Hạch toán thu chi trong sản xuất hành

Một phần của tài liệu giáo trình trồng hành (Trang 95)

C. Ghi nhớ:

2.Hạch toán thu chi trong sản xuất hành

Để tính toán một cách trung thực, chính xác hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất hành là một việc cần phải tỷ mỷ trong ghi chép. Một số các định mức cho các công việc cũng chưa được thống nhất, kèm theo đó là sự biến động rất lớn về thị trường tài chính …

Trong tài liệu này chỉ giới thiệu cách tính toán sơ bộ các khoản thu, chi và lợi nhuận thuần tuý mà thôi.

2.1. Công thức tính

Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi.

2.2. Cách tính các chỉ tiêu

2.2.1. Chi phí:

Bảng 2. Chi phí sản xuất hành tươi, tính trên 1 ha

STT Nguyên liệu, vật tư Đơn vị tính

Số lượng (kg) Đơn giá (ngàn đồng) Thành tiền (ngàn đồng) Ghi chú 1 Giống 10.000

2 Phân hữu cơ Tấn 30 500 15.000

3 Đạm urê Kg 200 13 2.600 4 Lân vi sinh Kg 800 3 2.400 5 Kali sun phát Kg 250 13 3.250 6 Thuốc bảo vệ thực vật Kg 1 150 150 7 Công lao động 50 150 7.500 8 Chi khác 1.000 Cộng 41.900 2.2.2. Doanh thu:

Tính theo năng suất sản lượng thu hoạch được và giá bán tại thời điểm cụ thể cho đơn vị diện tích 1ha.

Doanh thu = Khối lượng sản phẩm bán được*Giá bán. Đơn vị tính đ/1ha. Ví dụ: Một vườn hành có diện tích 1ha, khối lượng thực thu là 9000 kg. Giá bán 25.000 đồng/1kg. Với tổng chi phí trồng hành là 41.900.000đ/1ha. Tính doanh thu của vườn hành?

Giải:

Ta có khối lượng là 9000kg Giá bán là 20.000 đồng/kg

Doanh thu = 9000 kg x 25000 đ = 225.000.000 đồng/ha

Lợi nhuận = 225.000.000 – 41.900.000 = 183.100.000 đồng/ha

* Chú ý: Để có được số liệu hạch toán thu chi chính xác, người sản xuất cần phải có sổ sách kế toán, ghi chép đầy đủ và kịp thời các thông tin về các khoản thu chi trong suốt chu kỳ sản xuất.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

Câu 1: Liệt kê các bước công việc tiêu thụ và hạch toán thu chi hành Câu 2: Nêu những căn cứ xác định phương thức tiêu thụ hành.

Câu 3: Nêu các phương thức tiêu thụ hành.

Câu 4: Trình bày các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

2. Phần thực hành

Bài thực hành 3.6.1: Tham quan học tập tại cơ sở bán hành lá, hành củ *Mục tiêu:

- Giúp học viên có thêm kinh nghiệm và cách thức bán hàng

- Hiểu rõ về kỹ thuật bảo quản hành lá, hành củ, cách bố trí, sắp xếp hành lá, củ trong quầy hàng và cách ghi chép, thống kê hàng.

* Nguồn lực cần thiết:

- Phương tiện chở học viên (xe ôtô chở khách) - Tài liệu, sổ sách học tập

- Tư trang cá nhân.

* Nội dung: Thăm quan cơ sở bán hành lá và hành củ

- Nghe cán bộ bán hàng giới thiệu toàn bộ quy trình, các bước cần thực hiện

trong cửa hàng bán sản phẩm và kinh nghiệm trong việc bán hàng. - Thăm quan các khâu công việc trong cửa hàng:

+ Tại nơi bảo quản sản phẩm hành: Xem xét cách bố trí, sắp xếp sản phẩm; các phương pháp bảo quản sản phẩm hành lá, hành củ

+ Tại nơi bán hàng: Thăm quan cách sắp xếp và trưng bày sản phẩm trong quầy hàng, hình thức niêm yết giá, giới thiệu quảng cáo sản phẩm, phương pháp giao tiếp với khách hàng, cách thống kê ghi chép sổ sách, viết hoá đơn, phương pháp cân đo, cách gói sản phẩm cho khách, các khâu công việc khi kết thúc buổi bán hàng.

