0
Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Bón phân

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TRỒNG HÀNH (Trang 29 -29 )

Hành là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thành phần dinh dưỡng phong phú. Vì vậy cần phải cung cấp chất dinh dưỡng trong suốt chu kỳ sống của cây.

Tuy nhiên phân bón cho hành phải là phân đã qua chế biến như phân hữu cơ hoai mục, phân vô cơ N, P, K hoặc các loại phân tổng hợp NPK, phân vi sinh hoặc kết hợp dùng các loại phân bón lá như Komic, pomior, humix… Nghiêm cấm sủ dụng các loại phân tươi, phân chưa hoai để bón.

Để cung cấp phân bón cho hành được hiệu quả cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:

4.1. Nguyên tắc sử dụng phân bón

4.1.1. Bón đúng loại phân

Sử dụng đúng loại phân mà cây hành yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu.

Giai đoạn đầu cây hành cần loại phân có hàm lượng Đạm cao hơn. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK để bón cho cây thì chọn loại có hàm lượng đạm cao như: NPK 20-10-10, NPK16-16-8,….

4.1.2. Đúng liều lượng

Bón đúng liều không những đáp ứng được yêu cầu của cây hành mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng.

Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với

quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai, thời tiết, mùa vụ để quyết định lượng phân bón cho thích hợp.

4.1.3. Đúng thời điểm

Trong suốt thời kỳ sống, cây luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển. Vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng thấp.

4.1.4. Đúng cách

Bón đúng cách là bón phân sao cho cây hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà SX).

Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hoà vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước, v.v

Một khi đã xác định được đúng loại phân, đúng liều lượng mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng.

Ví dụ: Phân bón lá thì phải phun vào lúc trời mát, khoảng 8–9 giờ sáng hoặc

15–17 giờ chiều, thì lúc đó cây mới không bị cháy lá, hấp thu tối đa lượng phân được phun.

4.2. Kỹ thuật bón phân thúc cho hành

Phân bón thúc cho cây hành nhiều hay ít còn tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, kỹ thuật canh tác và các giống hành khác nhau.

Bón phân thúc cho cây hành có nhiều cách bón: bón trực tiếp, hòa vào nước tưới, phun lên lá..., có thể bón phân đơn hoặc dùng phân hỗn hợp NPK thì tùy theo điều kiện và tập quán canh tác của từng vùng. Diện tích là 1000 mét vuông

4.2.1.Bón phân thúc cho hành lá

Cách bón:

Hành lá thường hòa vào nước, tưới bằng thùng vòi hoa sen hoặc bằng gáo.

+ Lần 1 sau trồng 7 ngày: 4,5 kg urê

+ Lần 2 sau trồng 14 ngày: 14 kg DAP + 1,5 kg KCl

+ Lần 3 sau trồng 21 ngày: 19 kg NPK 16-16-8 + 1,5 kg KCl + Lần 4 sau trồng 28 ngày: 17 kg DAP + 2,5 kg KCl

Hình số 3.2.6: Tưới phân thúc cho hành bằng gáo

4.2.2. Bón phân thúc cho hành củ

Cách bón: Bón theo hàng, hốc hoặc hòa vào nước để tưới. Bón thúc lần 1: sau khi trồng 7 – 10 ngày, tưới 5 – 10 kg urê

Bón thúc lần 2: sau trồng 15 – 20 ngày, tưới 10 – 15 kg NPK + 5 kg urê. Bón thúc lần 3: sau trồng 30 ngày, tưới 10 – 15 kg NPK + 5 kg urê Bón thúc lần 4: sau trồng 40 ngày, tưới 10 – 15 kg NPK + 5 kg kali

Ngoài ra có thể kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái (VST). Cách dùng như sau:

- Thời kỳ hình thành củ: Bắt đầu cây có củ có thể phun 2-3 lần liên tiếp để chăm sóc củ, mỗi lần cách nhau từ 7-10 ngày, cho củ phát triển đều, tăng sức đề kháng, cho năng suất cao. Liều lượng phun như trên

Chú ý khi sử dụng: Phun lướt, không phun đi phun lại, nếu gặp mưa sau 5h phun phải phun bổ sung, sử dụng bình sạch để phun, không sử dụng chung với bất cứ sản phẩm hay thuốc trừ sâu, trừ bệnh nào khác.

