Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý và huyết học của trâu nuôi tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 45)

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả trên phần mềm Excel và Minitab 14.0.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi trâu của huyện Cẩm Thủy

3.1.1. Biến động và phân bố đàn trâu của huyện Cẩm Thủy

Huyện Cẩm Thủy là nơi có nghề trồng lúa nước tương đối phát triển của tỉnh, nên chăn nuôi trâu bò ở đây vừa là nguồn cung cấp sức kéo, lại vừa là tài sản có giá trị của bà con nông dân. Trong những năm gần đây cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong cả nước theo hướng thị trường hoá, chăn nuôi nói chung và nuôi trâu nói riêng cũng có những biến động.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện số lượng trâu tại Cẩm Thủy có sự biến đổi từ năm 2008 đến nay (bảng 3.1 và hình 2)

Bảng 3.1. Diễn biến đàn trâu qua các năm của huyện Cẩm Thủy

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 10/2014 Số lượng

(con) 15.518 14.686 13.387 13.016 14.904 15.374 16.216

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cẩm Thủy)

15518 14686 13387 13016 14904 15374 16216 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Oct-14 Số lượng (con)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Đàn trâu của toàn huyện có xu hướng giảm từ năm 2008 (có 15.518 con) xuống 14.686 con (năm 2009), giảm 5,36 %. Số lượng trâu tiếp tục giảm 8,84 % vào năm 2010 và giảm 2,77% năm 2011.Trong bối cảnh kinh tế của huyện, một số ngành công nghiệp bắt đầu phát triển, cơ giới hóa đã thay thế

một phần sức kéo đã tác động đến số lượng trâu trong các nông hộ. Mặt khác công tác thú y vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của chăn nuôi nên dịch bệnh vẫn thường xảy ra trên đàn trâu và là một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng trâu từ năm 2008 đến năm 2011.

Từ năm 2012, số lượng trâu có xu hướng tăng dần từ 14.904 con năm 2012 lên 15.374 con năm 2013 ( tăng 3,15%) và đến tháng 10/2014 là 16.216 con tăng 5,48 % so với năm 2013. Trong thời gian này, huyện đã thực hiện chương trình hỗ trợ chăn nuôi nông hộ; công tác giống được chú trọng; đầu tư

kinh phí nhập tinh hoặc nhập trâu đực giống để cải tạo đàn trâu nội. Bên cạnh

đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp được khuyến khích thực hiện, một số vùng chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi, diện tích đất chăn thả tăng lên; công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh được giám sát tốt hơn.

Để duy trì và phát triển có hiệu quảđàn trâu trong tương lai, biện pháp hữu hiệu nhất là chuyển dần hướng mục đích chăn nuôi trâu, từ cung cấp sức kéo sang nuôi trâu sinh sản và lấy thịt từđó sẽ khai thác được tiềm năng sinh trưởng và khả năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm nguồn thức ăn vỗ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

