Đầu tư tài chính dài hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu thép cơ khí (Trang 39)

của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Đơn vị tính: Đồng)

Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy rất rõ rằng sự biến động giữa khoản đầu tư tài chính dài hạn của năm 2011 so với năm 2012 là rất nhỏ, chỉ giảm 1.000.000 đồng. Sang đến năm 2013, công ty không đầu tư thêm nên khoản đầu tư tài chính dài hạn của năm này không có sự thay đổi so với năm trước đó. Chỉ tiêu này thậm chí còn thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu đầu tư tài chính ngắn hạn. Nhìn chung, công ty không tập trung vào việc kiếm lợi từ hoạt động đầu tư tài chính mà chủ yếu chú trọng tới hoạt động sản xuất. Nếu có thể, công ty nên nghiên cứu và tham gia nhiều hơn vào hoạt động đầu tư tài chính để có thêm lợi nhuận.

Tài sản dài hạn khác

Tài sản dài hạn khác của công ty được hình thành bởi các khoản chi phí trả trước dài hạn. Cũng tương tự như khoản trả trước cho người bán, tình hình biến động của khoản mục tài sản dài hạn giảm dần trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2011, công ty trả trước 1.600.000.000 đồng cho việc nghiên cứu, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, mua bảo hiểm cháy nổ (cho nhiều năm tài chính) và trả trước về thuê kho bãi và địa điểm cho văn phòng đại diện. Đây cũng là năm có khoản tiền phải trả trước lớn nhất. Sang đến năm 2012, khoản này giảm mạnh xuống còn 900.000.000 đồng; năm 2013 chỉ còn 153.202.533 đồng. Nguyên nhân dẫn đến việc giá trị tài sản dài hạn khác của công ty giảm mạnh như vậy là do vào năm 2011, công ty đã trả trước tiền cho các năm tiếp theo. Do năm 2011 công ty vẫn chưa trả hết khoản này, nên tiếp tục trả vào năm 2012 và năm 2013. Phần lớn số tiền đã được trả tại năm 2011 nên vào 2 năm tiếp theo, khoản tiền phải chi trả cho khoản mục này cũng giảm.

Kết luận: Quá trình phân tích trên đã cho thấy sự biến động trong cơ cấu tài sản của công ty, đồng thời cũng đưa ra những nguyên nhân của sự biến động đó. Là một

76,200,000 75,200,000 75,200,000

2011 2012 2013

40

công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thép, giá trị tài sản ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trên tổng tài sản. Đây là một điều phù hợp và tương đối phổ biến đối với các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, tích trữ một lượng hàng tồn kho quá lớn có thể khiến nguồn vốn bị ứ đọng, làm giảm khả năng sinh lời.

2.2.1.2. Tình hình nguồn vốn

Bảng 2.6. Tỷ trọng nguồn vốn của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Nợ phải trả 56.907.590.452 88,48 56.220.038.068 83,09 74.163.528.675 86,42 VCSH 7.406.671.969 11,52 11.445.324.946 16,91 11.658.979.637 13,58 Tổng 64.314.262.421 100 67.665.363.014 100 85.882.508.312 100 (Nguồn: Tính toán t BCĐK n , ,

Nhìn chung, ta có thể thấy rằng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp luôn tăng và nợ phải trả luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, trên mức 80%. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn của doanh nghiệp không biến động theo một chiều hướng nhất định. Sự biến động của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được phân tích cụ thể như sau:

Nợ phải trả:

Bảng 2.7. Sự biến động nợ ngắn hạn của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Chênh lệch (%)

2012 - 2011 2013 – 2012

Nợ ngắn hạn 50.685.737.419 44.518.680.314 63.484.024.980 (12,17) 42,60

(Nguồn: Tính toán t BCĐK n , ,

Nhìn chung, giá trị vay ngắn hạn trong năm 2011 của công ty khá cao, ở mức 50.685.737.419 đồng; khoản vay này tại năm 2012 so với các năm còn lại là thấp nhất, ở mức 44.518.680.314 đồng. Năm 2012, giá trị này tăng thêm 42,6% tương đương với 18.965.344.666 đồng. Đây cũng là khoản nợ ngắn hạn cao nhất trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2013. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay của ngân hàng ngày càng giảm, chi phí vay ngắn hạn luôn thấp hơn chi phí vay dài hạn, kết hợp với số lượng hợp đồng đạt được trong kỳ tăng cao khiến doanh nghiệp phải vay thêm vốn để mở rộng hoạt động sản xuất, đảm bảo luôn có đủ hàng hóa khi cần thiết.

