0
Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Những căn cứ xác định phương thức tiêu thụ hành

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TRỒNG HÀNH (Trang 82 -82 )

C. Ghi nhớ:

1. Tiêu thụ hành

1.1. Những căn cứ xác định phương thức tiêu thụ hành

Hành có có rất nhiều giống, đặc điểm của giống cũng rất đa dạng và phong phú về, là một trong những loại cây trồng làm gia vị không thể thiếu được trong bữa ăn của mỗi gia đình, ngoài tiêu dùng nội địa, hành trồng ở nước ta còn được bán trên thị trường các nước trong khu vực

Hình số 3.6.1 : Hành được đóng gói để chuyển đi tiêu thụ.

Trong những năm gần đây, cây hành trên địa bàn tỉnh Hải Dương, huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi … không chỉ giúp nhiều nông dân thoát nghèo mà hiện nay, nó còn trở thành thứ thực phẩm được sử dụng ăn tươi và chế biến tạo ra những sản phẩm làm gia vị có giá trị kinh tế cao

Những căn cứ để xác định phương thức tiêu thụ sản phẩm của cây hành chủ yếu tập trung vào những cơ sở sau đây:

1.1.1. Quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất hành

Hiện nay sản xuất hành ở nước ta còn nằm trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún là chính và chủ yếu là ở các vùng ven đô cung cấp rau gia vị cho các thành phố thị xã. Các mô hình sản xuất hành nhiều như ở Kinh Môn Hải Dương, Lý Sơn Quảng Ngãi, huyện Mỏ Cầy Bến Tre, Lục Nam Bắc Giang … chưa nhiều, thêm vào đó sản lượng và chất lượng hành còn hạn chế, chủ yếu còn sử dụng ở dạng tươi sống và tiêu thụ trong nước là chính, sản lượng hành bán trên thị trường các nước trong khu vực chưa nhiều. Để tăng cường năng lực và thế mạnh của cây hành cần tập trung nghiên cứu xây dựng kế hoạch, quy hoạch các vùng sản xuất phù hợp để có lượng hàng hoá đáng kể phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.

Hình số 3.6.2 : Thu hoạch hành ở huyện Đảo Lý Sơn Quảng ngãi

1.1.2. Chọn, tạo giống tốt và xây dựng thương hiệu cây hành

Tập trung chọn, tạo các giống hành có chất lượng tốt phù hợp với điều kiện nước ta để đưa vào sản xuất lớn, tạo ra lượng hàng hoá có giá trị, đồng thời xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cây hành Việt nam để cạnh tranh với thị trường thể giới, tạo ra chỗ đứng cho sản phẩm cây hành ở trong nước và trên thị trường quốc tế.

1.1.3. Xây dựng hệ thống chế biến sản phẩm thích hợp:

Tăng cường việc quy hoạch, xây dựng các cơ sở chế biến với nhiều quy mô thích hợp, sản xuất ra nhiều sản phẩm chế biến từ hành có giá trị xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời giải quyết việc phân bổ lại lao động,

đưa công nghiệp về nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp - Nông thôn.

1.1.4. Đẩy mạnh công tác Marketing, giới thiệu sản phẩm:

Để tiêu thụ sản phẩm hành và các sản phẩm chế biến từ hành, ngoài việc sản xuất ra sản phẩm có số lượng lớn, chất lượng cao, cần quan tâm đầu tư cho công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm một cách rộng rãi đến người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Do vậy, cần có chiến lược Marketing hợp lý để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nhanh, ổn định và đạt hiệu quả tốt.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TRỒNG HÀNH (Trang 82 -82 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×