Biến động và phân bố đàn trâu của huyện Cẩm Thủy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý và huyết học của trâu nuôi tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 46)

Huyện Cẩm Thủy là nơi có nghề trồng lúa nước tương đối phát triển của tỉnh, nên chăn nuôi trâu bò ở đây vừa là nguồn cung cấp sức kéo, lại vừa là tài sản có giá trị của bà con nông dân. Trong những năm gần đây cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong cả nước theo hướng thị trường hoá, chăn nuôi nói chung và nuôi trâu nói riêng cũng có những biến động.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện số lượng trâu tại Cẩm Thủy có sự biến đổi từ năm 2008 đến nay (bảng 3.1 và hình 2)

Bảng 3.1. Diễn biến đàn trâu qua các năm của huyện Cẩm Thủy

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 10/2014 Số lượng

(con) 15.518 14.686 13.387 13.016 14.904 15.374 16.216

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cẩm Thủy)

15518 14686 13387 13016 14904 15374 16216 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Oct-14 Số lượng (con)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Đàn trâu của toàn huyện có xu hướng giảm từ năm 2008 (có 15.518 con) xuống 14.686 con (năm 2009), giảm 5,36 %. Số lượng trâu tiếp tục giảm 8,84 % vào năm 2010 và giảm 2,77% năm 2011.Trong bối cảnh kinh tế của huyện, một số ngành công nghiệp bắt đầu phát triển, cơ giới hóa đã thay thế

một phần sức kéo đã tác động đến số lượng trâu trong các nông hộ. Mặt khác công tác thú y vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của chăn nuôi nên dịch bệnh vẫn thường xảy ra trên đàn trâu và là một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng trâu từ năm 2008 đến năm 2011.

Từ năm 2012, số lượng trâu có xu hướng tăng dần từ 14.904 con năm 2012 lên 15.374 con năm 2013 ( tăng 3,15%) và đến tháng 10/2014 là 16.216 con tăng 5,48 % so với năm 2013. Trong thời gian này, huyện đã thực hiện chương trình hỗ trợ chăn nuôi nông hộ; công tác giống được chú trọng; đầu tư

kinh phí nhập tinh hoặc nhập trâu đực giống để cải tạo đàn trâu nội. Bên cạnh

đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp được khuyến khích thực hiện, một số vùng chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi, diện tích đất chăn thả tăng lên; công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh được giám sát tốt hơn.

Để duy trì và phát triển có hiệu quảđàn trâu trong tương lai, biện pháp hữu hiệu nhất là chuyển dần hướng mục đích chăn nuôi trâu, từ cung cấp sức kéo sang nuôi trâu sinh sản và lấy thịt từđó sẽ khai thác được tiềm năng sinh trưởng và khả năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm nguồn thức ăn vỗ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý và huyết học của trâu nuôi tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 46)