Chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu thép cơ khí (Trang 62)

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

2.2.4.2. Chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản

Phân tích các chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản giúp đưa ra các đánh giá về lợi ích có được từ tổng tài sản của doanh nghiệp.

a. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Bảng 2.22. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Doanh thu thuần (Đồng) 78.733.282.467 80.723.217.718 107.385.705.569 Tổng TSNH (Đồng) 54.724.966.075 53.582.909.860 71.592.326.345 Hiệu suất sử dụng TSNH 1,44 1,51 1,50

(Nguồn: Tính toán t BCĐK và Báo cáo KQHĐKD n , ,

Chỉ tiêu này cho biết, 1 đồng được đầu tư vào tài sản ngắn hạn tham gia vào quá trình kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Cụ thể, năm 2012, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty là 1,51. Tăng 0,07 đơn vị so với năm 2011. Ta có thể thấy rõ rằng, tại năm 2012, doanh thu thuần của công ty có biến động tăng so với năm 2011; bên cạnh đó, tổng tài sản ngắn hạn lại có xu hướng giảm nhẹ. Khiến cho hiệu suất này tăng lên. Như vậy, 1 đồng tài sản ngắn hạn bỏ ra ở năm 2012 đem lại hiệu quả cao hơn so với năm 2011. Đến năm 2013, hệ số này đã giảm nhẹ 0,01 đơn vị,

xuống còn 1,50. Lý do khiến hệ số này giảm đi là vì tốc độ tăng của doanh thu thuần trong năm 2013 chậm hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn.

Trái ngược lại với hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty, hiệu suất này đối với toàn ngành luôn có giá trị nhỏ hơn 1 trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Hệ số này lần lượt là 0,74; 0,66 và 0,75. So với toàn ngành, sự chênh lệch trong hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty dao động trong khoảng từ 0,7 đến 0,85 đơn vị. Từ đây có thể thấy rằng việc sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty hiệu quả hơn rất nhiều so với nhiều công ty khác cùng tham gia vào hoạt động sản xuất thép trên thị trường.

b.Vòng quay khoản phải thu và thời gian thu tiền

Bảng 2.23. Vòng quay khoản phải thu và thời gian thu tiền

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vòng quay khoản phải thu (Vòng) 9,69 28,54 11,14 Thời gian thu tiền (Ngày) 37,67 12,79 32,76

(Nguồn: Tính toán t số liệu BCĐK và áo cáo KQHĐKD

Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy rằng vòng quay khoản phải thu ở năm 2012 là cao nhất với 28,54 vòng và giảm xuống còn 11,14 vòng vào năm 2013. Năm 2011, vòng quay khoản phải thu là ít nhất với 9,69 vòng.

Năm 2012 khi nền kinh tế thị trường vẫn còn biến động thất thường, số lượng các doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và phá sản tăng nhiều hơn so với năm 2011, đứng trước nỗi lo khoản nợ xấu có thể gia tăng trong kỳ, công ty đã rút ngắn thời gian thu tiền hàng khiến cho số tiền còn phải thu giảm gần 3 lần so với năm trước đó. Khoản phải thu khách hàng giảm khiến cho số vòng quay khoản phải thu tăng lên, số ngày cho mỗi vòng quay phải thu giảm xuống còn 12,79 ngày; cho thấy tình hình bị chiếm dụng vốn đã giảm tương đối nhanh.

Năm 2013 đánh dấu một tiến triển mới khi kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, kinh tế có bước phục hồi. Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhưng nhờ vào sự chuyển biến của thị trường, công ty đã có những sự thay đổi trong chính sách như nới lỏng thời gian thu nợ từ khách hàng, tiếp tục cho phép các khách hàng thanh toán sớm được hưởng chiết khấu. Những sự thay đổi này đã thu hút sự quan tâm của các nhà xây dựng, đem lại cho công ty một khoản doanh thu thuần tăng đột biến từ 80.723.217.718 đồng tại năm 2012 lên 107.385.705.569 đồng. Do kéo dài thời gian thu tiền hàng nên số tiền còn phải thu khách hàng trong kỳ tăng nhiều hơn so với năm trước, cùng với khoản doanh thu tăng khá cao nên đã có sự tác động giảm đến số vòng quay khoản phải thu, khiến cho thời gian thu tiền cũng tăng mạnh. Thời gian thu tiền kéo dài, chứng tỏ nguồn vốn

64

của công ty bị chiếm dụng lâu. Điều này cũng không hẳn là không phù hợp, bởi hàng hóa mà công ty kinh doanh được làm từ thép. Khả năng để có thể thu hồi một lượng lớn tiền cho một hợp đồng ngay sau khi giao hàng là rất nhỏ. Bởi vậy, để thu hút khách hàng và tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường, công ty tiến hành chính sách nới lỏng tín dụng.

