Quản lý khoản phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu thép cơ khí (Trang 78)

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

3.2.2. Quản lý khoản phải thu khách hàng

Qua sự phân tích khoản mục Phải thu khách hàng ở phần trên, ta có thể thấy trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2013, số tiền mà doanh nghiệp chưa thu được tăng từ 2,8 tỷ đồng lên mức 9,6 tỷ đồng do trong khoảng thời gian này, chính sách bán chịu đã có sự thay đổi. Khoảng thời gian khách hàng được trả chậm sau khi bàn giao công trình được kéo dài hơn so với năm 2011. Sự nới lỏng trong chính sách bán hàng trả chậm giúp doanh thu bán hàng tăng, tuy nhiên khoản phải thu khách hàng cũng từ đó mà tăng theo, mang lại nhiều rủi ro hơn. Bên cạnh đó, điều này còn cho thấy rằng số vốn mà công ty bị chiếm dụng không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về thời gian. Bởi vậy, công ty nên có những giải pháp nhằm giảm khoản mục phải thu khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng thu hồi nợ, giảm lượng vốn bị chiếm dụng và tránh gặp phải trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán.

Để có thể giúp công ty quản lý khoản phải thu khách hàng tốt hơn, giảm rủi ro tiền hàng không thể thu hồi, ta có thể sử dụng mô hình điểm số của Altman:

Z = 1,2X , X , X , X X

Trong đó:

X ốn lưu động ổng tài sản X ợi nhuận gi lại

X ợi nhuận trước thuế và l i vay ổng tài sản X ốn chủ s h u ổng nợ X Doanh thu ổng tài sản

Giá trị của Z càng cao, chứng tỏ rủi ro càng thấp và ngược lại. Giá trị này được chia ra thành các trường hợp sau:

- Z > 2,99: Khách hàng nằm trong vùng an toàn.

- 1,81 < Z < 2,99: Khách hàng nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

- Z < 1,81: khách hàng nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ mất khả năng thanh toán cao.

Dựa vào giá trị của Z, công ty có thể đưa ra quyết định có bán hàng trả chậm cho khách hàng hay không. Cụ thể, đối với nhóm khách hàng có giá trị Z > 2,99; công ty có thể áp dụng hình thức bán hàng trả chậm. Với nhóm khách hàng có giá trị Z nhỏ hơn 2,99 và lớn hơn 1,81; công ty nên xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng để có được quyết định an toàn. Cuối cùng, đối với khách hàng có giá trị Z < 1,81; công ty không nên áp dụng chính sách bán hàng trả chậm vì đây là loại khách hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Một trong những khách hàng quen thuộc của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí là Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát. Đây là công ty có lĩnh vực kinh doanh bao gồm kinh doanh thiết bị phụ tùng, nội thất, điện lạnh và kinh doanh thép. Để có thể đánh giá và đưa ra quyết định bán chịu cho công ty, ta vận dụng mô hình Altman:

X ốn lưu động ổng tài sản

, X ợi nhuận gi lại

ổng tài sản

, X ợi nhuận trước thuế và l i vay

ổng tài sản , X ốn chủ s h u ổng nợ , X Doanh thu ổng tài sản ,

80

 Z = 1,2 x 0,05 + 1,4 x 0,11 + 3,3 x 0,09 + 0,6 x 0,70 + 1 x 0,82 = 1,75

Ta có giá trị Z của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát là 1,75; nhỏ hơn 1,81. Theo lý thuyết, điều này có nghĩa công ty này đang nằm trong vùng nguy hiểm và có nguy cơ mất khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát là một trong những công ty lớn thường xuyên có hoạt động đặt hàng tại doanh nghiệp và có uy tín cao trong nhiều năm. Bởi vậy các hợp đồng đặt hàng cũng như thời hạn trả chậm vẫn được duy trì như các năm trước. Tuy nhiên, công ty nên theo dõi và tính toán thường xuyên để đánh giá khả năng thanh toán của Hòa Phát, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu thép cơ khí (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)