Kết quả xác định hàm lượng canxi, natri, kali và clo trong huyết thanh của 30 trâu (10 trâu/1 nhóm tuổi) trình bày ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. Hàm lượng các chất điện giải trong huyết thanh
Nhóm tuổi Natri (mmol/L) Kali (mmol/L) Clo (mmol/L) Calci (mmol/L) < 2 tuổi 134,04±0,95 5,40±0,57 100,14±1,37 2,49±0,03 2- 5 tuổi 138,97±1,17 4,77±0,61 102,49±2,22 2,44±0,10 > 5 tuổi 137,14±1,35 5,05±0,35 101,96±1,60 2,33±0,02
Hàm lượng canxi huyết thanh của trâu dưới 2 tuổi là 2,49mmol/L cao hơn so với trâu từ 2 – 5 tuổi (2,44mmol/L) và trâu trưởng thành (2,33mmol/L).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 Hàm lượng natri trong huyết thanh của trâu dưới 2 tuổi là 134,04mmol/L thấp hơn so với lượng natri trong huyết thanh của trâu đực trên 5 tuổi. Còn hàm lượng kali trong huyết thanh của trâu dưới 2 tuổi là 5,40mmol/L cao hơn so với lượng kali trong huyết thanh của trâu trên 5 tuổi là 5,05mmol/L.
Hàm lượng Clo trong huyết thanh của trâu ở các nhóm tuổi tương
đương nhau, dao động khoảng 100,14 – 102,49mmol/L. Như vậy hàm lượng Caxi, Natri, Kali và Clo trong huyết thanh đều ổn định ở các nhóm tuổi của trâu, nó đảm bảo hoạt động của ion trong cơ thể liên quan đến hệ thần kinh.
Clo là một anion chính của dịch ngoại tế bào, nồng độ Clo máu có mối tương giao nghịch với nồng độ bicacbonat do các ion này phản ánh tình trạng toan kiềm trong cơ thể. Clo có một số chức năng như tham gia duy trì tình trạng trung hòa vềđiện tích bằng cách đối trọng với các cation như Na+ hoạt
động như một thành phần của hệ đệm hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và tham gia duy trì áp lực thẩm thấu, cân bằng nước trong cơ thể. Do ion Cl- thường
được thấy dưới dạng kết hợp với ion Na+, các thay đổi trong hàm lượng natri máu sẽ gây nên sự thay đổi tương ứng trong hàm lượng clo.
Canxi trong huyết thanh ở dạng ion tự do chiếm khoảng 45%, tương
đương với dạng kết hợp với protein. Khoảng 2% ở dạng monophosphat hoặc xitrat và 3% ở dạng kết hợp chưa biết rõ. Hàm lượng canxi trong huyết thanh không cao, khác nhau theo loài nhưng trong khoảng 8 mg% đến 25 mg%.
Natri và Kali có vai trò duy trì áp suất thẩm thấu và điều hòa trao đổi của các dịch thể. Hai ion này đóng vai trò quan trọng trong dẫn truyền xung
động thần kinh. Kali có tác dụng kích thích, còn natri trong một số trường hợp nó là chất ức chế hoạt tính của enzim. Khi cơ thể thiếu natri và kali sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thống enzim khác nhau do đó làm rối loạn trao đổi chất của cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 của mô bào. Sự cân bằng nước và cân bằng kiềm toan là kết quả của tác dụng qua lại giữa natri và kali, còn hoạt động của tim thì phụ thuộc vào sự cân bằng giữa kali và canxi, phụ thuộc vào tỷ lệ giữa kali ngoài tế bào với kali trong tế
bào. Khi nâng cao tỷ lệ kali ngoài tế bào và kali trong tế bào sẽ làm tim ngừng
đập.
