Thành phần của máu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý và huyết học của trâu nuôi tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 32)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

Huyết tương: Có nước (chiếm khoảng 90%), là dung môi cơ bản để

hòa tan các chất. Các chất hòa tan gồm: các ion vô cơ và muối, protein huyết tương, chất dinh dưỡng hữu cơ, các sản phẩm có nitơ, các sản phẩm đặc biệt

được chuyên chở và các khí hòa tan. Trong đó protein huyết tương có vai trò quan trọng đối với cơ thể động vật: xúc tác của các enzyme; dinh dưỡng, vận chuyển của albumin; α,β-globilin và vai trò bảo vệ của γ-globulin… Protein huyết tương đảm bảo cho áp lực thẩm thấu của máu, cân bằng pH trong các tổ

chức, tạo thành hệ thống đệm cho máu.

Các tế bào máu:

Hồng cầu (triệu/mm3) có dạng hình đĩa, lõm hai mặt, không nhân. Hồng cầu chiếm tỷ lệ cao nhất trong máu, số lượng hồng cầu thay đổi tùy theo loài gia súc. Kích thước hồng cầu phụ thuộc loài gia súc nhưng không tỷ lệ với kích thước cơ thể động vật. Hồng cầu chứa 63,3% nước, 36,7% là vật chất khô, trong đó có 95% là Hemoglobin đảm nhận các chức năng sinh lý của hồng cầu, các protein khác chiếm 3-8%, leuxitin 0,5%, cholesterol 0,3% và các muối kim loại, chủ yếu là ion K+. Trong hồng cầu còn có một số

enzyme quan trọng như anhydraza cacbinic, catalaza …

Hồng cầu chỉ sống được 30 - 120 ngày sau khi trưởng thành từ tủy xương. Hồng cầu già sẽđược các tế bào lưới nội mô của gan, lách, tủy xương thực bào. Số lượng hồng cầu ở trâu là 6-8 triệu/mm3 máu và phản ánh phẩm chất giống, sức sản xuất và sức sống của con vật.

Huyết sắc tố (hemoglobin – Hb)

Hb là một loại protein phức tạp – cromoprotein, dễ tan trong nước, có khối lượng phân tử khoảng 7000đvC, chiếm trên 90% hàm lượng vật chất khô của hồng cầu. Hb gồm một phân tử globin ( chiếm 96%) kết hợp với 4 phân tử Hem (chiếm 4%). Phân tử globin gồm 4 chuỗi polypeptide, 2 chuỗi α, mỗi chuỗi gồm 141 acid amin và 4 chuỗi β mỗi chuỗi có 146 acid amin, 4 chuỗi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 này xếp đối xứng nhau và 4 phân tử Hem gắn trên lưng 4 chuỗi polypeptide. Globin có tính chất đặc trưng cho từng loài động vật, cho nên phân tử

hemoglobin mang tính chất đặc trưng cho tính di truyền của giống.

Hình 1: cấu tạo hemoglobin

Hàm lượng Hb trong máu thường ổn định theo các loài. Trong cùng loài hàm lượng Hb thay đổi theo lứa tuổi, tính biệt, dinh dưỡng và các điều kiện môi trường khác nhau. Việc xác định hàm lượng Hb trong máu có ý nghĩa quan trọng trong công tác chẩn đoán. Lượng huyết sắc tố cao khi cơ thể ở trạng thái mất nước thường gặp ở gia súc bị xoắn ruột, trúng độc cấp, kí sinh trùng máu hoặc nhiễm trùng nặng. Lượng huyết sắc tố giảm thường gặp

ở gia súc bị thiếu máu và suy dinh dưỡng.

Hb kết hợp với O2 và CO2, thực hiện quá trình vận chuyển O2 và CO2 trong quá trình hô hấp do Ion Fe++ trong phân tử Hb có khả năng kết hợp và phân ly với phân tử O2 một cách dễ dàng.

Hb + O2 (Phổi) ↔ HbO2 (Mô bào)

Hb còn có chức năng hệđệm giúp ổn định pH máu.

Bạch cầu

Bạch cầu là những tế bào máu có khả năng vận động, chúng giúp cơ thể

chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn và nhiễm độc bằng quá trình thực bào hoặc quá trình miễn dịch. Số lượng bạch cầu trong máu thường ổn định, chỉ thay đổi khi điều kiện sinh lý của cơ thể thay đổi. Bạch cầu có thời gian sống rất ngắn và khác nhau tùy thuộc chức năng. Bạch cầu ái toan sống được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 vài giờ hoặc 6-10 ngày. Bạch cầu trung tính sống được từ 12-14 ngày. Lâm ba cầu sống được 100 ngày, có loại sống được đến 5 năm. Bạch cầu đa nhân trung tính hoạt động mạnh nhất để bảo vệ cơ thể, sau đó đến bạch cầu đơn nhân lớn.