3.1.2. Cơ cấu đàn trâu của huyện Cẩm Thủy

Bảng 3.2. Sự phát triển và phân bố trâu ở huyện Cẩm Thuỷ

Xã Số trâu đực Đực (con) Số trâu cái Cái (con) Tổng cộng < 2 năm tuổi 2 - 5 tuổi > 5 tuổi < 2 năm tuổi 2 - 5 tuổi > 5 tuổi Cẩm Thành 350 115 110 125 577 134 217 226 927 Cẩm Thạch 532 170 210 152 524 151 176 197 1056 Cẩm Liên 462 130 186 146 655 188 247 220 1117 Cẩm Lương 256 63 120 73 265 68 97 100 521 Cẩm Bình 440 145 172 123 606 158 234 214 1046 Thị Trấn 79 10 31 38 74 17 34 23 153 Cẩm Giang 393 97 150 146 485 136 165 184 878 Cẩm Tú 316 94 127 95 324 72 136 116 640 Cẩm Quý 547 176 215 156 514 155 184 175 1061 Cẩm Phong 99 20 53 26 71 19 27 25 170 Cẩm Ngọc 473 195 133 145 571 174 230 167 1044 Cẩm Long 468 136 172 160 564 164 195 205 1032 Cẩm Phú 375 52 188 135 478 111 193 174 853 Phúc Do 159 63 46 50 186 49 64 73 345 Cẩm Tân 260 77 90 93 310 89 121 100 570 Cẩm Vân 420 125 171 124 610 173 237 200 1030 Cẩm Yên 384 83 147 154 443 94 186 163 827 Cẩm Tâm 574 185 226 163 558 110 260 188 1132 Cẩm Châu 437 117 164 156 527 143 210 174 964 Cẩm Sơn 369 115 164 90 481 156 205 120 850 Tỷ lệ (theo tuổi) 100 29,32 38,89 31,79 100 26,76 38,74 34.5 Tỷ lệ (theo tính biệt) 45,59 54,41 100 Tổng 7393 2168 2875 2350 8823 2361 3418 3044 16216 (Nguồn: Trạm Thú y huyện Cẩm Thủy)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Các xã Cẩm Thành, Cẩm Liên, Cẩm Bình, Cẩm Long, Cẩm Phú, Cẩm Quý và Cẩm Tâm chiếm 60% tổng số trâu toàn huyện. Đây là các xã trung du miền núi nên việc cơ giới còn chậm, máy móc không thể thay thế hoàn toàn sức kéo của con trâu, mặt khác ở các xã này có diện tích đất đồi lớn, là nơi phát triển rất tốt cho một số cây cỏ - nguồn thức ăn xanh cho trâu. Chính vì vậy, những địa phương này có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu. Trong số 16,216 trâu, có 7,393 trâu đực (chiếm 45,59 %), 8,823 trâu cái (chiếm 54,41 %). Như vậy người dân ở huyện Cẩm Thủy nuôi trâu cái nhiều hơn vì mục đích vừa cày kéo vừa sinh sản. Hơn nữa do có đặc tính cơ giới nhẹ của vùng đất trung du nên nuôi trâu cái sẽ vẫn đảm bảo cả hai mục đích này. Tỷ lệ trâu cái lớn hơn là điều kiện thuận lợi để tăng số lượng trâu trong tương lai đồng thời có thể phát triển chăn nuôi trâu theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, tỷ lệ trâu dưới 2 năm tuổi còn thấp (26,32% tổng số trâu cái). Con số này cho thấy, đểđạt được mục tiêu tăng tổng đàn cần cải thiện cơ cấu

đàn thông qua các biện pháp làm tăng tỷ lệ sinh sản của trâu tại Cẩm Thủy. Trâu từ 2 – 5 tuổi chiếm tỷ lệ lớn so với tổng đàn và không khác nhau giữa trâu đực và trâu cái (38,89% số trâu đực và 38,74% số trâu cái). Đây là

đối tượng chính cung cấp sức kéo cho các hộ nông dân. Tỷ lệ này cũng cho thấy, ở thời điểm hiện tại đàn trâu vẫn có cơ cấu phù hợp hơn với mục đích cày kéo cho trồng trọt. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệđàn nghé dưới 2 năm tuổi và trâu trên 5 năm tuổi thấp hơn các nhóm tuổi khác.

Như vậy đàn trâu ở các vùng khác nhau có cơ cấu đàn trâu khác nhau,

đàn trâu ở vùng trung du miền núi có tỷ lệ trâu cày kéo cao, trâu sinh sản thấp hơn so với vùng đồng bằng. Thực tế nghề nuôi trâu ở Cẩm Thủy vẫn đang có sự phát triển nhưng chưa cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

3.1.3. Quy mô chăn nuôi trâu của huyện Cẩm Thủy

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy 100% số trâu được nuôi trong các hộ

gia đình nông dân sản xuất nhỏ. Trâu được nuôi ở đây chủ yếu theo phương thức chăn thả tận dụng, công việc chăm sóc nuôi dưỡng hầu như không được quan tâm. Chính vì lẽđó mà hiệu quả kinh tế chăn nuôi trâu ở đây không cao và bị hạn chế rất nhiều, mặc dù đây là vùng có nhiều diện tích chăn thả, thức

ăn xanh dồi dào quanh năm.

Theo số liệu điều tra trong 890 hộ nuôi trâu của huyện (bảng 3.3) cho thấy nuôi trâu chủ yếu là lấy sức kéo là chính (370 hộ, chiếm 41,57 % tổng số hộ điều tra); 432 hộ nuôi 2 trâu chiếm 48.54 %. Số hộ nuôi từ 3 trâu trở lên có 88 hộ (chiếm 9,89 %).

Theo Vũ Duy Giảng và cộng sự (1999), tại huyện Sóc Sơn – Hà Nội, số

hộ nuôi 1 trâu chiếm 81,5 % nhưng số hộ nuôi 2 trâu và 3 trâu trở lên lại thấp hơn nhiều so với Cẩm Thủy. Nhưng khi so sánh với các kết quả của Nguyễn

Đức Chuyên và Đặng Đình Hanh (2003), điều tra tại Định Hoá – Thái Nguyên, số hộ nuôi 1 trâu chiếm 38,57 % và số hộ nuôi 2 con chiếm 42,86 % tương đương tỷ lệ nghiên cứu của chúng tôi. Có thể cho rằng quy mô nuôi trâu trong các nông hộ tại các địa phương có thể chịu ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phương đó.