Kết luận: Năm 2013, nhờ vào việc nới lỏng tín dụng, doanh thu thuần của công ty tăng mạnh và khoản phải thu khách hàng cũng tăng mạnh không kém. Tuy nhiên, tín dụng được nới lỏng làm tăng khả năng tồn tại nợ xấu khó đòi trong tương lai. Trong khi năm 2012, công ty thắt chặt tín dụng khiến khoản phải thu khách hàng giảm mạnh, doanh thu thuần của công ty vẫn tăng thêm gần 2 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ việc rút ngắn thời gian thu tiền hàng có sự hợp lý. Bởi vậy, để giảm mức rủi ro có thể gặp phải do không thu được tiền hàng và giảm thời gian bị chiếm dụng vốn, công ty nên xem xét thời gian thu hồi vốn trong bao lâu là hợp lý

c. Vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng hàng tồn kho

Bảng 2.24. Vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng hàng tồn kho của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vòng quay hàng tồn kho (Vòng) 1,68 1,52 1,78 Thời gian vòng quay hàng tồn kho (Ngày) 217,26 240,13 205,06

(Nguồn: Tính toán t BCĐK và Báo cáo KQHĐKD n , ,

Tình hình bán hàng của công ty được nâng cao qua mỗi năm nên giá vốn hàng bán cũng từ đó mà tăng theo. Cùng với sự cải thiện của thị trường, công ty kỳ vọng hàng hóa được tiêu thụ trong năm sẽ cao hơn năm trước nên đã quyết định đầu tư thêm vào hàng tồn kho, khiến cho khoản mục này tăng qua các năm. Năm 2012, giá vốn hàng bán của công ty tăng không nhiều mà giá trị hàng tồn kho tăng tương đối nhanh đã khiến cho vòng quay của hàng tồn kho có sự sụt giảm. Con số này đã được cải thiện khi tình hình kinh doanh của công ty có chuyển biến rất tích cực vào năm 2013. Doanh thu thu về tăng mạnh, cũng kéo theo giá vốn của số hàng hóa đã bán tăng cao. Lượng hàng hóa mà công ty tích trữ cũng tăng mạnh hơn mức tăng của năm 2012. Tuy nhiên, do sức tăng trong giá vốn hàng bán cao hơn, đã giúp cho vòng quay hàng tồn kho tăng lên 1,78 vòng. Số vòng quay tăng cũng đồng nghĩa với thời gian cho mỗi vòng quay giảm. Điều này cho thấy hàng tồn kho của công ty đã tiêu được tiêu thụ nhanh hơn trước.

Tuy nhiên, chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của công ty luôn thấp hơn khá nhiều so với toàn ngành. Cụ thể, từ năm 2011 đến năm 2012, số vòng quay lần lượt là 5,32;

6,37 và 4,41. Vòng quay hàng tồn kho của ngành cao hơn, đồng nghĩa với thời gian cho mỗi vòng quay nhỏ hơn rất nhiều so với công ty. Chứng tỏ, công ty cần có chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý hơn để chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho được cải thiện bởi chỉ tiêu này thấp hơn khá nhiều so với bình quân ngành.

Kết luận: Nhìn chung, thời gian dành cho một vòng quay của hàng tồn kho là khá dài. Điều này là hợp lý bởi công ty chuyên sản xuất kết cấu thép, nhà thép tiền chế… dùng cho xây dựng. Để có thể tiêu thụ hết số hàng hóa có giá trị lớn như vậy không thể trong ngày hôm nay hoặc ngày mai. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2013, thời gian cho mỗi vòng quay này đã giảm hơn 1 tháng, cho thấy chính sách bán hàng mà công ty đang áp dụng là có hiệu quả. Tuy nhiên, việc quản lý hàng tồn kho trong công ty chưa thật sự hiệu quả bởi giá trị hàng lưu kho trong 3 năm cao hơn nhiều so với sự cần thiết thực tế, gây lãng phí nguồn vốn, kéo theo vòng quay hàng tồn kho thấp hơn hẳn so với trung bình ngành. Bởi vậy, công ty nên xác định lượng hàng tồn kho tối ưu để có thể sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tối thiểu chi phí mà vẫn đáp ứng nhu cầu từ các đơn hàng.

d.Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Bảng 2.25. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần (Đồng) 78.733.282.467 80.723.217.718 107.385.705.569 Tổng TSDH (Đồng) 9.589.296.345 14.082.453.154 14.230.181.967 Hiệu suất sử dụng TSDH 8,21 5,73 7,55

(Nguồn: Tính toán t BCĐK và Báo cáo KQHĐKD n , ,

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản dài hạn tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Có thể thấy rằng, chỉ tiêu doanh thu thuần và chỉ tiêu tổng tài sản dài hạn trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 luôn có xu hướng tăng. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn lại không có sự biến động ổn định như vậy.