4.2.3. Bón phân thúc cho hành tây

Đối với hành tây có thể bón thúc 3 lần như sau:

- Bón thúc lần 1 vào thời kỳ cây hồi xanh (7 – 10 ngày sau trồng) với lượng 5 – 7 kg u rê.

- Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 15 – 20 ngày, bón ¼ lượng đạm (5 – 7 kg urê) + ¼ lượng kali (5 – 7 kg kali sunphát). Kết hợp vun gốc cho hành tây.

- Bón thúc lần 3 sau lần 2 từ 15 – 20 ngày, bón hết lượng phân đạm và lượng phân kali còn lại, kết hợp vun gốc.

Bón xong lấp đất và tưới đủ ẩm, đây là lần bón thúc quan trọng nhất để giúp cây phình củ và cho năng suất cao, chất lượng tốt nhất.

Nếu sử dụng phân hỗn hợp NPK thì dùng như sau:

dụng phân hỗn hợp NPK: 25 – 10 – 10 + TE với lượng 10 kg/1000m2.

- Bón thúc lần 2: bón sau lần 1 từ 15 – 20 ngày, tiếp tục sử dụng phân hỗn hợp NPK: 25 – 10 – 10 + TE với lượng 10 kg/1000m2. Nếu thấy hành lá nhỏ và xanh nhạt thì bón thêm 5 – 7 kg urê/1000m2.

- Bón thúc lần 3 sau lần 2 từ 15 – 20 ngày, sử dụng phân NPK (15 – 7 – 15 + TE) với lượng 10 kg/1000m2.

Chú ý: Riêng bón thúc lần 3 cây hành rất cần phát triển củ to nên phải

bón thêm kali sun phát với lượng 10 kg/1000m2.

4.3. Thực hiện quy trình bón phân thúc cho hành

Bước 1: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ và vật tư Bước 2: Xác định loại, lượng phân cần bón Bước 3: Hướng dẫn kỹ thuật

Bước 4: Đảo, trộn phân . Bước 5: Rạch hàng, hốc

Bước 5: Rải phân theo hành hoặc hốc Bước 6: Lấp phân kín

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

Câu 1. Trình bày nhu cầu nước của cây hành

Câu 2. Trình bày xác định thời điểm tưới của cây hành Câu 3. Cho biết phương pháp tưới cho cây hành

Câu 4. Khái niệm, tác động và phương châm của việc tiêu nước cho cây hành

Câu 5. Trình bày nguyên tắc sử dụng phân bón cho cây hành.

2. Bài thực hành

Bài thực hành số 3.2.1: Bón phân thúc cho hành lá *Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn kỹ năng thực hiện các công việc bón phân thúc cho hành lá đúng yêu cầu kỹ thuật.

*Nguồn lực:

- Ruộng hành của hộ gia đình - Phân bón vô cơ

- Bộ đồ bảo hộ lao động cho mỗi người

- Phương tiện vận chuyển phân bón và dụng cụ - Giấy bút ghi chép

- Máy tính cầm tay

* Tiến hành

Nội dung công việc Phương pháp thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để thực hiện việc bón phân cho hành

Bước 2: Chuẩn bị phân bón Tính và mua đủ lượng, đúng các loại phân bón cần có để bón cho lần bón cụ thể

Bước 3: Hòa phân Cho phân vào thùng và khấy đều cho

phân tan

Bước 4: Tưới phân Lấy gáo múc phân và tưới theo hàng

hoặc hốc

*Thời gian thực hiện: 4 giờ

*Địa điểm thực hành: Ngoài đồng ruộng

*Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm

- Chuẩn bị được đầy đủ số lượng phân bón thúc, đúng chủng loại theo yêu cầu, phân phải đảm bảo chất lượng tốt.

- Hòa phân bón cho tan đều và đảm bảo đủ tưới cho diện tích - Tưới phân bằng gáo theo từng hốc hoặc hàng

* Hình thức tổ chức

- Giáo viên hướng dẫn thao tác ban đầu. - Chia nhóm nhỏ 4-5 người/nhóm. - Mỗi nhóm bón cho diện tích 100m2. - Học viên thực hiện bón phân.

