2.1.3.1. Về hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1. Cơ cấu vốn Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền (tỷ đồng) % Số tiền (tỷ đồng) % Số tiền (tỷ đồng) %
1. Cơ cấu nguồn vốn theo nguồn huy động
375.033 434.331 474.491 - Nguồn huy động vốn từ dân cư 173.218 47,7 200.211 46 280.216 59 - Nguồn vốn kho bạc nhà nước 15.551 4,4 49.861 11,5 37.045 7,8 - Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế 173.232 47,9 184.229 42,5 157.680 33,2
2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian
375.033 434.331 474.491
- Tiền gửi không kỳ hạn 78.907 21,0 88.491 24,1 101.162 21,3 - Kỳ hạn <12 tháng 154.176 41,1 156.653 42,7 245.544 51,7 - Kỳ hạn >12 tháng đến
24 tháng
50.217 13,4 42.777 11,7 60.792 12,8 - Kỳ hạn >24 tháng 91.733 24,5 79.074 21,5 67.443 14,2
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010 của NHNo&PTNT Việt Nam)
Nguồn huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam liên tục tăng qua các năm, tăng mạnh vào năm 2009, so với năm 2008 tăng 59.298 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 15,81%. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 39.607 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 9,1%. Nguyên nhân là do năm 2010 có sự biến động mạnh về lãi suất huy động, các NHTM đua tranh nhau về lãi suất dẫn đến hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác ta thấy cơ cấu vốn được thay đổi về chất theo hướng phát triển ổn định nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Agribank thực hiện đa dạng các sản phẩm, hình thức huy động, giảm nguồn vốn không ổn định để qua đó chủ động trong quản lý và đảm bảo an toàn thanh khoản trong bối cảnh thị trường vốn biến động.
Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2006-2010
2.1.3.2. Về hoạt động tín dụng
Trên cơ sở nguồn vốn huy động ổn định và phát triển liên tục như trên, NHNo&PTNT Việt Nam đã mở rộng hoạt động tín dụng, dư nợ tín dụng tăng dần theo các năm. Trong điều kiện tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều diễn biến phức tạp , do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trong và ngoài nước, nên hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên cũng như sự điều hành linh hoạt của Ban lãnh đạo Ngân hàng, trong năm 2010 hoạt động tín dụng của Agribank đã đạt được những kết quả khả quan.
Biểu đồ 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2006-2010
Năm 2010, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 414.755 tỷ đồng, Agribank thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu đầu tư, tập trung vốn cho nông nghiệp, nông thôn với dư nợ cho vay lĩnh vực này tăng 21,2% so với đầu năm.
Cùng với tích cực triển khai Nghị định 41/2010/NĐ-CP, cho vay khắc phục thiên tai lũ lụt miền Trung, cho vay xuất nhập khẩu, thu mua tạm trữ theo các chương trình của Chính phủ, Agribank thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất, hạn chế cho vay bất động sản, chứng khoán, đồng thời kiểm soát chặt chẽ cho vay các dự án đầu tư.
2.1.3.3. Về kinh doanh vốn và ngoại tệ.
Biểu đồ 2.3. Doanh số kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2008-2010
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tuy không phải là thế mạnh của Agribank, tuy nhiên doanh số kinh doanh ngoại tệ cũng tăng nhanh theo các năm. Năm 2010, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank đạt 10.970 triệu USD. Trong đó, doanh số ngoại tệ mua vào đạt 5.502 triệu USD, doanh số bán ra 5.468 triệu USD và 2.377 triệu EUR.
2.1.3.4. Về hoạt động thanh toán biên mậu
Phát huy thế mạnh là ngân hàng đầu tiên thực hiện Thanh toán biên mậu, cùng lợi thế về mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch có mặt ở khắp các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia, Agribank luôn đảm bảo hoạt động thanh toán biên mậu an toàn cao, chính xác, chi phí cạnh tranh, khẳng định vị trí đứng đầu trong lĩnh vực này. Là ngân hàng duy nhất cung cấp Thanh toán biên mậu với Lào, năm 2010, hoạt động thanh toán biên mậu tại thị trường này tiếp tục đi vào ổn định và phát triển mạnh mẽ. Năm 2010, doanh số thanh toán biên mậu của Agribank đạt 24.658 tỷ VND, tăng 76% so với năm 2009.
