Tình hình tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu thép cơ khí (Trang 33)

Bảng 2.1. Tỷ trọng tài sản của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) TSNH 54.724.966.075 85,09 53.582.909.860 79,19 71.592.326.345 83,42 TSDH 9.589.296.345 14,91 14.082.453.154 20,81 14.230.181.967 16,58 Tổng 64.314.262.421 100 67.665.363.014 100 85.822.508.312 100 (Nguồn: Tính toán t BCĐK n , ,

Từ bảng trên ta có thể thấy, công ty có lượng tài sản ngắn hạn và dài hạn tương đối lớn. Điều này là hợp lý bởi công ty chuyên sản xuất kết cấu thép cơ khí, nhà thép tiền chế, thép tấm… Giá trị của mỗi loại hàng hóa mà công ty tạo ra là rất cao. Bên cạnh đó, để có thể sản xuất ra những sản phẩm thép như vậy, các loại máy móc mà công ty sử dụng thường có kích thước lớn và giá trị không hề nhỏ.

Tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Để có thể thấy rõ hơn nguyên nhân biến động cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí, ta sẽ xem xét từng khoản mục như sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền

Bảng 2.2. Sự biến động Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Đơn vị tính: Đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch(%) 2012-2011 2013-2012 Tiền và các khoản tương đương tiền 744.159.457 1.515.355.669 4.503.471.885 103,63 197,19 - Tiền mặt 184.975.155 261.359.348 60.582.826 41,29 (76,82) - Tiền gửi ngân hàng 559.184.302 1.253.996.321 4.442.889.059 124,25 254,30

34

Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, khoản mục này tăng 103,63% ở năm 2012 và tăng gần 200% vào năm 2013. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là do các chính sách và biện pháp kinh doanh đổi mới đã mang lại các thành quả về doanh thu, giúp công ty có thêm lượng tiền để tích trữ. Trong đó, lượng tiền mặt có sẵn vào năm 2013 đã giảm đi đáng kể, thay vào đó là lượng tiền gửi ngân hàng tăng mạnh từ 1.253.996.321 đồng lên tới 4.442.889.059 đồng; tương đương tăng 254,30% so với năm 2012. Trong những năm gần đây, số hợp đồng có xu hướng gia tăng, khiến công ty phải tăng lượng tiền dự trữ nhằm đáp ứng cho việc nhập mua nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất và chi trả lãi vay ngân hàng khi đến hạn. Thay vì dự trữ tiền mặt, công ty có xu hướng gửi tiền vào các ngân hàng nhiều hơn bởi rủi ro gần như là không có và trong khoảng thời gian chưa cần đến tiền cho việc thanh toán, công ty được hưởng lãi suất không kỳ hạn từ phía ngân hàng.

Tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng tăng, giúp công ty nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời, tăng niềm tin đối với nhà cung cấp và tận dụng các cơ hội kinh doanh như hưởng chiết khấu thanh toán khi nhập mua nguyên vật liệu, giúp giảm chi phí. Tuy nhiên, việc tích trữ tiền càng cao thì chi phí cơ hội mà công ty phải trả cũng càng tăng do số tiền này có thể được dùng cho việc đầu tư kiếm lời.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Bảng 2.3. Sự biến động Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Đơn vị tính: Đồng)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Đầu tư tài chính ngắn hạn 1.547.000.000 38.000.000 1.460.560.800

(Nguồn: BCĐK n 2011, 2012, 2013)

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, công ty chủ yếu tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính mà ít tham gia vào các hoạt động tài chính ngắn hạn nên các khoản này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trên tổng tài sản. Không giống như các công ty khác, công ty không dùng tiền cho việc mua chứng khoán đầu tư ngắn hạn. Thay vào đó, khoản tiền này được dùng để cho vay vốn mà thời hạn không quá một năm. Đầu tư càng ít thì rủi ro không thu hồi được vốn của công ty càng thấp. Tuy nhiên, khi đạt được lợi nhuận từ việc cho vay thì con số mà công ty thu về luôn không cao.

Các khoản phải thu ngắn hạn

Như đã nói ở trên, đây là một trong những khoản mục gây ảnh hưởng lớn đến tỷ trọng tổng tài sản của công ty. Sự ảnh hưởng của khoản mục này được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.4. Sự biến động Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Đơn vị tính: Đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch (%) 2012-2011 2013-2012 Các khoản phải thu ngắn hạn 8.700.072.716 3.095.531.830 9.702.943.677 (64,42) 213,45 -Phải thu khách hàng 8.126.904.920 2.828.801.107 9.642.554.883 (65,19) 240,87 -Trả trước cho người bán 282.249.619 191.211.871 129.998.750 (32,25) (32,01) -Các khoản phải thu khác 290.918.177 75.518.852 46.269.644 (74,04) (38,73) -Dự phòng phải thu khó đòi (115.879.600) (Nguồn: Tính toán t BCĐK n , ,

Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty được tạo nên từ các khoản trả trước cho người bán, phải thu khác và đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng.

