Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2.3. Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh phản ánh toàn bộ dòng tiền vào và ra liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là phần quan trọng trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì nó phản ánh phần lớn dòng tiền của doanh nghiệp.
Bảng 2.15. Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí
Đơn vị tính: Đồng)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch
2012-2011 2013-2012
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
15.798.584.547 7.050.211.540 13.142.330.201 (55,37) 86,41
(Nguồn: Tính toán t Báo cáo C n , ,
Từ bảng trên ta có thể thấy rằng, khoản mục này có sự biến động mạnh mẽ bởi sự sụt giảm lớn vào năm 2012 và lại có sự hồi phục cao vào năm 2013. Để tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân của các biến động này, ta sẽ phân tích từng khoản mục nhỏ sau:
Tiền thu t bán hàng, cung c p dịch v và doanh thu:
Nhìn chung, tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu của công ty có xu hướng biến động không thống nhất. Chỉ tiêu này được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.6. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí
Đơn vị tính: Đồng) 0 50,000,000,000 100,000,000,000 150,000,000,000 2011 2012 2013 92,969,139,557 84,351,775,304 104,338,948,966
54
Như đã phân tích ở phần Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, năm 2012 do phải đối mặt với tình hình nền kinh tế khó khăn, thị trường xây dựng ảm đạm, ngày càng có nhiều doanh nghiệp do không trả được nợ mà phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và phá sản kết hợp với việc công ty đã rút ngắn thời gian bán hàng trả chậm nhằm giảm rủi ro không thu hồi được nợ khiến cho lượng khách hàng cũng như doanh thu thu về từ việc bán hàng hóa ít hơn so với năm 2011. Bên cạnh đó, một phần trên tổng số tiền mà công ty gửi ngân hàng cũng như cho doanh nghiệp khác vay nợ đã được rút, dẫn đến lãi vay thu được tại năm 2012 đã giảm từ 83.269.98 đồng xuống còn 36.953.760 đồng. Tính cả cổ tức, lợi nhuận được chia trong năm này thì tổng doanh thu hoạt động tài chính vẫn thấp hơn so với năm 2011. Đây chính là lý do tại sao tiền thu từ bán hàng và doanh thu khác giảm. Nền kinh tế vẫn ở trong giai đoạn bất ổn ở năm 2013, tuy nhiên nhờ vào các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành, thị trường xây dựng đã có dấu hiệu ấm dần lên mặc dù không nhiều. Trong những tháng giữa năm, công ty đã thay đổi các chính sách như kéo dài thời gian thu hồi nợ của khách hàng, tiếp tục cung cấp chiết khấu thanh toán và đẩy mạnh vào quảng cáo tiếp thị; cộng với doanh thu từ hoạt động cho vay tăng đã giúp công ty có những cải thiện đáng kể trong doanh thu, đưa khoản tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đi lên từ 84.351.775.304 đồng lên 104.338.948.966 đồng vào năm 2013.
Tiền chi trả cho người cung c p hàng hóa và dịch v :
Bảng 2.16. Tiền chi trả cho ngƣời cung cấp hàng hóa và dịch vụ của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí
Đơn vị tính: Đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (%) 2012-2011 2013-2012
Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
62.589.948.358 63.979.963.145 71.755.148.446 2,22 12,15
(Nguồn: Tính toán t Báo cáo C n , ,
Cũng tương tự như khoản mục Giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, một trong những nguyên nhân chủ yếu góp phần nên sự biến động tăng trong khoản mục Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ chính là số lượng đơn đặt hàng mà công ty đạt được có sự chuyển biến tăng dần qua mỗi năm, đặc biệt là vào năm 2013. Lượng hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều nhằm đáp ứng các hợp đồng ký được trong kỳ khiến công ty phải gia tăng nhập mua nguyên vật liệu
đầu vào, dẫn đến số tiền phải trả cho nhà cung cấp cũng có sự biến động tăng. Năm 2013 là năm công ty đạt được doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế cao nhất trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013; đồng thời, tốc độ gia tăng của các khoản này cũng nhanh hơn hẳn so với khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2012. Điều này lý giải cho sự tăng mạnh trong khoản tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Tiền chi trả cho người lao động: Tiền chi trả cho người lao động của công ty có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2011 đến năm 2012 và tăng tương đối cao hơn 1,5 tỷ đồng vào năm 2013. Nguyên nhân là do sự thay đổi trong chính sách lương tối thiểu mà Nhà nước đã đề ra. Khoảng giữa năm 2011, lương tối thiểu của người lao động được đề ra ở mức 830.000 đồng/tháng. Sang năm tiếp theo, con số này được điều chỉnh tăng thêm 220.000 đồng/tháng và tiếp tục thay đổi vào năm 2013 với mức 1.050.000 đồng/tháng, tương đương tăng 9,5% so với năm 2012. Do có sự thay đổi đối với mức lương cơ sở nên công ty cũng đã có sự điều chỉnh trong việc trả lương cho người lao động. Bên cạnh đó, công ty còn thuê thêm nguồn nhân lực để đảm bảo cho hoạt động sản xuất ở khu nhà xưởng mới nên tiền chi trả cho người lao động qua mỗi năm lại tăng thêm.