Bảng 3.3. Quy mô chăn nuôi trâu của huyện Cẩm Thủy

Số trâu/hộ (con) N (hộ) Tỷ lệ (%)

1 370 41,57

2 432 48,54

> 2 88 9,89

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 41.57% 48.54% 9.89% 1con/hộ 2con/hộ >2con/hộ

Hình 3. Quy mô chăn nuôi trâu của huyện Cẩm Thủy

Với đặc điểm tự nhiên có nhiều đồi núi, mặt khác đa phần các hộ nuôi trâu là người dân tộc thiểu số nên phương thức chăn nuôi trâu ở Cẩm Thủy vẫn mang đặc điểm truyền thống đó là quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn tự

nhiên là chủ yếu.

Các hộ có quy mô chăn nuôi từ 1-3 con và các hộ thuộc các xã vùng xuôi của huyện trâu được nuôi theo phương thức bán quảng canh. Trâu ở đây thường được chăn thả từ 1 giờ trưa đến 5 – 6 giờ chiều, còn lại phần lớn thời gian trâu bị nhốt trong chuồng cho ăn thêm thức ăn dự trữ chủ yếu là rơm khô. Trâu cái thường xuyên được theo dõi, phát hiện động dục và phối giống.

Với các hộ thuộc các xã vùng núi của huyện trâu ở đây hầu như được chăn thả tự do trên đồi, được lùa về nhà vào ngày mùa để cày kéo sau đó lại thả lên đồi, ít khi được theo dõi phát hiện động dục và phối giống. Một số ít hộ gia đình tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu nhưng còn hạn chế.

Tất cả các hộ gia đình đều đầu tư làm chuồng cho trâu, nhốt chung chuồng nếu nuôi nhiều trâu; chuồng không được dọn vệ sinh thường xuyên.

Đây là một nguyên nhân quan trọng làm giảm tăng trọng, giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn trâu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

3.2. Chỉ số hình thể trâu nuôi tại Cẩm Thủy

Cùng với khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo cũng góp phần thể

hiện tầm vóc của gia súc. Kích thước các chiều đo có liên quan chặt chẽ đến

định hướng cho sản xuất vật nuôi, sự biến thiên các chiều đo cũng đánh giá sự phát triển của giống. Ởđây chúng tôi chỉđề cập tới 3 chiều đo cơ bản đó là Cao vây, Dài thân chéo, Vòng ngực ở các lứa tuổi: sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng, 60 tháng và 72 tháng tuổi (bảng 3.4 và 3.5).

Nghé đực sơ sinh có vòng ngực lớn nhất sau đó đến chiều cao vây và thấp nhất là dài thân chéo. Đến giai đoạn dưới 2 năm tuổi, tương quan kích thước này vẫn không thay đổi. Với trâu từ 2 năm tuổi trở lên, vòng ngực vẫn có kích thước lớn nhất nhưng dài thân chéo có xu hướng lớn hơn cao vây. Như vậy từ sau 2 tuổi, tốc độ tăng kích thước chiều dài lớn hơn tốc độ tăng kích thước chiều cao, điều này giải thích cho tầm vóc thấp của trâu nuôi tại Cẩm Thủy. Sự thay đổi kích thước của trâu cái cũng tương tự như trâu đực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Bảng 3.4. Một số chỉ số kích thước cơ thể của trâu đực tại huyện Cẩm Thủy

Tuổi trâu

(tháng) n (con)

Chỉ tiêu

Cao vây (cm) Dài thân chéo (cm) Vòng ngực (cm)

X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%) SS 25 65,50 ± 1,75 2,67 57,83 ± 2,03 3,51 72,28 ± 2,21 3,05 6 27 90,54 ± 1,83 2,02 87,23 ± 1,85 2,12 110,20± 2,17 1,97 12 21 99,23 ± 1,25 1,26 98,85± 1,70 1,72 132,62± 2,40 1,81 24 28 102,86± 1,38 1,34 110,21± 1,72 1,56 152,57± 3,12 2,04 36 30 110,00± 1,28 1,16 115,80± 1,36 1,17 160,00± 2,55 1,59 48 23 113,75 ± 1,98 1,74 118,0 ± 1,39 1,18 165,50 ± 2,15 1,30 60 29 116,14 ± 2,14 1,84 121,36 ± 2,10 1,73 168,79 ± 1,70 1,01 ≥72 34 119,50 ± 2,02 1,69 125,60 ± 2,25 1,80 175,00 ± 1,75 1,00

