Tính mùa vụ trong sinh sản của trâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý và huyết học của trâu nuôi tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 31)

Nhiều tài liệu nghiên cứu đã khẳng định, trâu có thể phối giống quanh năm nhưng động dục của trâu lại mang tính mùa vụ rõ rệt. Theo Rife (1959), thì vào những tháng nóng nực, trâu cái thường không động dục. Villiegas (1958), chỉ ra rằng hoạt động sinh dục xảy ra mạnh nhất vào các tháng mùa mưa, mát mẻ và vì thế trâu ở Philipine có khuynh hướng sinh sản theo mùa rõ ràng. Ross Cockvill (1971), đã tổng hợp kết quả nghiên cứu của các tác giả từ

15 khảo nghiệm đã nhận xét: Ở các vùng khác nhau của Ấn Độ ảnh hưởng của mùa vụ đến động dục và sinh sản của trâu là khác nhau, mặc dù chu kỳ

sinh sản kéo dài 8 tháng nhưng chúng không hoạt động sinh dục từ tháng 3

đến tháng 7 hàng năm. Mai Văn Sánh (1996), cũng đã kết luận rằng trâu Murrah nuôi tại sông bé động dục quanh năm nhưng tập trung rõ nhất từ

tháng 10 đến tháng 3 năm sau và đẻ nhiều từ tháng 8 đến tháng 1 (chiếm 75,61%), tức là động dục nhiều vào mùa đông và mùa xuân, đẻ nhiều vào mùa thu và đông.

Trâu Bungari hoạt động sinh dục tối đa vào các tháng mùa thu và mùa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 Nhiều tác giả còn cho rằng mùa vụ đẻ có ảnh hưởng lớn đến khoảng cách hai lứa đẻ, trâu cái đẻ vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 có khoảng cách hai lứa đẻ thường ngắn (461 ngày), còn nếu đẻ vào mùa hè thì kéo dài tới 529 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý và huyết học của trâu nuôi tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 31)