Năm 2011, công ty có lượng tiền phải thu tương đối cao, ở mức 8.700.072.716 đồng, chiếm 13,53% trên tổng tài sản; trong đó, khoản tiền phải thu từ khách hàng lên tới 8.126.904.920 đồng. Đến năm 2012, khoản này giảm một cách đáng kể, xuống còn 3.095.531.830 đồng. Lý do dẫn đến hiện tượng này là bởi công ty đã thực hiện thu hồi nợ tốt hơn. Trước khi thi công bất kỳ một công trình nào, công ty luôn yêu cầu khách hàng ứng trước tiền. Cụ thể, năm 2011, theo điều khoản hợp đồng chung, công ty yêu cầu khách hàng ứng trước 30% giá trị hợp đồng. Số tiền phải ứng trước đã có sự thay đổi lên mức 40% tiền hàng ở năm tiếp theo do tình hình nền kinh tế vẫn chưa ổn định, số lượng các công ty thiếu vốn hoạt động dẫn đến tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng đã khiến công ty e ngại vấn đề không thu được tiền hàng. Ngoài ra, hoạt động thu hồi nợ có sự thay đổi so với năm 2011 như sau: Năm 2012, công việc

36

theo dõi thu hồi nợ vẫn tiếp tục được giao cho các nhân viên phòng kế toán; tuy nhiên, lương cán bộ đảm nhận việc thu hồi nợ bị ảnh hưởng theo số tiền mà nhân viên đó thu hồi được. Điều này đã tác động không nhỏ đến nỗ lực thu hồi vốn cho công ty. Đối với các khách hàng có uy tín càng cao, số tiền mà họ phải trả trước càng thấp và ngược lại; đối với những khách hàng mới hoặc uy tín không cao, số tiền phải đặt trước sẽ lớn hơn. Đối với tiêu chuẩn bán chịu mà công ty đã xây dựng, sau khi công trình được hoàn thiện, thời gian để hoàn tất việc thanh toán là dài hay ngắn cũng phụ thuộc vào mức độ uy tín của khách hàng. Trái lại với sự sụt giảm mạnh trong khoản phải thu khách hàng tại năm 2012, chỉ tiêu này đã tăng thêm 240,87% vào năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do thị trường mà công ty nhắm tới đã được mở rộng xuống cả miền Nam thay vì chỉ tập trung vào miền Bắc như các năm trước, dẫn tới số lượng hợp đồng đặt hàng trong năm đã tăng đáng kể, số lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ được nâng cao rõ rệt.

Như đã phân tích ở trên, ta có thể thấy khoản phải thu khách hàng của công ty biến động không đồng đều. Tuy nhiên, đối với các khoản mà công ty đã trả trước cho người bán, số tiền lại giảm qua từng năm. Có hiện tượng này là do công ty đã nhập mua nguyên vật liệu của nhà cung cấp này trong một khoảng thời gian tương đối dài. Việc thanh toán luôn được hoàn thành đủ nên tạo dựng được lòng tin đối với nhà cung cấp, giúp công ty giảm được số tiền đặt cọc đồng nghĩa với việc số tiền bị chiếm dụng cũng thấp đi.

Một khoản tiền nữa góp phần tạo nên các khoản phải thu ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp chính là khoản phải thu khác. Các khoản này cũng giảm dần qua từng năm tương tự như khoản tiền trả trước cho người bán. Cụ thể, năm 2011, công ty cần phải thu 290.918.177 đồng; năm 2012, khoản này giảm xuống còn 75.518.852 đồng; đến năm 2013, khoản này chỉ còn 46.269.644 đồng. Nguyên nhân phát sinh các khoản tiền này là do trong kỳ công ty còn một khoản lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính chưa thu.

Hàng tồn kho

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, hàng tồn kho luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp (trên 60%).

Bảng 2.5. Sự biến động Hàng tồn kho của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Đơn vị tính: Đồng)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Chênh lệch (%)