Bài thực hành số 3.2.2: Bón phân thúc cho hành củ *Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn kỹ năng thực hiện các công việc bón phân thúc cho hành củ đúng yêu cầu kỹ thuật.

*Nguồn lực:

- Ruộng hành của hộ gia đình - Phân bón vô cơ

- Dụng cụ: xô, chậu, cuốc, xẻng, cân đồng hồ loại 60kg, thùng, gáo... - Bộ đồ bảo hộ lao động cho mỗi người

- Phương tiện vận chuyển phân bón và dụng cụ - Giấy bút ghi chép

- Máy tính cầm tay

* Tiến hành

Nội dung công việc Yêu cầu và phương pháp thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để thực hiện việc bón phân cho hành

Bước 2: Chuẩn bị phân bón Tính và mua đủ lượng, đúng các loại phân bón cần có để bón cho lần bón cụ thể

Bước 3: Trộn đều các loại phân trước khi bón

Cân đủ lượng, đúng tỷ lệ các loại phân Đảo trộn đều trước khi bón

Bước 4: Rải phân -Rải đều, đúng vị trí, đủ lượng phân cần bón

- Không làm rơi vãi, mất mát phân - Không để phân rơi trên lá

- Sẻ rãnh theo hàng hoặc theo hốc. - Rắc phân vào rãnh theo hàng, hốc.

Bước 5: Lấp phân Lấp kín phân

Bước 6: Kiểm tra sau khi bón Kiểm tra độ lấp kín phân sau khi bón vào hàng hoặc hốc

*Thời gian thực hiện: 4,5 giờ

*Địa điểm thực hành: Ngoài đồng ruộng

- Chuẩn bị được đầy đủ số lượng phân bón thúc, đúng chủng loại theo yêu cầu, phân phải đảm bảo chất lượng tốt.

- Trộn phân bón cho đều, tính đủ lượng phân cho diện tích thực hành - Rải đều phân theo hốc hoặc hàng, không làm rơi vãi lên lá, ra ngoài rãnh

- Lấp kín phân bón

* Hình thức tổ chức

- Giáo viên hướng dẫn thao tác ban đầu. - Chia nhóm nhỏ 4-5 người/nhóm. - Mỗi nhóm bón cho diện tích 100m2. - Học viên thực hiện bón phân.

Bài thực hành số 3.2.3: Bón phân thúc cho hành tây *Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn kỹ năng thực hiện các công việc bón phân thúc cho hành tây đúng yêu cầu kỹ thuật.

*Nguồn lực:

- Ruộng hành của hộ gia đình - Phân bón vô cơ

- Dụng cụ: xô, chậu, cuốc, xẻng, cân đồng hồ loại 60kg, thùng, gáo... - Bộ đồ bảo hộ lao động cho mỗi người

- Phương tiện vận chuyển phân bón và dụng cụ - Giấy bút ghi chép

- Máy tính cầm tay

* Tiến hành

Hành tây bón thúc 3 lần:

- Bón thúc lần 1 vào thời kỳ cây hồi xanh (7 – 10 ngày sau trồng) với lượng 5 – 7 kg u rê.

- Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 15 – 20 ngày, bón ¼ lượng đạm (5 – 7 kg urê) + ¼ lượng kali (5 – 7 kg kali sunphát). Kết hợp vun gốc cho hành tây.

- Bón thúc lần 3 sau lần 2 từ 15 – 20 ngày, bón hết lượng phân đạm và lượng phân kali còn lại, kết hợp vun gốc.

*Thời gian thực hiện: 4,5 giờ

*Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm

- Chuẩn bị được đầy đủ số lượng phân bón thúc, đúng chủng loại theo yêu cầu, phân phải đảm bảo chất lượng tốt.

- Trộn phân bón cho đều, tính đủ lượng phân cho diện tích thực hành - Rải đều phân theo hốc hoặc hàng, không làm rơi vãi lên lá, ra ngoài rãnh

- Lấp kín phân bón

* Hình thức tổ chức

- Giáo viên hướng dẫn thao tác ban đầu. - Chia nhóm nhỏ 4-5 người/nhóm. - Mỗi nhóm bón cho diện tích 100m2.

C. Ghi nhớ:

- Bón phân đảm bảo bốn nguyên tắc: bón đúng loại phân, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách.