- Viết thu hoạch: Nêu nhận xét qua bài thực hành về tất cả các nội dung, những nội dung học tập được, nêu các đề xuất, kiến nghị cụ thể.

* Địa điểm:

Tại cửa hàng bán hành lá, hành củ.

*Thời gian thực hiện: 7 giờ *Địa điểm: Cơ sở bán hàng *Kết quả sản phẩm:

+ Củng cố bài, nhận xét đánh giá kết quả toàn bài thực hành, qua kết quả thực hành học sinh phải có được các nội dung của việc tiêu thụ hành tại cửa hàng bán hành lá và hành củ.

+ Học viên viết bài thu hoạch, giáo viên căn cứ kết quả theo dõi, hướng dẫn học viên thực hiện bài thực hành và kết quả bài thu hoạch để cho điểm đối với từng học viên.

* Hình thức tổ chức:

+ Học sinh tập trung nghe giới thiệu, hướng dẫn chung tại nơi thăm quan.

+ Chia học sinh thành các nhóm (mỗi nhóm 5 - 6 người) thăm quan các khâu (công đoạn) cụ thể dưới sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ của cơ sở. C. Ghi nhớ:

Sản phẩm hành lá, hành củ tươi rất nhanh bị hư hỏng sau khi thu hoạch. Để tiêu thụ được sản phẩm hành lá, hành củ tươi thì cần phải tăng cường đầu tư các dịch vụ sơ chế và bảo quản.

Để có được số liệu hạch toán thu chi chính xác, người sản xuất cần phải có sổ sách kế toán, ghi chép đầy đủ và kịp thời các thông tin về các khoản thu chi trong suốt chu kỳ sản xuất.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí: Mô đun trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ hành là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng cây làm gia vị; được giảng dạy sau mô đun 02: Chuẩn bị đất và phân bón. Mô đun 03 cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề, thuộc mô đun bắt buộc của nghề Trồng cây làm gia vị. Địa điểm thực hiện tại cơ sở đào tạo hay ở thực địa, thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy theo mùa vụ trồng cây. Mô đun 03 có thể dạy độc lập cho các học viên và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành mô đun cho người học.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Về kiến thức: - Về kiến thức:

+ Trình bày được các bước thực hiện công việc trồng, chăm sóc hành theo hướng VietGAP

+ Trình bày được các bước thực hiện công việc phòng trừ dịch hại hành theo hướng VietGAP

+ Trình bày được các bước thực hiện công việc thu hoạch, làm sạch, sơ chế, bảo quản hành theo hướng VietGAP

+ Trình bày được các bước thực hiện công việc tiêu thụ sản phẩm hành và hạch toán thu chi.

- Về kỹ năng:

+ Thực hiện được các công việc trồng, chăm sóc hành theo đúng quy trình kỹ thuật theo hướng VietGAP.

+ Thực hiện được các công việc phòng trừ dịch hại hành, đảm bảo an toàn cho người và môi trường.

+ Thực hiện được công việc thu hoạch, làm sạch sản phẩm, phân loại sản phẩm, sơ chế và bảo quản sản phẩm theo hướng VietGAP.

+ Thực hiện được công việc tiêu thụ sản phẩm và hạch toán thu chi. - Về thái độ:

+ Có tinh thần trách nhiệm, có thái độ bảo vệ đất, môi trường, bảo vệ cây, an toàn cho bản thân và môi trường.

+ Phát triển nghề trồng cây làm gia vị theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

Số Tên các bài Loại bài

dạy Địa điểm

Thời gian (giờ chuẩn) Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Trồng hành Tích hợp Lớp học Ngoài đồng 20 4 15 1 2 Chăm sóc hành Tích hợp Lớp học Ngoài đồng 16 2 13 1 3 Phòng trừ dịch hại hành Tích hợp Lớp học Ngoài đồng 24 8 15 1 4 Thu hoạch, làm sạch và phân loại hành Tích hợp Lớp học Ngoài đồng 12 2 10

5 Sơ chế và bảo quản hành Tích hợp Lớp học

Ngoài đồng 12 2 10 6 Tiêu thụ hành và hạch toán thu chi Tích hợp Lớp học Cơ sở sản xuất 12 4 7 1

Kiểm tra hết mô đun

4 4

Cộng 100 22 70 8

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

* Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học, thời gian thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương trình mô đun 03.