2012-2011 2013-2012

Xét về tỷ lệ trên tổng tài sản, hàng tồn kho của doanh nghiệp biến động không đồng đều. Tỉ lệ từ năm 2011 đến năm 2013 lần lượt là 67,16%; 71,59% và 64,82%. Tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản của doanh nghiệp tăng giảm không theo một xu hướng nào trong 3 năm đó là do sự tăng giảm của các chỉ tiêu khác như: các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản cố định… Nếu xét về số tuyệt đối của khoản mục này, ta có thể thấy giá trị của hàng tồn kho có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2011, giá trị hàng tồn kho là 43.191.137.815 đồng; năm 2012, giá trị hàng tồn kho là 48.444.165.450 đồng; và tại năm 2013, hàng tồn kho của doanh nghiệp có giá trị cao nhất, tăng lên thành 55.631.692.013 đồng. Nguyên nhân chính khiến hàng tồn kho của công ty gia tăng là do số lượng hợp đồng thi công công trình tăng qua mỗi năm khiến cho doanh nghiệp phải sản xuất và tích trữ thêm hàng hóa. Để có thể sản xuất ra các loại như nhà thép tiền chế, thép tấm lớn… doanh nghiệp phải trả rất nhiều các loại chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Điều này khiến cho giá trị của khoản mục chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang của công ty luôn chiếm trên 50% tổng giá trị hàng tồn kho và gia tăng theo số lượng hợp đồng.

Tài sản ngắn hạn khác

Khoản mục tài sản ngắn hạn của công ty được cấu thành từ 2 nguồn là chi phí trả trước ngắn hạn và thuế GTGT được khấu trừ. Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013, khoản mục này liên tục giảm. Sự biến động giảm của tài sản ngắn hạn khác trong công ty được thể hiện cụ thể như sau: Năm 2011, TSNH khác có giá trị 542.596.087 đồng; sang đến năm 2012, khoản mục này giảm 9,72 % tương đương với giảm 52.739.176 đồng xuống còn 489.856.911 đồng; năm 2013, TSNH khác của doanh nghiệp giảm mạnh tới 40,05% so với năm trước đó, xuống còn 293.657.970 đồng. Nhìn chung, thuế GTGT được khấu trừ của doanh nghiệp giảm tương đối nhanh từ năm 2011 đến năm 2013, tuy nhiên chi phí trả trước ngắn hạn lại tăng lên nhanh chóng từ 0 đồng lên 174.257.546 đồng. Do thuế GTGT được khấu trừ của doanh nghiệp giảm nhiều hơn so với chi phí trả trước ngắn hạn nên khoản mục TSNH mới có xu hướng giảm. Nếu chi phí trả trước ngắn hạn tiếp tục tăng nhanh như những năm trước thì biến động của chỉ tiêu này có khả năng sẽ đảo chiều theo hướng đi lên thay vì đi xuống như 3 năm vừa qua.

Tài sản cố định

Không giống như tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn của công ty chỉ chiếm một phần tương đối trên tổng tài sản của công ty. Để cấu thành nên tài sản dài hạn, có nhiều các khoản mục khác như các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn

38

khác. Tuy nhiên, tỷ lệ tài sản cố định lại chiếm một lượng rất lớn trên tổng giá trị tài sản dài hạn.

Biểu đồ 2.1. Sự biến động Tài sản cố định của Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí

Đơn vị tính: Đồng)

Từ biểu đồ trên ta thấy, giá trị tài sản cố định của công ty luôn tăng trong cả 3 năm. Nguyên nhân là do vào năm 2012, công ty quyết định đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn; đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành đối với nhà cửa và máy móc thiết bị; qua đó làm tăng nguyên giá của tài sản thêm 5.638.870.880 đồng. Cụ thể, công ty đã đầu tư thêm vào máy móc thiết bị với số tiền là 1.154.500.000 đồng; đầu tư thêm vào phương tiện vận tải truyền dẫn 590.627.273 đồng; số tiền còn lại được sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Đến năm 2013, công ty chỉ phát sinh thêm một số hoạt động làm tăng giá trị tài sản cố định như mua bổ sung máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.

Ngoài tài sản cố định hữu hình, công ty còn có tài sản cố định vô hình như quyền sử dụng đất, phần mềm máy tính và tài sản cố định khác. Tuy nhiên, giá trị của các khoản này giảm dần từ 182.385.466 đồng tại năm 2011 xuống còn 72.410.338 đồng tại năm tiếp theo và 0 đồng ở năm 2013 vì tài sản đã được trích hết hao mòn.

Sự gia tăng giá trị của tài sản cố định cho thấy công ty có sự đầu tư cho tài sản cố định, giúp công ty nâng cao hiệu quả làm việc, tạo ra thêm các lợi thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường.

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn bao gồm đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết – liên doanh, đầu tư dài hạn khác và dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn. Mặc dù có 4 hoạt động đầu tư tài chính dài hạn như vậy nhưng công ty chỉ tập trung đầu tư dài hạn vào các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, khoản đầu tư này so với tổng tài sản là không đáng kể. Ta có thể thấy rõ sự biến động của chỉ tiêu này qua biểu đồ sau: 7,913,096,345 13,107,253,154 14,001,779,434 0 3,000,000,000 6,000,000,000 9,000,000,000 12,000,000,000 15,000,000,000 2011 2012 2013

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần kết cấu thép cơ khí (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)