- Tưới nước theo nhu cầu sinh lý của hành, nếu độ ẩm đất < 60% độ ẩm tối đa đồng ruộng đặc biệt chú ý ở thời đầu sau khi trồng.

Bài 3: Phòng trừ dịch hại hành Mã bài: MĐ03 – 03

Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng:

- Trình bày được các bước công việc phòng trừ dịch hại hành

- Thực hiện được các công việc điều tra sâu bệnh thành phần; xác định được sâu bệnh hại chủ yếu và tiến hành phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại hành theo hướng VietGAP.

- Nhận dạng được các loại cỏ dại, dịch hại khác và tiến hành phòng trừ đảm bảo an toàn cho cây và môi trường.

A. Nội dung:

1. Phòng trừ sâu bệnh hại hành

1.1. Điều tra sâu bệnh hại hành

1.1.1. Một số khái niệm chung về điều tra sâu bệnh hại hành

- Ruộng điều tra: là những ruộng tiến hành điều tra, số lượng ruộng điều tra phụ thuộc vào cơ cấu giống, chân đất, kỹ thuật canh tác của địa phương.

- Điểm điều tra: là vị trí cụ thể trên ruộng điều tra để thu thập các mẫu cây trồng bị hại, thông thường mỗi điểm điều tra có diện tích 1m2.

- Mẫu điều tra: là số lượng cây (hoặc củ, lá) thu thập trên một điểm điều tra - Mật độ sâu hại: là số lượng sâu hại trên một đơn vị diện tích (1m2) - Tỷ lệ hại: là tỷ lệ cây bị hại tính theo đơn vị % trên tổng số cây điều tra. - Yếu tố điều tra: là các yếu tố đại diện có liên quan đến loài sâu bệnh hại cần điều tra, bao gồm yếu tố giống, thời vụ, trình độ thâm canh, địa hình, tập quán canh tác, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.

- Điều tra định kỳ: là tiến hành điều tra thường xuyên trên các ruộng cố định trong suốt vụ gieo trồng, các kỳ điều tra cách nhau một khoảng thời gian nhất định, trên cây hành tiến hành điều tra định kỳ sâu bệnh 7 ngày/lần.

1.1.2. Chọn điểm và vị trí điều tra sâu bệnh hại hành

Căn cứ vào điều kiện khí hậu, cơ cấu giống, chân đất và kỹ thuật canh tác ở từng địa phương tiến hành điều tra thành phần diễn biến sâu bệnh trên các chân đất, giống hoặc thời vụ trồng khác nhau.

Với mỗi yếu tố điều tra chọn từ 2-3 ruộng đại diện cho điều kiện canh tác của địa phương.

Ví dụ: Khi điều tra diễn biến bệnh khô đầu lá hành trên các giống hành khác nhau cần tiến hành điều tra trên 2-3 giống được gieo trồng phổ biến nhất tại địa phương đó.

1.2.3. Điều tra thành phần và diễn biến sâu bệnh hại hành

a. Chọn ruộng điều tra

Chọn 2-3 ruộng đại diện cho tình hình sản xuất hành ở địa phương về giống, chân đất, địa hình, tập quán sản xuất, giai đoạn sinh trưởng của cây. b. Chọn điểm điều tra

Trên mỗi ruộng điều tra tiến hành điều tra thu thập mẫu sâu bệnh tại 5 điểm nằm trên 2 đường chéo góc của ruộng theo sơ đồ sau:

Mỗi điểm điều tra có diện tích 1m2, số lượng cây điều tra là 10 cây/củ/lá tùy theo loài sâu bệnh.

Ví dụ: Sâu bệnh hại trên toàn bộ cây điều tra 10 cây/điểm

Sâu bệnh hại củ, rễ (thối đế hành, thối ướt củ, bệnh do tuyến trùng) điều tra 5 củ/điểm.

Sâu bệnh hại lá (Giòi đục lá, rệp, bọ trĩ) điều tra 10 lá/điểm c. Phương pháp điều tra thành phần sâu bệnh hại hành

Tại mỗi điểm thu thập, chẩn đoán và ghi lại tên tất các loài sâu bệnh trên

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TRỒNG HÀNH (Trang 29 -29 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×