Kali và natri trong thức ăn được hấp thu chủ yếu ở ruột non. Phần còn lại được hấp thu ở dạ dày, ruột già. Sự trao đổi kali giữa dịch gian bào và nội bào được thực hiện qua màng tế bào giống như cơ chế bơm đối với natri.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Tình hình chăn nuôi trâu
Tổng đàn trâu của huyện Cẩm Thủy từ năm 2008 đến năm 2011 có xu hướng giảm dần, trung bình giảm 5,65 %/năm. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, số lượng trâu tăng dần, trung bình là 4,3%/năm. Đàn trâu phân bố chủ
yếu ở các xã vùng trung du miền núi (chiếm tới 60% tổng đàn trâu toàn huyện).
Chỉ số hình thể và chỉ tiêu sinh lý của trâu
- Chỉ số cơ thể về chiều cao vây, dài thân chéo và vòng ngực của trâu
đực cao hơn trâu cái. Kích thước của trâu Cẩm Thủy tương đương kích thước trung bình của trâu Việt Nam. Tầm vóc cơ thể trâu Cẩm Thủy phản ánh đúng mục đích chăn nuôi cày kéo là chính.
- Thân nhiệt trung bình của trâu tại Cẩm Thủy là 38,4 ± 0,130C (dao
động từ 37,5 – 39,50C); tần số hô hấp trung bình là 29 ± 3,5 lần/phút ( dao
động từ 17 – 38 lần/phút), tần số mạch trung bình là 45 ± 2,5 lần/phút (dao
động từ 36 – 58 lần/phút). Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số mạch thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường, tính biệt, tuổi và tình trạng sinh lý của cơ thể con vật.
Chỉ tiêu sinh lý máu
.- Không có sự sai khác lớn về số lượng hồng cầu của trâu đực giữa các nhóm tuổi. Với trâu cái, số lượng hồng cầu giảm theo tuổi, trâu dưới 2 tuổi có số lượng hồng cầu 7,03 triệu/mm3, trâu trên 5 tuổi có số lượng hồng cầu là 4,65 triệu/mm3. Tỷ lệ phần trăm thể tích hồng cầu trong máu tăng theo nhóm tuổi ở con đực và giảm theo nhóm tuổi ở con cái. Thể tích trung bình hồng cầu đều tăng theo nhóm tuổi ở cả con đực và con cái. Không có sự khác biệt vềđộ phân bố hồng cầu trong máu trâu ở các nhóm tuổi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 - Hàm lượng Hemoglobin tăng theo nhóm tuổi ở con đực và giảm theo nhóm tuổi ở con cái, hàm lượng Hemoglobin trung bình và nồng độ huyết sắc tố trung bình đều tăng theo nhóm tuổi ở cả con đực và con cái.
- Số lượng bạch cầu giảm theo nhóm tuổi ở cả con đực và con cái, cao nhất ở trâu dưới 2 tuổi (12,33 nghìn/mm3 ở trâu đực và 12,55 nghìn/mm3 ở
trâu cái). Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng theo nhóm tuổi ở cả đực và cái cao nhất ở trâu trên 5 tuổi là 43,81% con đực và 42,95% con cái. Tỷ lệ
lâm ba cầu có xu hướng giảm theo tuổi, cao nhất ở trâu dưới 2 tuổi là 47,05% con đực và 51,58% con cái. Bạch cầu ái kiềm giảm theo nhóm tuổi ở cả đực và cái cao nhất là trâu dưới 2 tuổi. Không có sự khác nhau về tỷ lệ bạch cầu
đơn nhân lớn và bạch cầu ái toan giữa các nhóm tuổi.
- Số lượng tiểu cầu giảm theo các nhóm tuổi, cao nhất là trâu dưới 2 tuổi là 268,5 nghìn/mm3 ở con đực và 330,83 nghìn/mm3 ở con cái. Thể tích trung bình của tiểu cầu tăng theo nhóm tuổi cao nhất ở trâu trên 5 tuổi là 8,65fL ở con đực và 9,21fL ở con cái. Độ phân bố tiểu cầu lại giảm ở con đực và tăng theo nhóm tuổi ở con cái. Thể tích tiểu cầu không có sự biến đổi lớn ở
các nhóm tuổi.