Tiền chi trả lãi vay: Khác với sự biến động của khoản tiền chi trả cho người lao động, tiền chi trả lãi vay của công ty lại có xu hướng giảm nhẹ qua các năm.
Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:
Tiền thu khác t hoạt động kinh doanh: Do đây là khoản tiền nhận được thêm ngoài việc hoạt động sản xuất kinh doanh nên nó chỉ chiếm một phần khá nhỏ trên tổng doanh thu.
Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh: Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh có thể là tiền chi bồi thường, bị phạt và các khoản chi phí khác. Nhưng đối với công ty, tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh chủ yếu đến từ tiền thuế (không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp), phí thuê đất, tiền chi từ quỹ khen thưởng phúc lợi và quỹ đầu tư phát triển. Vị trí đất mà công ty đang hoạt động sản xuất là đất đi thuê. Bởi vậy nên hàng năm, công ty luôn phát sinh một khoản có tên là tiền thuê đất. Trong cả 3 năm, tiền thuê đất mỗi năm là không đổi, luôn ở mức 281.804.000 đồng. Ngoài ra, công ty còn nộp thuế thu nhập cá nhân cho người lao động trong công ty. Tiền thuế thu nhập cá nhân có sự tăng nhẹ do công ty đã thuê thêm lao động, tăng từ 116.539.876 đồng ở năm 2011 lên mức 151.088.807 đồng vào năm 2013. Mặc dù số tiền mà công ty bỏ ra cho mục đích khen thưởng và quỹ đầu tư phát triển là rất nhỏ so với các khoản chi phí lớn khác khác, tuy nhiên sự biến động tăng của khoản mục này cũng có tác động làm cho chi khác của doanh nghiệp tăng.
56
Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ
Có khá nhiều hoạt động tiền ra và tiền vào tạo nên dòng lưu chuyển tiền trong hoạt động đầu tư. Tuy nhiên đối với công ty, không có sự phát sinh tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác và tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác trong cả 3 năm 2011, năm 2012 và năm 2013.
Bảng 2.17. Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí
Đơn vị tính: Đồng)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Chênh lệch (%) 2012-2011 2013-2012
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
(1.281.730.010) 1.543.630.049 (1.438.585.844) 220,43 (193,19)
(Nguồn: Tính toán t Báo cáo C n , ,
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư biến động bất thường, trong đó có năm 2011 và năm 2013 công ty đã chi nhiều hơn hẳn so với số tiền thu về khiến cho chỉ tiêu này âm. Để tìm hiểu lý do tại sao, ta sẽ phân tích lần lượt từng chỉ tiêu sau:
Tiền chi để mua s m, xây dựng CĐ và các tài sản dài hạn khác: Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong năm 2011, công ty không có bất kỳ một khoản chi nào cho tài sản cố định cũng như tài sản dài hạn khác. Năm 2012, khoản chi này tăng lên 17.364.000 đồng và tiếp tục tăng lên 48.788.727 đồng vào năm 2013. Sự tăng lên này là do công ty đã mua mới thêm nhằm thay thế những thiết bị đã bị hỏng, không sửa chữa được. So với các chi phí khác như chi phí lãi vay thì khoản tiền này chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Tiền thu t thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác:
Tiền mà công ty thu được từ khoản này là rất thấp và thậm chí còn bị lỗ. Năm 2011, khoản này chỉ đáng giá 1 đồng, tăng lên thành 289 đồng vào năm 2012 và đến năm 2013, giá trị là âm 30.440.106 đồng. Nguyên nhân là do có sự sai sót trong quá trình tính toán, tiền thu về của thiết bị này thấp hơn nhiều so với giá trị còn lại nên dẫn đến việc công ty đã bị lỗ trong khoản này.
Tiền chi cho vay, mua các công c nợ của đơn vị khác: Khoản mục này của công ty có sự biến động không đều trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể, con số mà doanh nghiệp cho vay kết hợp mua công cụ nợ tại năm 2011 là 1.520.000.000
đồng. Con số này đã giảm mạnh xuống chỉ còn 50.000.000 đồng vào năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm đó, tình hình nền kinh tế khó khăn, nhiều công ty vì hoạt động kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ nên phải ngừng hoạt động hoặc phá sản. Để tránh rủi ro cho các công ty khác vay tiền mà không thu hồi lại được vốn, công ty đã quyết định hạn chế cho vay trong khoảng thời gian này. Bên cạnh đó, một số công ty vay nợ từ khoảng thời gian trước đã hoàn tất việc thanh toán cả gốc lẫn lãi nên khoản tiền cho vay trong năm này cũng sụt giảm. Năm 2013, nhận thấy sự cải thiện trong nền kinh tế cũng như nắm bắt được một số cơ hội trong năm, công ty tiếp tục dùng khoản tiền nhàn rỗi để cho vay và mua lại các công cụ nợ có khả năng thanh khoản cao để tạo cơ hội tăng lượng tiền thu về. Số tiền mà công ty dùng để mua các công cụ nợ và cho vay trong năm 2013 đã tăng mạnh lên 2.255.900.000 đồng.
Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công c nợ của đơn vị khác: Cũng giống như khoản mục trên, tiền thu hồi cho vay và bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác cũng biến động không đồng đều. Tuy nhiên, thay vì biến động giảm tại năm 2012 thì khoản mục này đã tăng từ 155.000.000 đồng lên mức 1.559.000.000 đồng và giảm xuống còn 864.400.000 đồng. Để có thể nhận được cả gốc lẫn lãi đối với các công cụ nợ, công ty cần phải chờ đến đúng thời hạn mới có thể rút tiền. Xét trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 thì sự kiện đến hạn này xảy ra nhiều nhất vào năm 2012. Đây là lý do tại sao năm 2012, công ty lại thu về nhiều tiền nhất. Sang đến năm 2013, công ty vẫn tiếp tục nhận về tiền gốc đã cho vay cũng như nhận tiền từ các công cụ nợ đã đến ngày đáo hạn. Tuy nhiên, do năm 2012 công ty đã giảm tối đa việc cho vay nên đối với các khoản nợ dài hạn, công ty chưa thể thu hồi được hết vốn trong năm 2013, điều này lý giải cho việc tiền thu hồi cho vay cũng như bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác giảm so với năm 2012.
Tiền thu lãi cho vay, cổ t c và lợi nhuận được chia: Khoản mục này của công ty có giá trị không lớn và có xu hướng giảm đều trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 từ 83.269.989 đồng xuống còn 32.142.989 đồng.
Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Tiền thu t phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của vốn chủ s h u: Trong năm 2011 và năm 2013, công ty không phát sinh khoản tiền này bởi công ty không có dự định mở rộng vốn trong khoảng thời gian này. Duy chỉ có năm 2012 khi chịu ảnh hưởng của thời kỳ kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất cũng như giảm rủi ro không thanh toán được trong kỳ, công ty đã huy động thêm vốn với giá trị là 3.680.400.000 đồng.
58
Tiền vay ng n hạn, dài hạn nhận được:
Bảng 2.18. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận đƣợc của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí
Đơn vị tính: Đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch (%) 2012-2011 2013-2012 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 7.670.696.152 10.133.000.000 29.770.151.932 32,10 193,79
(Nguồn: Tính toán t Báo cáo C n , ,
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng tiền vay ngắn hạn và dài hạn mà công ty nhận được trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 có biến động tăng, đặc biệt có sự tăng mạnh vào năm 2013 với mức tăng thêm là 193,79%. Tận dụng cơ hội các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, công ty đã tăng mức vay nhằm bảo đảm cho hoạt động sản xuất, đầu tư thêm vào tài sản cố định và đảm bảo chi trả các loại chi phí phát sinh bất chợt trong kỳ. Hơn nữa, sự gia tăng số lượng đơn đặt hàng qua mỗi năm, đặc biệt là vào năm 2013 đã khiến nhu cầu huy động vốn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty tăng cao. Kết hợp với việc lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, công ty đã tăng mức vốn huy động khiến cho tiền vay ngắn hạn và dài hạn nhận được có sự chuyển biến mạnh mẽ trong kỳ.
Tiền chi trả nợ, gốc vay: Đây là khoản mục công ty phải chi trả nhiều thứ 2, chỉ sau khoản chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Sự biến động của khoản tiền này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.19. Tiền chi trả nợ gốc vay của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí
Đơn vị tính: Đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch (%) 2012-2011 2013-2012 Tiền chi trả nợ gốc vay 22.524.504.445 21.193.673.377 37.820.780.073 (5,91) 78,45
(Nguồn: Tính toán t Báo cáo C n , ,
Có thể thấy tiền chi trả nợ gốc vay của công ty mỗi năm đều rất lớn, phản ánh khoản nợ mà công ty đi vay là không hề nhỏ. Đây là một điều khá hợp lý bởi công ty chuyên sản xuất các máy móc và thiết bị được làm từ thép phục vụ cho hoạt động xây
dựng nên chi phí đầu vào là rất cao. Năm 2012 khi hoạt động bán hàng kém hiệu quả hơn năm trước, doanh thu thu về đã bị hạ xuống khiến cho số tiền trả nợ trong năm nay giảm 5,91%. Dường như dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh được cải thiện đáng kể trong năm 2013 đã giúp công ty tăng cường trả nợ. Khoản tiền này đã tăng đột biến với mức tăng thêm 78,45% tại năm 2013; số tiền mà công ty đã trả cho các chủ nợ trong năm này đạt gần 38 tỷ đồng.
Cổ t c, lợi nhuận đ trả cho chủ s h u: Mặc dù vốn chủ sở hữu có biến động tăng qua các năm nhưng đó không phải là điều quyết định đến giá trị cổ tức mà công ty trả cho các cổ đông.
Năm 2012 khi đang gặp phải nhiều khó khăn, phần trăm lợi nhuận sau thuế được trả về cho các cổ đông giảm so với năm trước. Số phần trăm lợi nhuận được giữ lại tăng nhằm giảm rủi ro không thanh toán được trong năm tiếp theo bởi công ty lo sợ