Căn cứ vào hình thái và tính chất bắt màu khi nhuộm của bào tương mà người ta chia bạch cầu thành 5 loại: Bạch cầu đa nhân trung tính, bạc cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơn nhân lớn và lâm ba cầu. Mỗi loại bạch cầu có tỷ lệ nhất định tùy theo loài và giống vì vậy người ta lập công thức bạch cầu bằng cách tính tỷ lệ % các loại bạch cầu ở cùng một loài, công thức bạch cầu thường là ổn định ở trạng thái sinh lý bình thường, do vậy qua công thức bạch cầu có thểđánh giá được sức khỏe của gia súc.

Theo Kolb (1987), số lượng bạch cầu là một chỉ tiêu đánh giá sự thích nghi của gia súc đối với môi trường sống. Số lượng bạch cầu ít hơn rất nhiều lần so với hồng cầu, đơn vị tính là nghìn/mm3 máu. Những con vật được chuyển từ vùng này đến vùng khác thường có số bạch cầu thấp hơn những con vật đã sống thích nghi ở vùng đó. Số lượng bạch cầu tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp hoặc mãn, sau khi gia súc ăn phải chất độc, trong trường hợp gia súc mang thai. Ngoài ra trong trạng thái con vật bị stress tác động thì số lượng bạch cầu cũng tăng, đặc biệt là bạch cầu đơn nhân lớn (Nguyễn Văn Kiệm, 2000). Bạch cầu giảm trong trường hợp nhiễm độc, nhiễm xạ, suy tủy hay tuổi già.

Bạch cầu trung tính: là loại bạch cầu có số lượng nhiều nhất so với các loại khác trong máu, có đường kính từ 7-15µm, nhân bắt màu tím sẫm, bào tương màu hồng nhạt (nhuộm HE). Bạch cầu đa nhân trung tính hoạt

động mạnh nhất, nó có thể biến dạng để làm nhiệm vụ thực bào. Tùy theo sự

thành thục của nhân mà người ta chia ra thành nhiều loại: nhân ấu, nhân gậy, nhân đốt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 Tỷ lệ bạch cầu trung tính so với tổng số bạch cầu ở mỗi loài là khác nhau. Trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp, bệnh truyền nhiễm, bạch cầu trung tính thường tăng cao. Một số trường hợp nhiễm độc, nhiễm virus hay các bệnh do suy tủy bạch cầu trung tính giảm (Hồ Văn Nam và cộng sự, 1997).

Bạch cầu ái toan: Có đường kính từ 8-20µm, trong bào tương có các hạt bắt màu đỏ tươi khi nhuộm thuốc nhuộm Eosin. Chúng có thể chui qua mạch quản để ra ngoài tổ chức tham gia vào quá trình thực bào, nhưng khả

năng thực bào của chúng rất kém. Bạch cầu ái toan tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể chống cảm nhiễm, ngoài ra còn tham gia vào quá trình oxy hóa giải

độc cho cơ thể. Bạch cầu ái toan không có hệ thống enzyme, chỉ có men peroxydase nhưng hàm lượng rất nhỏ nên không có khả năng diệt khuẩn. Nó có vai trò trong quá trình hoạt hóa các chất như histamine và vận chuyển serotonin, tỷ lệ bạch cầu ái toan khác nhau ở các loại gia súc, bò 4%, lợn 4- 8%, ngựa 4%...

Số lượng bạch cầu ái toan tăng trong các bệnh do kí sinh trùng đặc biệt là kí sinh trùng đường ruột, kí sinh trùng ngoài da, tăng ít trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp ở thời kì hồi phục, dùng quá nhiều kháng sinh.

Bạch cầu ái kiềm: là loại bạch cầu có hình tròn, hình quả lê. Có đường kính từ 8-15µm. Nguyên sinh chất có các hạt bắt màu xanh của Hematein khi nhuộm, các hạt này to nhỏ không đều nhau, nhân bắt màu tím có hình thù đa dạng. Bạch cầu ái kiềm chiếm tỷ lệ rất ít trong máu. Chức năng của bạch cầu ái kiềm chưa rõ, người ta chỉ thấy rằng khi thiếu vitamin A thì loại bạch cầu này tăng lên, nó còn tăng khi mắc bệnh thiếu máu, tiêu huyết, ung thư, tiếp cận tia phóng xạ cacbon.