* Tổ chức thực hiện đối với các bài thực hành kỹ năng:

- Địa điểm thực tập: Trên đồng ruộng, tại vườn thực hành ở cơ sở đào tạo. - Thời điểm thực hiện: Tùy thuộc đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo. Nên kết hợp với mùa vụ trồng.

- Thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương trình mô đun.

- Cách đánh giá dựa vào tiêu chuẩn thực hiện công việc. Đánh giá theo thang điểm 10.

* Các nguồn lực chính để thực hiện:

Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: cho lớp 30 học viên - Máy tính sách tay: 01 chiếc

- Máy chiếu đa năng: 01 chiếc

- Đĩa VCD về trồng và chăm sóc cây làm gia vị: 03 cái Điều kiện về cơ sở vật chất:

- Phòng học lý thuyết: 01 - Đất trồng hành đã chuẩn bị xong: 0,1 ha - Hành giống: 03 giống + Hành lá: 60 kg + Hành củ: 25 kg + Hành Tây: 5000 cây

- Dụng cụ lao động thủ công (cuốc, xẻng): 30 cái - Xe cải tiến: 03 cái

- Vật liệu tủ luống: 500 kg - Xô nhựa: 20 cái

- Cân: 01 cái - Phân bón:

+ Phân chuồng: 1 tấn

+ Đạm, lân, kali: 45 kg Urea; 40 kg Supe lân; 30 kg Kali sunphat + Phân bón lá: 10 gói

- Thuốc trừ sâu bệnh: + Booc đô: 1kg

+ Rhidomil 72 WP: 03 gói + Daconil WP: 03 gói - Bình phun thuốc: 02 cái

Tùy thuộc từng bài mà giáo viên yêu cầu học viên/nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu chuẩn được ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V).

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Bài thực hành số 3.1.1 Trồng hành ta bằng củ

Về lý thuyết: Bài tự luận, bài trắc nghiệm được đánh giá theo thang điểm 10.

Về thực hành: Bài thực hành được đánh giá theo tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn đánh giá Điểm

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư 2,0

Chọn đúng giống, đảm bảo đúng yêu cầu 1,0

Thực hiện tách ánh, cắt chóp củ đúng kỹ thuật 2,0

Ngâm nước đúng thời gian 2,0

Cắm hành đúng khoáng cách và lấp đất đúng độ sâu 2,0

Ý thức thực hiện công việc 1,0

Tổng 10

Bài thực hành số 3.1. 2: Trồng hành tây

Về lý thuyết: Bài tự luận, bài trắc nghiệm được đánh giá theo thang điểm 10.

Về thực hành:

Bài thực hành được đánh giá theo tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn đánh giá Điểm

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư 2,0

Chuẩn bị cây con giống đảm bảo đúng yêu cầu 2,0

Đảo đất, phân bón đúng kỹ thuật 1,0

Trồng cây con không quá nông hoặc quá sâu, lấp đất kín 2,0

Ý thức thực hiện công việc 1,0

Tổng 10

Bài thực hành số 3.2.1: Bón phân thúc cho hành lá

Về lý thuyết: Bài tự luận được đánh giá theo thang điểm 10. Về thực hành:

Bài thực hành được đánh giá theo tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn đánh giá Điểm

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để thực hiện việc bón phân cho hành

2,5

Cân đủ số lượng phân để pha 2,0

Cho phân vào thùng và khấy đều 2,0

Tưới phân bằng gáo theo hàng hoặc hốc 2,5

Ý thức thực hiện công việc 1,0

Tổng 10

Bài thực hành số 3.2.2: Bón phân thúc cho hành củ

Về lý thuyết: Bài tự luận được đánh giá theo thang điểm 10. Về thực hành: Đánh giá theo tiêu chuẩn sau

Tiêu chuẩn đánh giá Đánh giá

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để thực hiện việc bón phân cho hành củ đúng yêu cầu kỹ thuật

2,0

Tính và mua đủ lượng, đúng các loại phân bón cần có để bón cho lần bón cụ thể đảm bảo về số lượng và chất lượng

1,0

Trộn đều phân, bón theo hàng hoặc hốc và lấp kín phân 2,0

Cho phân vào thùng và khấy đều cho phân tan đều 2,0

Ý thức thực hiện công việc 1,0

Tổng 10,0

Bài thực hành bài số 3.3.1. Điều tra thành phần sâu bệnh hại hành

Về lý thuyết: Bài tự luận được đánh giá theo thang điểm 10. Về thực hành: Đánh giá theo tiêu chí sau

