Phân tích đòn bẩy

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu thép cơ khí (Trang 25)

a. Đòn bẩy hoạt động (DOL – Degree of Operating Leverage)

Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định so với chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Trong đó, chi phí hoạt động cố định là chi phí không thay đổi khi số lượng thay đổi như: chi phí khấu hao, bảo hiểm, một bộ phận chi phí điện nước, một bộ phận chi phí quản lý… Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi khi số lượng thay đổi như: chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, hoa hồng bán hàng, một phần chi phí quản lý hành chính…

Trong kinh doanh, doanh nghiệp đầu tư chi phí cố định với hi vọng số lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí. Chi phí cố định đóng vai trò như một chiếc đòn bẩy trong cơ học, gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ để khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, yếu tố công nghệ và các quy định của pháp luật là những yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy hoạt động.

Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, người ta thường sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động. Độ bẩy hoạt động (DOL) là tỷ lệ phần tram thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) do sự thay đổi 1% sản lượng hoặc doanh thu.

Độ bẩy hoạt động ở mức sản lượng Q hoặc doanh thu S = EBI Q ho c

Công thức tính DOL theo sản lượng Q:

=

Công thức tính DOL theo sản lượng thường chỉ thích hợp cho các công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có tính đơn chiếc. Đối với những công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm, nên sử dụng cách tính DOL theo doanh thu S.

Khi áp dụng phương pháp phân tích đòn bẩy cần nêu rõ độ bẩy ở mức sản lượng hoặc doanh thu nào bởi độ bẩy khác nhau ở mức sản lượng hoặc doanh thu khác nhau.

26

Tại khối lượng bán hàng khác nhau, cơ cấu chi phí khác nhau thì mức độ nhạy cảm của lợi nhuận và biến động của khối lượng sản phẩm tiêu thụ là khác nhau. Định phí đóng vai trò quan trọng trong việc khuếch đại lợi nhuận cũng như rủi ro của doanh nghiệp. Chi phí cố định càng lớn hơn so với chi phí biến đổi thì độ bẩy hoạt động sẽ càng cao, kéo theo sự gia tăng nhanh của EBIT; nhưng nếu doanh số giảm thì EBIT sẽ giảm nhanh chóng. Điều này thể hiện mức độ nhạy cảm của EBIT với khối lượng sản phẩm tiêu thụ càng lớn, rủi ro sẽ càng cao. Bởi vậy, cần xác định rõ ràng phương hướng tăng giảm về doanh số để xác định tỷ lệ đòn bẩy hoạt động phù hợp.

b.Đòn bẩy tài chính (DFL – Degree of Financial Leverage)

Đòn bẩy tài chính là mức độ mà theo đó, các chứng khoán có thu nhập cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính với hi vọng gia tăng được lợi nhuận cho cổ đông thường. Khi một công ty sử dụng nợ vay, công ty có trách nhiệm thanh toán lãi và hoàn trả gốc vay. Nếu lợi nhuận tăng lên, chủ nợ sẽ tiếp tục nhận được phần lợi tức theo lãi suất đã được ấn định. Vì vậy, đòn bẩy tài chính là công cụ sử dụng nợ vay hoặc các nguồn tài trợ có chi phí lãi vay tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời của các nhà đầu tư.

c độ sử ng đ n y tài chính Nợ phải trả ổng nguồn vốn

Độ bẩy tài chính (DFL) là một chỉ số định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi, nó thể hiện sức mạnh của đòn bẩy tài chính. Độ bẩy tài chính ở một mức độ nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của EPS khi EBIT thay đổi 1%.

Độ y tài chính DF EP EBI

EBI

EBI I PD t

Trong đó: I: Chi phí lãi vay PD: Tài trợ bằng nợ

Khi tài trợ từ nợ bằng không (PD = 0) thì độ bẩy tài chính DFL được xác định như sau:

Độ y tài chính DF

Giá trị DFL cho biết khi EBIT thay đổi 1% thì thu nhập trên mỗi cổ phẩn thường sẽ thay đổi DFL%. Đòn bẩy tài chính có những tác động đến chi phí sử dụng vốn, giá cổ phần, lợi nhuận và rủi ro.

c. Đòn bẩy tổng hợp (DTL – Degree of Total Leverage)

Đòn bẩy tổng hợp là sự kết hợp giữa đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động bởi trong thực tế, doanh nghiệp không chỉ sử dụng đơn thuần một loại đòn bẩy hoạt động hay một loại đòn bẩy tài chính mà kết hợp cả 2 loại đòn bẩy nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận VCSH hay thu nhập cho cổ đông. Như vậy, sử dụng đòn bẩy tổng hợp có nghĩa là doanh nghiệp kết hợp chi phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định. Khi sử dụng kết hợp, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính có tác động đến EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi qua 2 bước:

Bước 1: Sản lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi EBIT (tác động của đòn bẩy hoạt động).

Bước 2: EBIT thay đổi làm thay đổi EPS (tác động của đòn bẩy tài chính).

Để đo lường mức độ biến động của EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi, người ta dùng chỉ tiêu độ bẩy tổng hợp (DTL). Độ bẩy tổng hợp phản ánh mức độ nhảy cảm giữa tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) và sự thay đổi sản lượng (hoặc doanh thu).

Độ y tổng hợp D EP Doanh thu

Độ bẩy tổng hợp DTL cho ta biết khi doanh thu thay đổi 1% thì EPS thay đổi DTL%. Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp là thước đo cho phép đánh giá mức độ rủi ro tổng thể của doanh nghiệp bao hàm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

Độ bẩy tổng hợp DTL còn được xác định bởi công thức:

D Q Q P

Q(P F I tPD D EBI FC

EBI I tPD

Ở mỗi mức doanh thu hay sản lượng thì mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu thép cơ khí (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)