- Vay và nợ ng n hạn: Giá trị vay và nợ ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng trong năm 2011, năm 2012 và năm 2013.

Bảng 2.8. Biến động khoản Vay và nợ ngắn hạn của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Đơn vị tính: Đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch (%) 2012-2011 2013-2012 Vay và nợ ngắn hạn 8.697.592.320 9.928.891.934 29.849.188.132 14,16 200,63 (Nguồn: Tính toán t BCĐK n , ,

Năm 2011, công ty có khoản vay ngắn hạn thấp nhất là 8.697.592.320 đồng so với 2 năm sau đó. Sang năm 2012, khoản vay và nợ ngắn hạn tăng thêm hơn 1 tỷ đồng, tức đạt 9.928.891.934 đồng. Ta có thể thấy sự tăng vọt trong khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp vào năm 2013, tăng 200,63% so với năm trước. Xảy ra hiện tượng này là do, các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất trên thị trường thấp hơn so với các năm trước, nhằm giúp đỡ các công ty có khả năng tiếp cận và huy động vốn. Cụ thể, lãi suất cho vay giảm nhanh từ 18,2% năm 2011 xuống 15,4% năm 2012 và 10,5% trong 6 tháng đầu năm 2013. Tận dụng cơ hội này, công ty đã quyết định huy động thêm vốn với mục đích mở rộng hoạt động sản xuất, đảm bảo việc cung ứng hàng hóa kịp thời khi số lượng hợp đồng đang tăng dần. Bên cạnh đó, công ty còn vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp với thời hạn ngắn. Chính vì vậy, giá trị vay ngắn hạn của công ty tăng mạnh vào năm 2013. Vì là khoản vay ngắn hạn, công ty sẽ chịu áp lực của việc thanh toán trong thời gian ngắn. Nếu không kịp trả cả gốc và lãi thì sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nguồn vốn vay ngắn hạn này giúp tài trợ tạm thời cho các khoản chi phí sản xuất, sử dụng hiệu quả sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

- Phải trả người bán: Số tiền phải trả cho người bán của công ty có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2011 đến 2012 và giảm tương đối nhiều ở năm 2013. Ta sẽ thấy rõ điều này ở bảng sau:

42

Bảng 2.9. Biến động khoản Phải trả ngƣời bán của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Đơn vị tính: Đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch (%) 2012-2011 2013-2012 Phải trả người bán 12.669.573.340 12.745.272.794 7.903.534.770 0,60 (37,78) (Nguồn: Tính toán t BCĐK n , ,

Năm 2012, công ty phát sinh thêm một số khoản phải chi nên số tiền phải trả người bán trong năm này tăng 0,6% so với năm trước. Đến năm 2013, một số nhà cung cấp gặp khó khăn về tài chính đã phần nào thắt chặt chính sách tín dụng, khiến cho công ty phải thanh toán tiền vật liệu sớm hơn so với 2 năm trước đó. Hơn nữa, việc mua sắm và sửa chữa máy móc gần như đã hoàn tất trong năm 2012 nên trong năm tiếp theo, công ty chỉ bổ sung thêm một số thiết bị cần thiết. Đây chính là những nguyên nhân lý giải cho sự giảm tương đối mạnh gần 5 tỷ đồng của chỉ tiêu này. Điều này giúp cho gánh nặng nợ phải trả trong ngắn hạn của công ty cũng giảm theo.

- Người mua trả tiền trước:

Biểu đồ 2.3. Biến động khoản Người mua trả tiền trước của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Đơn vị tính: Đồng)

Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy tiền do người mua trả trước giảm tương đối nhiều từ năm 2011 đến năm 2012. Nguyên nhân là do công ty đã có sự thay đổi trong chính sách yêu cầu trả trước đối với khách hàng. Nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, các công ty không chỉ phải đối mặt với việc trả nợ các ngân hàng mà còn phải lo chi trả các khoản nợ đối với nhà cung cấp. Để tạo thuận lợi cho người mua cũng như tăng doanh thu cho mình, công ty đã giảm số tiền đặt cọc đối với khách hàng

24,964,455,468

17,548,331,195 18,379,826,318

2011 2012 2013

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu thép cơ khí (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)