- Hàm lượng Protein, Globulin trong huyết thanh tăng theo nhóm tuổi, cao nhất ở trâu trên 5 tuổi là (71,80g/L; 44,66g/L) và thấp nhất là trâu dưới 2 tuổi (64,38g/L; 35,55g/L). Ngược lại hàm lượng Glucose giảm theo nhóm tuổi cao nhất ở trâu dưới 2 tuổi là 58,72mg/dL và thấp nhất là trâu trên 5 tuổi là 45,89mg/dL. Hàm lượng Albumin không có sự khác biệt lớn giữa các nhóm tuổi.
- Hàm lượng Natri và Clo cao nhất ở nhóm tuổi trâu từ 2 – 5 tuổi là 138,97mmol/L và 102,49mmol/L, thấp nhất ở trâu dưới 2 tuổi lần lượt là 134,04mmol/L và 100,14mmol/L. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nghiên cứu đầu tiên về hàm lượng một số chất điện giải trong máu trâu nuôi tại vùng Bắc Trung Bộ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 Các kết quả của nghiên cứu này có thể là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về bệnh lý học, chẩn đoán và điều trị bệnh trên trâu.
Đề nghị:
- Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đến các chỉ tiêu sinh lý, huyết học của trâu.
- Các nghiên cứu tiếp về biến động các chỉ tiêu sinh lý, huyết học trong các bệnh của trâu cần được thực hiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Agabayli A. A. (1977). Nuôi trâu, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 2. Đào Lan Nhi (1996), Nghiên cứu bổ sung thức ăn nuôi trâu (18 – 24
tháng tuổi) nhằm tăng khả năng cho thịt, Luân án thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Hà nội.
3. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997). Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông nghiệp.
4. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997). Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông nghiệp.
5. Lê Viết Ly, Lê Tư và Đào Lan Nhi (1994), “Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi trâu trong hộ nông dân một số xã miền núi tỉnh Tuyên Quang”,
Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994 – 1995, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội. tr. 11.
6. Mai Văn Sánh (1996), Khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa, thịt của trâu Murrah nuôi tại Sông bé và kết quả lai tạo với trâu nội. Luận án phó tiễn sĩ. Hà nội.
7. Mai Văn Sánh (2000), “Cẩm nang chăn trâu”, Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm tập 3, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội. tr. 141 – 197. 8. Nguyễn Đức Thạc (1983), Một số đặc điểm về sinh trưởng, cho thịt sữa
của loại hình trâu to miền Bắc và khả năng cải tạo nó với trâu Murrah, Luận án phó tiến sĩ, Hà nội.
9. Nguyễn Đức Thạc, Nguyễn Văn Vực, Cao Xuân Thìn và ctv (1984), “Một số đặc điểm sinh trưởng, sinh sản của trâu Việt nam và biện pháp cải tiến để nâng cao sức cầy kéo”. Tuyển tập công trình ngiên cứu chăn nuôi Viện chăn nuôi 1969 - 1985 trang 49 – 60.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 10. Nguyễn Đức Thạc, Nguyễn Văn Vực, Đào Lan Nhi, Mai Văn Sánh “Kết quả nghiên cứu khả năng cho thịt và hướng phát triển trâu trong thời gian tới”. Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi 1969 – 1995, nhà xuất bản nông nghiệp 1995 trang 252 – 257.
11. Nguyễn ThịĐào Nguyên ( 1993). Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu của trâu, Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp: 535 – 540.
12. Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (1991), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Trường đại học nông nghiêp 1, Hà nội. 13. Nguyễn Văn Kiệm (2000). Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa
máu và sức sản xuất góp phần đánh giá thực trạng đàn bò Holstein Friesia tại Mộc Châu – Sơn La, Luận án tiến sĩ nông nghiệp.
