Chỉ tiêu về khả năng quản lý nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu thép cơ khí (Trang 67)

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

2.2.4.3. Chỉ tiêu về khả năng quản lý nợ

a. Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Bảng 2.27. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (%) 88,48 83,08 86,41

(Nguồn: Tính toán t BCĐK n , , )

Chỉ tiêu về tỷ số nợ trên tổng tài sản cho ta biết cứ 100 đồng vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng được tài trợ từ nợ. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng, tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty không có xu hướng tăng hay giảm nhất định. Nguyên nhân là do:

Năm 2012, công ty đã trả được một phần gốc vay trên tổng nợ, giúp cho khoản nợ trong kỳ của công ty giảm gần 700 triệu đồng. Mặc dù tổng nợ phải trả trong năm đã giảm nhưng việc đầu tư cho tài sản của công ty trong năm vẫn tiếp tục tăng, đã khiến cho tỷ số nợ trên tổng tài sản giảm.

Tình hình thị trường xây dựng ấm dần lên vào năm 2013, kết hợp với việc các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, doanh nghiệp đã quyết định vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu. Hoạt động này đã dẫn đến tổng nợ phải trả trong kỳ tăng thêm hơn 18 tỷ đồng. Tài sản trong năm có sự tăng mạnh do công ty có hoạt động đầu tư thêm một khoản nhỏ vào tài sản dài hạn và tập trung vào

68

việc sản xuất khiến hàng tồn kho tăng mạnh. Tuy nhiên, mức tăng của tổng nợ cao hơn mức tăng của tổng tài sản đã dẫn đến tỷ số nợ trên tổng tài sản tăng từ 83,08% lên 86,41%.

b.Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ sử dụng nợ của công ty so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu.

Bảng 2.28. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ số nợ trên VCSH (%) 768,32 491,20 636,11

(Nguồn: Tính toán t BCĐK n , , )

Nhìn chung, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty luôn rất cao. Tỷ số này chỉ có xu hướng giảm từ năm 2011 đến năm 2012 và tăng trở lại vào năm 2013. Nguyên nhân là do năm 2012, công ty đã chi trả một phần gốc vay nên tổng nợ phải trả có sự giảm nhẹ. Mặt khác, trong năm nay, công ty đã huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu với mục địch phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư nên đã giúp cho nguồn vốn này tăng thêm hơn 4 tỷ đồng. Sự suy giảm của tổng nợ và sự gia tăng của vốn chủ sở hữu đã khiến cho tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm trong năm 2012.

Khác với năm 2012, từ những thuận lợi mà thị trường cũng như các ngân hàng đem lại, công ty đã huy động thêm một lượng lớn tiền từ ngân hàng và các nguồn vay nợ khác trong năm 2013. Vốn chủ sở hữu trong năm chỉ tăng nhẹ do công ty đã để lại một phần lợi nhuận sau thuế cho quỹ đầu tư và phát triển. Do sự tăng cao đột biến của tổng nợ phải trả đã khiến cho tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng thêm 144,91%.

Kết luận: Tỷ số nợ trên VCSH luôn cao, cho thấy doanh nghiệp đang bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay, khả năng tự chủ tài chính thấp. Mặc dù việc sử dụng nợ giúp công ty có nguồn vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và đem lại lợi nhuận nhưng công ty cần hạn chế khoản nợ này để giảm thiểu áp lực trả nợ, tăng khả năng tự chủ tài chính để có thể giải quyết vấn đề trong những trường hợp khẩn cấp.

c. Hệ số chi trả lãi vay

Hệ số chi trả lãi vay cho biết doanh nghiệp có khả năng trả chi phí cho số tiền mà mình đã huy động hay không. Phân tích khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng chi trả lãi vay” và dựa vào trị số đó để đánh giá khả năng chi trả lãi vay. Hệ số cho chỉ tiêu này của công ty được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 2.29. Hệ số khả năng chi trả lãi vay của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hệ số khả năng chi trả lãi vay 1,33 1,29 1,46

(Nguồn: Tính toán t Báo cáo KQHĐKD n , , )

Lãi vay mà công ty phải trả trong năm 2012 tăng hơn 1,5 tỷ đồng so với năm 2011 và giảm nhẹ vào năm 2012 do lãi suất ngân hàng đã được hạ. Lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm 2012 có sự gia tăng khá mạnh so với năm trước. Tuy nhiên, do nợ phải trả trong năm 2012 tăng mạnh, khiến cho lãi vay mà công ty phải trả trong kỳ cũng biến động theo. Tốc độ tăng của lãi vay nhanh đã khiến cho khả năng chi trả lãi vay của công ty trong năm giảm.

Lợi nhuận trước thuế mà doanh nghiệp thu về năm 2013 có biến động tăng hơn 500 triệu nhờ vào sự cải thiện của nền kinh tế cũng như chính sách bán hàng phù hợp. Thêm vào đó là sự giảm nhẹ của lãi vay do sự điều chỉnh lãi suất ngân hàng đã giúp cho công ty nâng cao khả năng thanh toán lãi vay của mình.

Kết luận: Nhìn chung, hệ số khả năng chi trả lãi vay của công ty luôn lớn hơn 1, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là có lãi. Phần lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp không chỉ bù đắp chi phí hoạt động (kể cả chi phí lãi vay) mà còn dư để đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, tích lũy vốn và phân chia cho các chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu thép cơ khí (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)