STT Tiêu chí đánh giá Điểm

1 - Chuẩn bị dụng cụ điều tra 2.0

2 - Chọn ruộng điều tra 0.5

3 - Chọn điểm điều tra 0.5

4 - Thực hiện điều tra trên điểm đã chọn 1.0 5 - Ghi chép số liệu, thu thập mẫu sâu 2.0

6 - Tính toán số liệu thu thập được 1.0

7 - Xác định loại sâu hại chủ yếu. 2.0

8 - Ý thức thực hiện công việc 1.0

Tổng 10

Bài thực hành bài số 3.3.2: Xử lý thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại hành

Về lý thuyết: Bài tự luận được đánh giá theo thang điểm 10. Về thực hành: Đánh giá theo tiêu chí sau

TT Tiêu chí đánh giá Điểm

1 Chuẩn bị dụng cụ vật tư 2.0

2 Pha chế thuốc 2.5

3 Tiến hành phun xử lý thuốc 3.0

4 Vệ sinh sau xử lý thuốc hoá học 2.5

Bài số 3.4.1: Thu hoạch hành lá

Về lý thuyết: Bài tự luận được đánh giá theo thang điểm 10. Về thực hành:

Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên: uốn nắn các thao tác, kỹ thuật, thái độ của học viên và nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10 dựa vào tiêu chuẩn đánh giá.

Tiêu chuẩn đánh giá Đánh giá

Chuẩn bị dụng cụ, nguồn lao động 2,0

Thu tỉa từng cây 2,0

Thu hoạch hành lá cả khóm (thu hết toàn bộ diện tích) 2,0

Buộc thành bó 1,0

Xếp vào thùng, sọt và vận chuyển về nhà 2,0

Ý thức thực hiện công việc 1,0

Tổng 10

Bài số 3.4. 2: Làm sạch và phân loại sản phẩm

Về lý thuyết: Bài tự luận được đánh giá theo thang điểm 10. Về thực hành:

Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên: uốn nắn các thao tác, kỹ thuật, thái độ của học viên và nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10 dựa vào tiêu chuẩn đánh giá.

Tiêu chuẩn đánh giá Đánh giá

Chuẩn bị dụng cụ, nguồn lao động 2,0

Làm sạch hành 2,0

Phân loại sản phẩm đã được làm sạch 2,0

Hành lá buộc thành bó và xếp vào sọt 1,0

Hành củ buộc thành bó đựng vào bao tải, thúng 2,0

Tổng 10

Bài số 3.5.1: Sơ chế và bảo quản hành củ

Về lý thuyết: Bài tự luận được đánh giá theo thang điểm 10. Về thực hành:

- Đánh giá theo các tiêu chí sau:

+ Tinh thần, thái độ thực hiện bài thực hành. + Công tác chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.

+ Sự thành thạo trong thực hành.

- Kết quả được đánh giá theo thang điểm 10

Bài số 3.6: Tiêu thụ và hạch toán thu chi

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

1. Nêu được những căn cứ xác định phương thức tiêu thụ hành

Bài tự luận, hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10. 2. Giới thiệu được các phương thức

tiêu thụ hành lá, hành củ

Bài tự luận, hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10. 3. Nêu được các yếu tố cơ bản ảnh

hưởng đến tiếp thị nông sản.

Bài tự luận, hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10. 4. Các kênh phân phối và tiêu thụ

sản phẩm.

Bài tự luận, hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10. 5. Thực hành tính toán lợi nhuận

của một nông hộ trồng hành.

Thang điểm 10

VI. Tài liệu tham khảo

1. PGS. TS. Tạ Thu Cúc và CCS, Giáo trình kỹ thuật trồng rau, Nhà xuất bản Hà Nội 2005

2. PGS. TS. Trần Khắc Thi và CCS, Sổ tay hướng dẫn thực hành VietGAP trên rau, Hà Nội năm 2009.

4. www.ctu.edu.vn ThS. Trần Thị Ba, Kỹ thuật trồng hành lá – phần 1

5. www.khuyennongvn.gov.vn ThS. Trần Thị Ba, Kỹ thuật trồng hành lá – phần 2

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY

Một phần của tài liệu giáo trình trồng hành (Trang 95)