Nhóm giải pháp về nhân lực

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 78)

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Các giải pháp mà Agribank cần thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong công tác quản trị RRTD như sau: - Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Ngân hàng có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ rủi ro tín dụng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng… Những yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế để xử lý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng. Đồng thời, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, theo đó mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận.

- Chuẩn hóa cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, họ có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và cũng có thể đem lại rủi ro cho ngân hàng. Do vậy, để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng thì ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng, Agribank cần phải chặt chẽ và cần có một số tiêu chuẩn cơ bản, cụ thể như sau:

+ Phải được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường đại học uy tín. + Có khả năng ngoại ngữ, tin học, điều kiện để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong việc tính toán, thẩm định các dự án...

+ Có phẩm chất đạo đức: Đây chính là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh.

+ Hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp: Yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp, cán bộ tín dụng tìm hiểu thên thông tin về khách hàng trong quá trình xử lý nghiệp vụ.

Đối với những cán bộ tín dụng đã được tuyển dụng, Agribank cần dành một quỹ thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ tín dụng, và cần chú trọng thêm các nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh để trang bị nền kiến thức cho cán bộ tín dụng.

Agribank cũng cần thường xuyên mời các chuyên gia về pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ ngân hàng có thêm kinh nghiệm, hiểu biết thêm về pháp luật, quyết định cho vay được an toàn.

- Tăng cường đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng

Phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng là một nhân tố quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Do vậy, Agribank cần yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng cho người làm tín dụng, để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ. Cán bộ ở cương vị càng cao càng phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế cho vay; quy định về đảm bảo tiền vay, quy định về phân loại nợ, trích lập và dự phòng để xử lý RRTD của Agrbank và các văn bản có liên quan khác. Có như vậy, không những giữ được phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng mà ý thức trách nhiệm cũng được nâng lên,xử lý công việc tín dụng của ngân hàng hiệu quả hơn, tích cực hơn.

- Cải tiến công tác tuyển dụng: NHNo&PTNT Việt Nam xác định đây là khâu đầu tiên quyết định chất lượng cán bộ, do đó cần xây dựng và thực hiện tốt quy chế tuyển dụng cán bộ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 78)