Quy mô chăn nuôi trâu của huyện Cẩm Thủy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý và huyết học của trâu nuôi tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 50)

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy 100% số trâu được nuôi trong các hộ

gia đình nông dân sản xuất nhỏ. Trâu được nuôi ở đây chủ yếu theo phương thức chăn thả tận dụng, công việc chăm sóc nuôi dưỡng hầu như không được quan tâm. Chính vì lẽđó mà hiệu quả kinh tế chăn nuôi trâu ở đây không cao và bị hạn chế rất nhiều, mặc dù đây là vùng có nhiều diện tích chăn thả, thức

ăn xanh dồi dào quanh năm.

Theo số liệu điều tra trong 890 hộ nuôi trâu của huyện (bảng 3.3) cho thấy nuôi trâu chủ yếu là lấy sức kéo là chính (370 hộ, chiếm 41,57 % tổng số hộ điều tra); 432 hộ nuôi 2 trâu chiếm 48.54 %. Số hộ nuôi từ 3 trâu trở lên có 88 hộ (chiếm 9,89 %).

Theo Vũ Duy Giảng và cộng sự (1999), tại huyện Sóc Sơn – Hà Nội, số

hộ nuôi 1 trâu chiếm 81,5 % nhưng số hộ nuôi 2 trâu và 3 trâu trở lên lại thấp hơn nhiều so với Cẩm Thủy. Nhưng khi so sánh với các kết quả của Nguyễn

Đức Chuyên và Đặng Đình Hanh (2003), điều tra tại Định Hoá – Thái Nguyên, số hộ nuôi 1 trâu chiếm 38,57 % và số hộ nuôi 2 con chiếm 42,86 % tương đương tỷ lệ nghiên cứu của chúng tôi. Có thể cho rằng quy mô nuôi trâu trong các nông hộ tại các địa phương có thể chịu ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phương đó.

Bảng 3.3. Quy mô chăn nuôi trâu của huyện Cẩm Thủy

Số trâu/hộ (con) N (hộ) Tỷ lệ (%)

1 370 41,57

2 432 48,54

> 2 88 9,89

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 41.57% 48.54% 9.89% 1con/hộ 2con/hộ >2con/hộ

Hình 3. Quy mô chăn nuôi trâu của huyện Cẩm Thủy

Với đặc điểm tự nhiên có nhiều đồi núi, mặt khác đa phần các hộ nuôi trâu là người dân tộc thiểu số nên phương thức chăn nuôi trâu ở Cẩm Thủy vẫn mang đặc điểm truyền thống đó là quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn tự

nhiên là chủ yếu.

Các hộ có quy mô chăn nuôi từ 1-3 con và các hộ thuộc các xã vùng xuôi của huyện trâu được nuôi theo phương thức bán quảng canh. Trâu ở đây thường được chăn thả từ 1 giờ trưa đến 5 – 6 giờ chiều, còn lại phần lớn thời gian trâu bị nhốt trong chuồng cho ăn thêm thức ăn dự trữ chủ yếu là rơm khô. Trâu cái thường xuyên được theo dõi, phát hiện động dục và phối giống.

Với các hộ thuộc các xã vùng núi của huyện trâu ở đây hầu như được chăn thả tự do trên đồi, được lùa về nhà vào ngày mùa để cày kéo sau đó lại thả lên đồi, ít khi được theo dõi phát hiện động dục và phối giống. Một số ít hộ gia đình tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu nhưng còn hạn chế.

Tất cả các hộ gia đình đều đầu tư làm chuồng cho trâu, nhốt chung chuồng nếu nuôi nhiều trâu; chuồng không được dọn vệ sinh thường xuyên.

Đây là một nguyên nhân quan trọng làm giảm tăng trọng, giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn trâu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý và huyết học của trâu nuôi tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 50)