Biểu đồ 2.4. Doanh số thanh toán biên mậu giai đoạn 2006-2010 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD TẠI AGRIBANK HIỆN NAY 2.2.1. Thực trạng RRTD tại Agribank
2.2.1.1. Quy trình cấp tín dụng tại Agribank
Sơ đồ 2.2. Quy trình cấp tín dụng Trong QPQ CN NHNo trình Khách hàng Giám đốc Phê duyệt / không phê duyệt
cho vay
Lãnh đạo phòng (tổ) tín dụng
Kiểm tra hồ sơ khách hàng, thẩm định lại Cán bộ thẩm định Nghiên cứu, thẩm định khách hàng vay vốn Ban TDDN, Ban KHTH xem xét,thẩm định, đề xuất Tổng Giám đốc ký ban hành/không duyệt Chủ tịch HĐQT phê duyệt/từ chối
Vượt QPQ Trong QPQ Vượt QPQ
Trước khi đi vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam, ta cần phải xem xét quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng này như thế nào. Quy trình cấp tin dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam gồm có 5 bước như sau:
Bước 1: Lập bộ hồ sơ vay vốn.
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý (Tuỳ vào loại hình doanh nghiệp, khách hàng phải cung cấp đầy đủ giấy tờ theo quy định trong Luật dân sự).
- Hồ sơ kinh tế (Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất).
- Hồ sơ vay vốn (Giấy đề nghị vay vốn, Phương án vay vốn, Các chứng từ có liên quan để xuất trình khi giải ngân, Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định).
Sau khi nhận được bộ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ do khách hàng gửi đến, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn (thẩm định cho vay).
Thẩm định cho vay là nội dung quan trọng nhất trong quy trình cho vay, đó chính là việc thẩm định các điều kiện vay vốn. Tuỳ theo loại hình khách hàng: pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh; loại cho vay: vay ngắn hạn, vay trung dài hạn; phương thức cho vay: từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án; quy mô dự án, phương án; đối tượng cho vay: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống; cho vay nội tệ, ngoại tệ để có một nội dung thẩm định thích hợp. Nội dung cơ bản của thẩm định bao gồm các nội dung sau:
- Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. - Thẩm định khả năng tài chính (sức khoẻ của khách hàng). - Thẩm định mục đích vay vốn.
- Thẩm định dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Thẩm định tài sản làm bảo đảm tiền vay.
Bước 2: Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình Giám đốc quyết định.
Bước 3: Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay.
Bước 4: Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).
Bước 5: Sau khi cho vay cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay như quy định.
Theo Quyết định 528/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 21/5/2010 v/v “ Ban hành Quy định phân cấp phán quyết tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, căn cứ theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN “Quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng”, thay thế một số các quyết định trước đây, NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành Quyết định này để quy định về phân cấp và ủy quyền phán quyết tín dụng đối với một khách hàng, một dự án đầu tư dưới hình thức cấp tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trên cơ sở xếp hạng tín dụng và xếp hạng của từng chi nhánh tương ứng.
Ngày 15/6/2010 NHNo&PTNT Việt Nam cho ban hành Quyết định 666/QĐ- HĐQT-TDHo “Quyết định về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, trong đó có quy định rõ quy trình xét duyệt cho vay đối với các cấp. Đối với các món vay trong quyền phán quyết của các chi nhánh, cán bộ chi nhánh là người trực tiếp tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định xét duyệt các điều kiện vay vốn và đưa ra ý kiến của mình về việc cấp tín dụng sau đó trình lãnh đạo phòng tín dụng. Lãnh đạo phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, thẩm định lại, ghi ý kiến báo cáo thẩm định và trình Giám đốc NHNo nơi cho vay xem xét, quyết định. Hồ sơ khoản vay sau khi được ký duyệt cho vay, được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán hoặc chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng.
Đối với những món vay vượt quyền phán quyết, Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam thẩm định và trình Ban Tín dụng doanh nghiệp và Ban Kế hoạch tổng hợp tại Trụ sở chính. Các Ban liên quan tái thẩm định hồ sơ vay vốn và đưa ra ý kiến tham mưu trình Tổng Giám đốc/Hội đồng quản trị phê duyệt khoản vay hoặc Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị theo thẩm quyền phán quyết để phê duyệt. Nếu khoản vay không được chấp thuận thì Trưởng ban có liên quan soạn thông báo từ chối cho vay trình Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng Giám đốc, người được ủy quyền ký, gửi cho Chi nhánh để thông báo cho khách hàng biết.
