm giải pháp khắc phục tính mùa vụ của hoạt động du lịch… Áp dụng khoa học những giải pháp trên vào tất cả các điểm du lịch ở huyện nhưng tập trung vào những điểm du lịch nổi bật như Bái Đính, Vân Long, Kênh Gà. Để phát triển du lịch bền vững huyện Gia Viễn không nên chỉ chú trọng vào một giải pháp mà phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cơ sở phù hợp với quy hoạch du lịch của địa phương nói riêng và Ninh Bình nói chung trong từng giai đoạn cụ thể.
Là một luận văn ngành Việt Nam học nghiên cứu chủ yếu về không gian văn hóa của huyện Gia Viễn dưới cách tiếp cận của ngành du lịch nên trong luận văn tác giả có nghiên cứu sâu hơn về những biến đổi về văn hóa – xã hội của huyện Gia Viễn dưới tác động của du lịch. Bên cạnh những nguồn tài liệu do các cơ quan ban ngành cung cấp luận văn cũng sử dụng nhiều kết quả trong bảng phỏng vấn của cá nhân. Luận văn mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu bước đầu, vận dụng những cơ sở lý luận về du lịch đặc biệt là du lịch bền vững vào một địa phương cụ thể là huyện Gia Viễn. Việc nghiên cứu chuyên sâu về các điều kiện phát triển du lịch, dự báo số lượng khách, doanh thu du lịch, ngày lưu trú, khả năng tải và vòng đời của các điểm du lịch ở huyện Gia Viễn cần sự đánh giá, nhận định của các chuyên gia về du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb TP Hồ Chí Minh. 2. Trần Đình Ba (2009), Gương sáng nữ Việt, Nxb Lao động.
3. Ban tuyên giáo tỉnh ủy (2008), Tài liệu hội thảo về các biện pháp PTBV Du lịch Ninh Bình, Thành phố Ninh Bình.
4. Bảo tàng Dân tộc học, Văn hóa các dân tộc Việt Nam (1998), Nxb Văn hóa dân tộc.
5. Lã Đăng Bật (2007), Di tích danh thắng Hoa Lư - Ninh Bình, Nxb Văn hóa dân tộc.
6. Nguyễn Thái Bình (2003), “Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí du lịch Việt Nam, (2), tr.2.
7. Nguyễn Thị Kim Cúc (Sưu tầm - Biên soạn) (2011), Hoa lư xưa và nay, Nxb Văn hóa dân tộc.
8. Cục thống kê Ninh Bình (2012), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội Ninh Bình 20 năm, Nxb Thống kê.
9. Cục thống kê Ninh Bình (2012), Niên giám thống kê năm 2012, Nxb Thống kê. 10. Cục Thống kê Ninh Bình (2012), Niên giám thống kê huyện Gia Viễn,, Nxb
Thống Kê
11. Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1993), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Viện NCPTDL, Hà Nội.
12. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2009), Các triều đại Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin.
13. Trần Tiến Dũng (2006), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
14. Thế Đạt (2005), Tài nguyên du lịch Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
15. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội.
16. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Minh Đức (2003), Giáo trình Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, Nxb Giáo dục.
17. Trương Quang Hải (2014), Đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái ở vùng núi đá vôi tỉnh Ninh Bình, bài viết trong sách 25 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành (Tr.561 - 576), Nxb Thế Giới.
18. Huyện ủy, Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn (2005),
Gia Viễn Lịch sử văn hóa, Công ty in Hoàng Đức, Ninh Bình.
19. Nguyễn Kim Hồng, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Xuân Hậu (1996), Địa lý Du lịch, Nxb TP.HCM.
20. Nguyễn Kim Hồng, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Xuân Hậu (1996), Tài nguyên Du lịch, Cơ sở II Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội. 21. Hoàng Thị Hà My (2005), Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình, Luận văn
thạc sỹ.
22. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb ĐHQG Hà Nội. 23. Đinh Trung Kiên (2003), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội
24. Lạc Việt, sách kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (2009), Chùa Hà Nội, Nxb Hà Nội.
25. Đặng Duy Lợi (1995), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Luận án phó tiến sĩ địa lý, Đại học sư phạm Hà Nội.
26. Phạm Trung Lương (1998), Điều tra nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường - Phương pháp luận và phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, Viện nghiên cứu Phát triển du lịch, Hà Nội.
27. Phạm Trung Lương (1997), Đánh giá tác động môi trường trong phát triển du lịch ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo lần thứ nhất về "Đánh giá tác động môi trường", Trung tâm KHTN và CNQG, Hà Nội.
28. Phạm Trung Lương (2005), “Thực trạng và những vấn đề phát triển du lịch bền vững”, Tạp chí du lịch Việt Nam (1), Trang 48 - 50.
29. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục.
30. Nguyễn Tử Mẫn (2001), Ninh Bình toàn tỉnh địa chí khảo biên, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Phạm Đình Nhân (2001), Di tích và danh thắng Ninh Bình, Trung tâm UNECO thông tin tư liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam, Hà Nội.
32. Trần Nhoãn (2005), Tổng quan du lịch, NXB Trường Đại học Văn hoá Hà Nội 33. Nguyễn Quang Ngọc (2010), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb giáo dục. 34. Hoàng Thanh Phong (20120, Nghiên cứu thực trạng du lịch cộng đồng tại
khu du lịch sinh thái Vân Long, Đề tài khoa học nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Vân Long, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình, Ninh Bình.
35. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Du lịch. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2006), Những vấn đề môi trường trong phát triển bền vững ở Ninh Bình, Báo nhân dân số ra ngày 5/02/2006
37. Nguyễn Bích San (cb) (2000), Cẩm nang hướng dẫn du lịch, Nxb Văn hóa Thông tin.
38. Nguyễn Đình Sơn (2007), Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng an ninh, Luận án tiến sĩ kinh tế.
39. Hoàng Thiếu Sơn, Nguyễn Thị Bảo Kim (1991), Việt Nam non xanh nước biếc, Nxb Giáo dục.
40. Tỉnh ủy Ninh Bình - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh (2012), Tài liệu hội thảo Ninh Bình 20 năm đổi mới và phát triển, Ninh Bình. 41. Tỉnh uỷ Ninh Bình (2001), Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 18/12/2001 của Ban
42. Tỉnh uỷ Ninh Bình (2006), Thông báo số 192/TB-TU ngày 28/7/2006 của