2.2.3.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank hiện nay
Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động, cơ cấu giám sát và quản lý RRTD
Cơ cấu tổ chức hoạt động, cơ cấu giám sát và quản lý rủi ro tín dụng được xây dựng theo nguyên tắc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan trong công tác quản lỷ rủi ro tín dụng.
- Hội đồng quản trị thông qua bộ máy giúp việc của mình là Ủy ban QLRR có trách nhiệm phê duyệt Chính sách quản lý rủi ro và giám sát quá trình thực hiện Chính sách quản lý rủi ro.
- Ủy ban QLRR trực thuộc Hội đồng quản trị có vai trò tham mưu, tư vấn cho HĐQT về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT trong việc ban hành các chính sách giám sát, quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Agribank theo quy định của pháp luật và Điều lệ Agribank. Ủy ban QLRR tham mưu cho HĐQT trong việc:
+ Ban hành các quy trình, chính sách thuộc thẩm quyền của mình liên quan đến quản lý rủi ro trong hoạt động của Agribank theo quy định của pháp luật và Điều lệ Agribank bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro của Agribank. Ủy ban có ý kiến về khoản cho vay và/hoặc tổng các khoản cho vay vượt quá 10% vốn tự có của Agribank.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM TRA KIẾM SOÁT NỘI BỘ BAN ĐIỀU HÀNH
BAN TÍN DỤNG TRUNG TÂM
PN&XLRR
CÁC CHI NHÁNH LOẠI 1, LOẠI 2
+ Quyết định phê duyệt các khoản đầu tư, các khoản giao dịch có liên quan, chính sách quản trị và phương án xử lý rủi ro trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao.
+ Giám sát thực thi các chính sách quản lý rủi ro, biện pháp phòng ngừa rủi ro của Agribank.
+ Phân tích, đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của Agribank trước những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng trong lĩnh vực đầu tư, quản lý khoản vay, quản lý tài sản có và tài sản nợ và biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
+ Xem xét, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các quy trình, chính sách quản trị rủi ro hiện hành của Agribank để đưa các khuyến nghị, đề xuất đối với Hội đồng quản trị về những yêu cầu cần thay đổi quy trình, chính sách hiện hành, chiến lược hoạt động…
Ban điều hành và các cấp quản lý: chịu trách nhiệm trước HĐQT trong việc tổ chức triển khai kịp thời và có hiệu quả các chính sách, định hướng có liên quan đến quản lý rủi ro do HĐQT ban hành; triển khai các chiến lược, chính sách quản lý rủi ro thông qua việc ban hành các quy định, quy trình, hướng dẫn và chỉ đạo kịp thời nhằm đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro trong toàn hệ thống đạt các mục tiêu mà HĐQT đề ra và báo cáo HĐQT kịp thời các dấu hiệu hoặc các biến cố gây tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Các Ban, Phòng và Trung tâm có liên quan tại trụ sở chính:
+ Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro: có trách nhiệm chính trong việc tham mưu cho Ban điều hành thiết lập một cơ chế hạn mức rủi ro cho toàn hệ thống trình Hội đồng quản trị phê duyệt (bao gồm các lĩnh vực như: rủi to tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp...); nhận diện và phát hiện rủi ro; phân tích, đánh giá, đo lường mức độ rủi ro, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát rủi ro trong toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp đồng thời đề ra các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn giảm thiểu rủi ro xảy ra; kiểm tra, giám sát, quản lý việc phân loại nợ, trích lập dự phòng, xử lý và thu hồi các khoản đã xử lý rủi ro; theo dõi quản lý và xử lý nợ xấu của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Hỗ trợ trợ xây dựng hệ thống tin học và cấu trúc dữ liệu vững chắc tạo điều kiện cho công tác quản lý rủi toàn diện của Agribank
+ Các Ban tín dụng (bao gồm Ban Tín dụng doanh nghiệp và Ban Tín dụng Hộ sản xuất): là cơ quan tham mưu của Ban điều hành, chịu trách nhiệm trong công
tác quản lý tín dụng, bao gồm: xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ, quy trình cấp tín dụng; giới hạn tín dụng, bảo lãnh; xây dựng chiến lược tín dụng cho từng thời kỳ ngắn, trung và dài hạn; xây dựng chiến lược khách hàng và chính sách khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp.
+ Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ: là cơ quan tham mưu của Ban điều hành, chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trên tất cả các nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ tín dụng nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững, đúng pháp luật, an toàn, hiệu quả của cả hệ thống và từng Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp. Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 01/08/2006 ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Tổ chức tín dụng.
2.2.3.2. Ưu nhược điểm của mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribanh.
a. Ưu điểm.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng đã có nhiều đổi mới, điều này được thể hiện ở chỗ quy định rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các Ban, phòng, Trung tâm tại Trụ sở chính. Chức năng quản lý rủi ro tín dụng do một Ban/phòng là độc lập với các đơn vị kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện và không tham gia trực tiếp vào quá trình phê duyệt khoản vay.
Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng các cấp của NHNo&PTNT Việt Nam được xây dựng theo nguyên tắc: xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vi, cá nhân có liên quan đến quá trình thẩm định, phê duyệt tín dụng, theo dõi, quản lý thu hồi nợ.
b. Hạn chế của mô hình
Giữa các Ban phòng, Trung tâm tại Trụ sở chính vẫn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, quản lý rủi ro phân tán, không tập trung, mỗi một ban lại chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng một phần khác nhau. Do đó chưa có cái nhìn tổng thể và nắm bắt được kịp thời để nhận biết được rủi ro tín dụng. Các biện pháp quản trị rủi ro không thống nhất do NHNo&PTNT Việt Nam thiếu một hệ thống quản trị rủi ro toàn diện cũng như các công cụ hữu hiệu để thực hiện một chức năng quản lý rủi ro. Hoạt động của Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro hiện nay được tổ chức theo Quyết định 235/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 01/6/2001 của Chủ tịch Hồi đồng Quản trị Agribank bao gồm 2 phòng: Phòng Tổng hợp và Xử lý rủi ro, Phòng Thông tin và phòng ngừa rủi ro. Trên thực tế, công tác thông tin phòng ngừa rủi ro
mới chỉ thực hiện chức năng đầu mối triển khai chương trình thông tin khách hàng, tập hợp và xử lý thông tin khách hàng trong toàn hệ thống để cung cấp cho CIC, đồng thời khai thác thông tin từ CIC phục vụ cho công tác thẩm định đầu tư tín dụng trong hệ thống NHNo. Thông tin khách hàng chủ yếu là thông tin về dư nợ, bảo lãnh, tài chính, pháp lý, tài sản đảm bảo, các thông tin liên quan đến ngành, lĩnh vực ít được quan tâm đầu tư khai thác. Như vậy Agribank mới chỉ thực hiện một phần của công việc Quản lý rủi ro danh mục cho vay.
Mặt khác, sự phân định chức năng, nhiệm vụ cụ thể về quản lý, cảnh báo, phân tích các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng chưa được quy định rõ rang, cụ thể bằng chính sách quản lý rủi ro, chưa có các công cụ để nhận biết, đo lường, kiểm soát và giám sát từng loại rủi ro cụ thể dẫn đến tình trạng vi phạm việc chấp hành các qui trình, nghiệp vụ, nhiều sai sót trong hoạt động tác nghiệp, gian lận trong các giao dịch, các rủi ro về lãi suất, tỷ giá…
Theo Basel 2, cần thiết phải thiết lập được ủy ban ALCO, tuy nhiên hiện tại NHNo&PTNT Việt Nam vẫn chưa xây dựng và thành lập được Ủy ban ALCO theo thông lệ quốc tế.