2.2.1.2. Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam được xây dựng dựa trên các nội dung chủ yếu sau:
- Cơ chế phân cấp quyền phán quyết tín dụng: NHNo&PTNT Việt Nam phân cấp cho Chi nhánh quyền phán quyết tín dụng tối đa đối với một khách hàng phù hợp với yêu cầu điều kiện sau đây: Tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của ngân hàng về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng; đảm bảo cho vay chính xác, kịp thời phục vụ khách hàng; xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, phù hợp với các quy trình nghiệp vụ và màng lưới hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam; phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động, quy mô, điều kiện, khả năng và đặc điểm từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, uỷ quyền cũng như năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị được phân cấp. - Xây dựng các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng, bao gồm:
+ Giới hạn tín dụng cho toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam: được xây dựng căn cứ vào các quy định của pháp luật và định hướng của NHNN, tuỳ thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình, NHNo&PTNT Việt Nam xem xét và quyết định về giới hạn tín dụng cần thiết trong từng thời kỳ bao gồm: giới hạn quy mô và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hàng năm; giới hạn dư nợ trên tổng tài sản có rủi ro; tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn trong tổng dư nợ; tỷ trọng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế; giới hạn tín dụng đối với một khách hàng hoặc nhóm khách hàng có liên quan; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ; danh mục các ngành nghề, lĩnh vực hạn chế cho vay, hoặc cho vay với điều kiện đặc biệt, hoặc không cho vay…
+ Giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phẩm, khu vực địa lý: được xây dựng trên cơ sở các phân tích, báo cáo về xu hướng phát triển, nhu cầu vốn, mức độ rủi ro của các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm trên thị trường; để hạn chế rủi ro tín dụng do tập trung tín dụng vào một số lĩnh vực chủ yếu; đồng thời căn cứ vào các điều kiện hiện có (năng lực tài chính, khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng...), NHNo&PTNT Việt Nam xây dựng các giới hạn tín dụng phù hợp đối với các ngành (nông nghiệp, điện, xi măng, thép…), sản phẩm tín dụng (cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh…), khu vực địa lý (vùng kinh tế, khu vực) trong từng thời kỳ nhất định.
+ Giới hạn tín dụng đối với khách hàng: được xây dựng căn cứ các quy định của NHNN và thực tế hoạt động, chiến lược phát triển của mình, NHNo&PTNT
Việt Nam xây dựng và tuân thủ các giới hạn tín dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan phù hợp trong từng thời kỳ.
- Xây dựng chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng: Chính sách khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam được xây dựng trên cơ sở chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính). Căn cứ vào kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, NHNo&PTNT Việt Nam có chính sách cụ thể áp dụng đối với từng khách hàng và nhóm khách hàng theo hướng ưu đãi đối với khách hàng được xếp hạng chất lượng cao và ngược lại. Cụ thể như sau:
Hạng khách hàng
Cấp tín dụng, lãi suất, bảo đảm tiền vay, dịch vụ khác
AAA AA
A
Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng. Áp dụng mức ưu đãi về lãi suất phí dịch vụ và có thể cho vay không bảo đảm bằng tài sản. BBB
BB
Có thể mở rộng tín dụng. Có thể ưu đãi về lãi suất phí dịch vụ, có thể cho vay không bảo đảm bằng tài sản.
B Hạn chế mở rộng tín dụng, cho vay có bảo đảm một phần bằng tài sản.
CCC
Hạn chế cấp tín dụng, tìm mọi biện pháp thu hồi nợ, kể cả việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ được thực hiện khi có phương án khác phục khả thi. Áp dụng mức lãi suất, phí dịch vụ theo mức thông thường, cho vay phải có tài sản bảo đảm.
CC C
Ngừng cấp tín dụng, tìm mọi biện pháp thu hồi nợ, kể cả việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ được thực hiện khi có phương án khác phục khả thi.
D Ngừng cấp tín dụng, tìm mọi biện pháp thu hồi nợ, không cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý sớm tài sản bảo đảm (nếu có)
Bên cạnh đó, ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng kết hợp với chấm điểm tài sản bảo đảm để ra quyết định cấp tín dụng, lãi suất, điều kiện vay vốn và các dịch vụ khác đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân.
Xếp loại rủi ro
Đánh giá tài sản bảo đảm Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/Từ chối
B (Trung bình) Tốt Trung bình
Từ chối
C (Thấp) Trung bình Trung bình/Từ chối
Căn cứ ma trận quyết định tín dụng như trên, chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT VN được áp dụng như sau:
Loại Cấp tín dụng, lãi suất, dịch vụ khác
Xuất sắc Đáp ứng nhu cầu tín dụng tối đa, có thể ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ. Tốt Có thể mở rộng tín dụng, có thể ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ. Trung bình
Không mở rộng tín dụng, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ được thực hiện khi có phương án khác phục khả thi. Áp dụng mức lãi suất, phí dịch vụ tối thiểu bằng mức thông thường. Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, xử lý sớm TSBĐ.