Bạch cầu đơn nhân lớn: là loại bạch cầu to nhất có đường kính từ 15- 25µm nhân bắt màu tím đen và có nhiều hình thái khác nhau (hình bầu dục, hình hạt đậu, hình móng ngựa), nguyên sinh chất bắt màu xám tro. Bạch cầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

đơn nhân lớn cũng có chức năng giống bạch cầu đa nhân trung tính, ngoài ra chúng còn tham gia vào quá trình miễn dịch bằng cách truyền thông tin kháng nguyên thông qua các Lâm ba cầu. Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn tăng trong các bệnh truyền nhiễm mạn tính, các quá trình huyết nhiễm trùng máu, giảm trong phần lớn các bệnh truyền nhiễm cấp tính thời kì đầu…

Lâm ba cầu: To nhỏ không đều, đường kính từ 5-19µm, nhân bắt màu tím đen và choán hết bào tương hình hạt đỗ mập. Bạch cầu lympho có vai trò chính trong quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, đó là miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Căn cứ vào tính chất sinh vật học người ta chia lâm ba cầu thành 2 loại:

Lymphocyte – T: là tế bào dạng lympho, sinh ra ở tủy xương rồi di chuyển đến tuyến ức (thymus), được biệt hóa và trưởng thành tại đây. Sau đó chúng đi vào máu và các hạch lâm ba. Lymphocyte – T thành thục chưa có khả năng đáp ứng miễn dịch mà chỉ khi bị kích thích bởi các thông tin kháng nguyên (dị vật) xâm nhập vào cơ thể, chúng lại biệt hóa tiếp thành các tế bào lympho – T chín rồi đi đến các hạch lâm ba và lách. Ở đây chúng lại được biệt hóa tiếp thành các tế bào có khả năng đáp ứng miễn dịch.

Lymphocyte – B: Có rất nhiều tua gống như quả chôm chôm (lympho – T có bề mặt nhẵn và có rất ít tua). Số lượng lymphocyte – B ít hơn lymphocyte – T. Nó di chuyển chậm chạp, khi gặp kháng nguyên nó sẽ kết hợp với kháng nguyên rồi biệt hóa thành tế bào sản sinh kháng thể dịch thể.

Tóm lại: hệ thống các bạch cầu có quan hệ mật thiết với sự phản ứng của cơ thể trước những tác nhân ngoại cảnh tác động vào, đặc biệt là sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, cho nên việc xác định công thức bạch cầu là cần thiết giúp ích nhiều trong công tác chẩn đoán bệnh cho gia súc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 Tiểu cầu là những tiểu thể nhỏ, hình dáng không ổn định không có nhân đường kính từ 2-4µm, số lượng từ 200.000 – 400.000/mm3 máu, số

lượng tiểu cầu tăng khi bữa ăn có nhiều protein, lúc chảy máu và khi bị dị ứng. Tiểu cầu giảm trong bệnh thiếu máu ác tính, choáng, khi bị nhiễm phóng xạ…

Chức năng của tiểu cầu: giải phóng tromboplastin để gây đông máu. Tiểu cầu còn có đặc tính ngưng lại thành cục khi gặp vật thô ráp và vật lạ nhờ đó góp phần làm đóng các vết thương. Khi vỡ tiểu cầu giải phóng serotonin gây co mạch để cầm máu.

Protein và glucose

Protein là thành phần quan trọng của máu. Đa số các thành phần hòa tan của máu là protein huyết tương bao gồm albumin, globulin và fibrinogen. Trong các loại protein, albumin chiếm tỷ lệ cao nhất và đóng vai trò điều phối sự lưu thông, di chuyển của nước giữa các mô khác và máu. Albumin không có khả năng di chuyển một cách dễ dàng từ máu vào các mô nên đóng vai trò duy trì áp lực thẩm thấu của máu. Với tỷ lệ thấp hơn, các loại globulin bao gồm các protein thực hiện chức năng miễn dịch (các kháng nguyên - antibody, bổ thể - complement) hay các phân tử có chức năng vận chuyển. Finbrinogen chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các loại protein của máu và thực hiện chức năng trong quá trình hình thành các cục máu đông.

Ngoài các protein, máu còn chứa các thành phần hòa tan khác như các ion, các chất dinh dưỡng là sản phẩm của quá trình tiêu hóa, các chất thải, khí và các hợp chất có chức năng điều hòa (Seeley và cộng sự, 2000). Nồng độ

protein trong máu động vật có vú là từ 6-8 g% (Lê Khắc Thận và Nguyễn Thị

Phước Nhuận, 1974; trích theo Nguyễn Văn Kiệm, 2000).

Theo (Nguyễn Văn Kiệm, 2000), albumin là tiểu phần protein rất quan trọng trong máu, nó có vai trò trong trao đổi chất ởđộng vật, vai trò tạo hình,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 giữ áp lực thẩm thấu keo của máu, làm nhiệm vụ vận chuyển các axit béo, cholesterin, vitamin và một số các ion như Ca++, Mg. Tiểu phần albumin chiếm 35-45% Protein tổng số. Albumin được gan tổng hợp từ các axit amin do máu mang lại do đó các bệnh làm giảm chức năng gan thì hàm lượng albumin trong máu giảm (Nguyễn Tấn Di Trọng,1981 - trích theo Nguyễn Văn Kiệm, 2000).

Nồng độ glucose trong máu được điều chỉnh đểđảm bảo sựổn định của quá trình trao đổi chất. Xác định hàm lượng protein và glucose trong máu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

CHƯƠNG 2: NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý và huyết học của trâu nuôi tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 32)