14. Nguyễn Văn Thưởng (2000), “Chúng ta suy nghĩ gì về con trâu”, Chuyên san chăn nuôi gia súc ăn cỏ – Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trang 98-99.
15. Tiến Hồng Phúc (2002), Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi và một số đặc điểm sinh học của trâu ở thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên, luận văn thạc sỹ.
16. Việt Nông (2000), “Sức kéo của trâu”, Chuyên san chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Hội chăn nuôi Việt Nam, Hà nội. tr. 111 – 112.
17. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch và ctv (1999), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài: Điều tra, đánh giá và định hướng phát triển đàn trâu miền Bắc Việt nam. Hà nội.
18. Vũ Duy Giảng, Tôn Thất Sơn (1998), Điều tra nguồn phụ phẩm của một số giống lúa và ngô làm thức ăn cho trâu bò, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi – thú y (1996 – 1998).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 19. Vũ Ngọc Tý (2000), “Cùng suy nghĩ về hướng khai thác tiềm năng con trâu Việt nam trong những năm tới”, Chuyên san chăn nuôi gia súc ăn cỏ, Hội chăn nuôi Việt nam, Hà nội. tr. 102 – 104.
Tài liệu tiếng nước ngoài
1. Abeygunawardena, H.; Subasinghe, D. H. A.; Jayatilaku, M. W. A. P.; Perera, A. N. F. and Perera, B. M. A. O. (1996), Development of intensive buffalo management systems for small holders in Homan settlement schemes in the dry zone of Sri Lanka. Proceedings of the Second Asian Buffalo Association Congress Shangi-La Hotel Makati City, Philippines, October 9-12, 1996, p. 63-75
2. Allen J. (2001), “Water buffalo research and development in Australia”,
Proceedings of the Regional Worshop on Water buffalo Development, Surin, Thailand. p.42-47.
3. Bennett S.P. (1973). The Buffalypso an evaluation of beef type of water Buffalo in Trinidad. West Indies, In third world Conference on Animal Production, Vol 1, Melbourne, p. 22.
4. Bhuyan, D. (1997), Studies on certain aspects of reproduction in swamp buffaloes of Assam. Ph.D. Thesis, Assam Agricultural University, Assam, India.
5. Borghese, 2006. Buffalo Production in the World.
6. Bunyavejchewin B. Tanta-ngai, O. Vechabusakorn, A. Limsakul and S.Konanta (1986), Phenotypic Correlations among traits of Swamp Buffaloes. Annual report 1986. The National buffalo research and development center project, Bangkok- Thailand P 3-7.
7. Cockrill. W. R, 1974. The husbandry and health of the domestic buffalo. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 8. Cruz S.R., Muhammed S.A., Newbold C.J., Stewart C.S. and Wallace R.J. (1993), “Influence of peptides, amino acids and urea on microbial activity in the rumen of sheep receiving grass hay and on the growth of rumen bacteria in vitro”. Animal Feed Science and Technology 49, pp. 151-161.
Tài liệu từ website
1. Bộ Nông nghiệp – Nông thôn việt Nam
http://www.agroviet.gov.vn
2. FOOD AND AGRICULTURE ORGANIFATION THE UNITTED NATIONS
http://www.fao.vn
3. Tổng cục thống kê Việt Nam
http://www.gso.gov.vn
4. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
http://www.hau1.edu.vn
5. Viên chăn nuôi Quốc gia Việt Nam
http://www.vcn.vnn.vn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67
Hình 1. Đo kích thước của trâu Hình 2. Lấy máu trâu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68
Phụ lục: hình ảnh một số loại tế bào trong máu trâu
Hồng cầu Bạch cầu ái toan
Bạch cầu đa nhân trung tính Bạch cầu ái kiềm