Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 115)

11. Cấu trúc luận văn

3.3.3.Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Để nâng cao chất lượng dịch vụ các điểm đến, cần có giải pháp tổng thể, bao gồm cả đầu tư cơ sở hạ tầng bên ngoài như đường sá, hệ thống vệ sinh công cộng, các dịch vụ y tế, an ninh… và đầu tư bên trong như dịch vụ, sản phẩm du lịch, con người hướng tới:

- Xây dựng sản phẩm hàng lưu niệm mang tính đặc trưng riêng của địa phương như nón lá Gia Lập, đá mỹ nghệ Gia Sinh, sản phẩm thêu tay Liên Sơn.... Các sản phẩm này phải đa dạng, không ngừng cải tiến mẫu mã, kiểu dáng và nâng cao chất lượng sản phẩm, nên in logo hình ảnh du lịch của địa phương để hấp dẫn khách du lịch.

- Hướng tới phát triển các sản phẩm du lịch thế mạnh của địa phương như du lịch tôn giáo, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chữa bệnh kết hợp với xây dựng thêm các trung tâm mua sắm, các dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách. Tiếp tục phát triển và nhân rộng hình thức du lịch cộng đồng ở Gia Vân, đưa thêm các sản phẩm du lịch văn hóa vào các chương trình du lịch để tăng tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh với các địa phương khác. Giá các dịch vụ ở các điểm du lịch như Vân Long, Kênh Gà, Địch Lộng, chùa Bái Đính, Thung Lau… phải được niêm yết và công bố công khai cho du khách.

- Các phương tiện giao thông như ô tô, xe điện, thuyền, cano ở chùa Bái Đính, Kênh Gà, Vân Long, thị trấn Me… phục vụ cho hoạt động du lịch cũng nên được đầu tư đồng bộ, hiện đại, ô tô trở khách phải có những tiện nghi tối thiểu như hệ thống điều hòa nhiệt độ, hệ thống âm thanh sống động để khách thư giãn, có dịch vụ cung cấp nước uống, thức ăn nhẹ, hệ thống nhà vệ sinh…. Đội ngũ lái xe phải chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, được trang bị nghiệp vụ du lịch, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ để khi cần có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Cần xây dựng, quy hoạch lại các bãi đỗ xe ở Vân Long, kênh Gà, Địch Lộng cho sạch sẽ, kiên cố và các

trạm dừng chân dọc đường cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn. Ở các trạm dừng chân này phải có phong cảnh đẹp, trang bị đầy đủ các dịch vụ, bầy bán các đặc sản của địa phương như mắm tép, cơm cháy, các sản phẩm thêu tay… có cả dịch vụ ăn uống, có nhà vệ sinh và kết hợp với biển báo, biển chỉ dẫn du lịch cho du khách…

- Bên cạnh đó cũng cần tăng cường sự liên kết với các điểm du lịch trong tỉnh Ninh Bình và các tỉnh lân cận; Đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu du lịch và triển du lịch với bảo vệ tài nguyên, môi trường và bảo tồn các giá trị văn hóa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 115)