Tại Chi nhánh vẫn chưa tách riêng bộ phận tín dụng với bộ phận Quản lý rủi ro và quản lý tín dụng, do đó khâu quản lý rủi ro gặp nhiều vấn đề bất cập.
2.2.3.3. Thực trạng công cụ quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank.
Các văn bản hướng dẫn, quy định về việc quản lý rủi ro tín dụng.
Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam tiến hành phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi quyết định 493. Đồng thời NHNo&PTNT Việt Nam đã có Quyết định số 636/QĐ-HĐQT- XLRR ngày 22/6/2007 của Hội đồng quản trị chỉ đạo các chi nhánh, đơn vị chủ động trong việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, xây dựng kế hoạch và đề ra các biện pháp tích cực, triệt để trong thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Ngoài ra còn có các văn bản như Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 “Quyết định về việc ban hành cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam” Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007 quy định về việc bảo đảm tiền vay, quyết định 1004/NHNo-XLRR ngày 03/8/2010 quy định về thông tin đầu vào của khách hàng và một số văn bản khác ra đời nhằm mục đích quản lý rủi ro về tín dụng.
Hệ thống Core bank.
Cùng với chương trình hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng, đến cuối năm 2008, Ngân hàng No&PNTN Việt Nam đã triển khai thành công hệ thống Core bank (IPCAS) nối mạng toàn bộ 960 chi nhánh (khoảng 2.200 điểm giao dịch). Với hệ thống IPCAS cán bộ tín dụng có thể theo dõi tình hình đến hạn, quá hạn của khách hàng một cách hết sức cập nhật. Mỗi khách hàng chỉ được cấp một mã khách hàng duy nhất ngăn giúp cán bộ tín dụng có thể theo dõi các khách hàng vay liên chi nhánh trong cùng hệ thống. Gần đây, chương trình IPCAS của Ngân hàng Nông nghiệp còn có thêm Module cung cấp những khách hàng nghi ngờ đảo nợ, module phân tích nợ xấu. Đây là một công cụ hữu hiệu trong việc quản lý những khách hàng vay đảo nợ và những chi nhánh cho vay đảo nợ. Xây dựng hệ thống báo cáo thông tin quản lý nợ xấu trong hệ thống quản lý thông tin MIS, trên cơ sở đó phân tích từng khoản nợ, khả năng thu hồi và đề xuất các biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ có vấn đề, giảm nợ xấu và tận thu nợ xử lý rủi ro.
Bên cạnh đó, hệ thống quản lý phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phương pháp tự động cũng đã triển khai thành công. Hệ thống IPCAS hỗ trợ cho ngân hàng quản lý phân loại nợ và trích lập dự phòng song song cả theo chuẩn mực Việt Nam và chuẩn mực Quốc tế, qua đó có thể so sánh được thực tế phân loại nợ, trích lập dự phòng của toàn hệ thống theo các chuẩn mực của thông lệ quốc tế. Với sự thành công đó, công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện một cách kịp thời, chính xác và đúng các quy định của NHNN cũng như của Ngân hàng No&PNTN Việt Nam.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Agibank đã xây dựng các chính sách và quy trình của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, áp dụng trong toàn hệ thống. Tuy nhiên đến cuối năm 2010 thì hệ thống này mới chỉ phục vụ cho công tác cấp tín dụng .Việc phân loại nợ trong toàn hệ thống vẫn thực hiện theo điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHN, thực hiện phân loại nợ chủ yếu căn cứ theo thời gian quá hạn, do đó chưa thực sự phản ánh được chính xác tỷ lệ nợ xấu tại mỗi thời điểm, phục vụ Agribank trong việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách thống nhất.
Hệ thống mã ngành kinh tế.
Agribank đã ban hành và đưa vào ứng dụng bộ mã ngành kinh tế trên hệ thống IPCAS từ đầu năm 2009 trên cơ sở Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007