Năm 2012 công ty có hoạt động đầu tư tương đối lớn vào các máy móc và thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, khiến cho tổng tài sản dài hạn của công ty tăng mạnh. Mặt khác, nền kinh tế còn đang trong giai đoạn khó khăn, không có nhiều thuận lợi cho các ngành vật liệu bao gồm cả ngành thép, khiến cho doanh thu trung bình của ngành có xu hướng giảm. Tuy nhiên, nhờ vào các chính sách bán hàng hợp lý đối với thị trường, doanh thu thuần trong năm 2012 vẫn có sự chuyển biến tăng mặc dù chỉ

66

tăng nhẹ thay vì tăng mạnh như tổng giá trị tài sản dài hạn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn trong năm 2012 giảm 2,48 đồng so với năm 2011.

Việc đầu tư vào tài sản dài hạn trong năm 2013 không còn nhiều như năm trước nên giá trị của khoản này gia tăng không nhiều. Việc mua mới máy móc dùng cho sản xuất đã đưa chất lượng của sản phẩm đi lên, kết hợp với số đơn đặt hàng tăng trong giai đoạn nền kinh tế đang trên đà chuyển biến tốt đã giúp cho doanh thu trong kỳ tăng mạnh. Kết quả là với 1 đồng tài sản dài hạn tham gia vào quá trình kinh doanh đã đem lại cho công ty 7,55 đồng doanh thu thuần.

Kết luận: Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của công ty luôn lớn hơn 1, cho thấy việc sử dụng tài sản vào quá trình sản xuất kinh doanh thực sự đem lại hiệu quả. Có thể nhận thấy rằng, mặc dù đã đầu tư thêm vào tài sản cố định nhằm đem lại hiệu quả hơn nhưng hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn năm 2013 vẫn thấp hơn so với năm 2011. Tuy nhiên do tình hình phục hổi của nền kinh tế còn chậm hơn so với dự kiến, nên hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn vẫn có thể tăng ở các năm tiếp theo khi nền kinh tế cũng như thị trường xây dựng ổn định hơn.

e. Vòng quay tài sản cố định và thời gian quay vòng tài sản cố định

Vòng quay tài sản cố định và thời gian quay vòng tài sản cố định là 2 chỉ tiêu giúp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong công ty. 2 chỉ tiêu này được thể hiện rõ ở bảng sau:

Bảng 2.26. Vòng quay tài sản cố định và thời gian quay vòng tài sản cố định của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần (Đồng) 78.733.282.467 80.723.217.718 107.385.705.569 Tổng TSCĐ (Đồng) 7.913.096.345 13.107.253.154 14.001.779.434 Số vòng quay TSCĐ (Vòng) 9,99 6,16 7,67 Thời gian quay vòng TSCĐ (Ngày) 36,54 59,25 47,59

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy số vòng quay TSCĐ cũng như thời gian quay vòng TSCĐ có sự biến động không đều. Nguyên nhân cũng tương tự như đối với khoản mục hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn.

Năm 2012 công ty đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn, trong đó tài sản cố định chiếm phần lớn chỉ tiêu này. Doanh thu chỉ tăng nhẹ trong khi tốc độ tăng của tài sản

cố định lại có sự nhảy vọt, dẫn đến số vòng quay tài sản cố định giảm mạnh, kéo theo hậu quả là thời gian cho mỗi vòng quay tài sản cố định tăng nhanh.

Năm 2013 nền kinh tế có bước phục hồi, điều này được thể hiện qua một số biểu hiện như: sản xuất công nghiệp, xây dựng từng bước được phục hồi; khu vực nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định; các ngành dịch vụ tăng trưởng khá; trong 9 tháng, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 10,8% và có thêm 11,2 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại… Bước tiến của nền kinh tế năm 2013 đã mang lại những thuận lợi cho các doanh nghiệp trên thị trường nói chung và cho Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí nói riêng. Doanh thu trong năm này đã tăng nhanh chóng, sự đầu tư thêm vào tài sản dài hạn chỉ chuyển biến nhẹ nên số vòng quay TSCĐ đã tăng so với năm 2012, dẫn đến kết quả thời gian cho mỗi vòng quay TSCĐ giảm.

Kết luận: Mặc dù số vòng quay cũng như thời gian quay vòng TSCĐ trong năm 2013 có xu hướng chuyển biến tốt hơn năm 2012, nhưng công ty vẫn chưa đạt được các con số như tại năm 2011. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế thị trường tiếp tục theo đà phát triển, kết hợp với doanh thu tăng và tài sản cố định được duy trì ở mức ổn định thì hiệu quả mà công ty có thể đạt được sẽ còn tăng cao hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu thép cơ khí (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)