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Bảng 3.5. Một số chỉ số kích thước cơ thể của trâu cái tại huyện Cẩm Thủy

Tuổi trâu

(tháng) n (con)

Chỉ tiêu

Cao vây (cm) Dài thân chéo (cm) Vòng ngực (cm)

X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%) SS 30 60,75 ± 1,47 2,42 54,25 ± 2,63 4,85 70,32 ± 2,09 2,97 6 29 80,54 ± 2,30 2,85 75,56 ± 2,80 3,70 100,06 ± 1,88 1,88 12 40 96,93 ± 2,60 2,68 88,02 ± 2,68 3,04 122,90 ± 1,97 1,60 24 26 102,57 ± 2,44 2,38 104,07 ± 1,93 1,85 142,49 ± 2,60 1,82 36 20 108,07 ± 1,38 1,28 110,82 ± 2,12 1,91 154,43 ± 2,16 1,40 48 21 112,06 ± 2,08 1,86 115,19 ± 2,55 2,21 159,47 ± 2,54 1,59 60 39 113,16 ± 1,67 1,48 118,91 ± 1,81 1,52 165,05 ± 2,52 1,53 ≥72 48 116,08 ± 2,0 1,72 122,09 ± 2,25 1,84 170,10 ± 2,34 1,37

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Trong nghiên cứu về giống vật nuôi thì cao vây được dùng như là chỉ

số để đánh giá chiều cao của gia súc, nó thể hiện sự phát triển của hệ thống xương ngoại biên (xương chi) và trong một chừng mực nào đó chiều cao vây còn thể hiện hướng sản xuất của con vật. Các số liệu khảo sát được tại huyện Cẩm Thủy cho thấy cùng với sự tăng lên về thể vóc và khối lượng qua các lứa tuổi, thì chỉ số chiều cao vây ở trâu đực luôn cao hơn ở trâu cái cùng tuổi.

Chiều cao vây tăng theo tuổi từ sơ sinh đến trưởng thành ở cả trâu

đực và trâu cái. Năm tuổi thứ nhất trâu có tốc độ tăng trưởng lớn nhất là 16%, từ năm thứ hai thì tốc độ tăng giảm dần, năm thứ hai là 11%, năm thứ ba là 6% và năm thứ tư chỉ còn 2 – 3%. Kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Cương, ở trâu đực trưởng thành là 116,54 cm, trâu cái là 114,81 cm, cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đàn trâu ở huyện Cẩm Thủy (119,5 cm ở trâu đực và 116,08 cm ở trâu cái).

So sánh với kết quả điều tra của Lê Viết Ly và cộng sự (1994), thì

đàn trâu ở huyện Cẩm Thủy có chiều cao tương đương ở trâu đực là 119,5 cm so với 118,5 cm và trâu cái là 116,08 cm so với 116,5 cm. Nguyễn Đức Thạc (1983), nghiên cứu trên trâu cái ngoại hình to thông báo chiều cao vây là 124,3 cm thì rõ ràng trâu ở huyện Cẩm Thủy thấp hơn.

Như vậy, sau khi so sánh kết quả của các tác giả với thực tế chúng tôi khảo sát được thì thấy rằng chiều cao vây của trâu ở đây lúc trưởng thành là tương đương và thấp hơn so với trâu ngoại hình to. Điều đó cũng nói nên xu hướng sử dụng đàn trâu ở đây vẫn là cày kéo.

Chiều dài thân chéo nói lên sự phát triển của hệ thống xương trục (xương sống lưng), cùng với sự phát triển của chiều cao vây chiều dài thân chéo cũng có liên quan đến sự tăng trọng của cơ thể trâu. Kết quả khảo sát tại Cẩm Thủy cho thấy dài thân chéo của trâu đực trên 72 tháng tuổi là 125,6 cm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 và trâu cái là 122,09 cm. Lê Xuân Cương, nghiên cứu trên trâu trưởng thành ở Định Hoá cho biết dài thân chéo của trâu đực là 126,76 cm và trâu cái là 123,63 cm; Lê Viết Ly và cộng sự (1994), điều tra trâu trưởng thành ở

Tuyên Quang thông báo dài thân chéo của trâu đực là 131,34 cm, trâu cái là 128,09 cm; còn Vũ Duy Giảng và cộng sự, cho biết trâu ở các vùng điều tra như Thanh Trì dài thân chéo ở trâu đực là 138,4 cm, trâu cái là 135,7 cm; Còn trâu ở Đô Lương và trâu ở Ý Yên tương ứng là:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý và huyết học của trâu nuôi tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)