Điều tra sâu bệnh hại hành

Một phần của tài liệu giáo trình trồng hành (Trang 37 - 39)

1. Câu hỏi

1.1.Điều tra sâu bệnh hại hành

1.1.1. Một số khái niệm chung về điều tra sâu bệnh hại hành

- Ruộng điều tra: là những ruộng tiến hành điều tra, số lượng ruộng điều tra phụ thuộc vào cơ cấu giống, chân đất, kỹ thuật canh tác của địa phương.

- Điểm điều tra: là vị trí cụ thể trên ruộng điều tra để thu thập các mẫu cây trồng bị hại, thông thường mỗi điểm điều tra có diện tích 1m2.

- Mẫu điều tra: là số lượng cây (hoặc củ, lá) thu thập trên một điểm điều tra - Mật độ sâu hại: là số lượng sâu hại trên một đơn vị diện tích (1m2) - Tỷ lệ hại: là tỷ lệ cây bị hại tính theo đơn vị % trên tổng số cây điều tra. - Yếu tố điều tra: là các yếu tố đại diện có liên quan đến loài sâu bệnh hại cần điều tra, bao gồm yếu tố giống, thời vụ, trình độ thâm canh, địa hình, tập quán canh tác, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.

- Điều tra định kỳ: là tiến hành điều tra thường xuyên trên các ruộng cố định trong suốt vụ gieo trồng, các kỳ điều tra cách nhau một khoảng thời gian nhất định, trên cây hành tiến hành điều tra định kỳ sâu bệnh 7 ngày/lần.

1.1.2. Chọn điểm và vị trí điều tra sâu bệnh hại hành

Căn cứ vào điều kiện khí hậu, cơ cấu giống, chân đất và kỹ thuật canh tác ở từng địa phương tiến hành điều tra thành phần diễn biến sâu bệnh trên các chân đất, giống hoặc thời vụ trồng khác nhau.

Với mỗi yếu tố điều tra chọn từ 2-3 ruộng đại diện cho điều kiện canh tác của địa phương.

Ví dụ: Khi điều tra diễn biến bệnh khô đầu lá hành trên các giống hành khác nhau cần tiến hành điều tra trên 2-3 giống được gieo trồng phổ biến nhất tại địa phương đó.

1.2.3. Điều tra thành phần và diễn biến sâu bệnh hại hành

a. Chọn ruộng điều tra

Chọn 2-3 ruộng đại diện cho tình hình sản xuất hành ở địa phương về giống, chân đất, địa hình, tập quán sản xuất, giai đoạn sinh trưởng của cây. b. Chọn điểm điều tra

Trên mỗi ruộng điều tra tiến hành điều tra thu thập mẫu sâu bệnh tại 5 điểm nằm trên 2 đường chéo góc của ruộng theo sơ đồ sau:

Mỗi điểm điều tra có diện tích 1m2, số lượng cây điều tra là 10 cây/củ/lá tùy theo loài sâu bệnh.

Ví dụ: Sâu bệnh hại trên toàn bộ cây điều tra 10 cây/điểm

Sâu bệnh hại củ, rễ (thối đế hành, thối ướt củ, bệnh do tuyến trùng) điều tra 5 củ/điểm.

Sâu bệnh hại lá (Giòi đục lá, rệp, bọ trĩ) điều tra 10 lá/điểm c. Phương pháp điều tra thành phần sâu bệnh hại hành

Tại mỗi điểm thu thập, chẩn đoán và ghi lại tên tất các loài sâu bệnh trên các cây điều tra vào phiếu điều tra (Phụ lục), đếm số lượng các cây bị hại bởi từng loài sâu hại để tính tỷ lệ hại.

Việc điều tra tiến hành trong toàn vụ nhằm xác định độ thường gặp của các loài sâu bệnh hại trong toàn vụ, từ đó xác định được các loài sâu hại phổ biến ở từng giai đoạn sinh trưởng của cây, các loài sâu hại chính hại hàng năm hoặc hàng vụ.

d. Phương pháp điều tra diễn biến một loài sâu bệnh hại chính

Đối với từng loài sâu bệnh hại, tiến hành điều tra theo dõi tình hình gây hại trên đồng ruộng theo từng kỳ điều tra, từ đó xác định được quy luật diễn biến của chúng trên đồng ruộng.

Đối với sâu hại: trong mỗi kỳ điều tra, tiến hành điều tra số lượng sâu hại hiện có trên đồng ruộng từ đó tính toán xác định mật độ của chúng. Ngoài ra tiến hành các mẫu sâu hại thu được theo các pha phát dục, các tuổi khác nhau để tính tỷ lệ các pha phát dục trên đồng ruộng từ đó xác định được thời điểm các pha phát dục phát sinh phổ biến trên đồng ruộng nhằm có biện pháp phòng trừ thích hợp.

Đối với bệnh hại: tiến hành thu thập tất cả các mẫu bệnh hại trên các điểm điều tra, phân loại các vết bệnh theo các cấp bệnh khác nhau để đánh giá mức độ hại của bệnh trên đồng ruộng.

1.2.4. Tính toán kết quả và đánh giá tình hình sâu bệnh hại hành

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:

Mật độ sâu hại: là số sâu hại trung bình trên 1m2 diện tích ruộng, để tính được chỉ tiêu này chúng ta lấy tổng số sâu thu được tại các điểm điều tra chia cho tổng số m2 đã điều tra. Trong trường hợp này mật độ sâu hại có đơn vị là con/m2. Ngoài đơn vị này mật độ sâu hại còn có các đơn vị tính khác như con/lá, con/cây. Đối với các loài sâu hại có kích thước nhỏ, số lượng sâu hại lớn như bọ trĩ để đếm được tổng số sâu trên đơn vị 1m2 sẽ mất nhiều thời gian và không chính xác vì vậy chỉ cần tính số sâu trung bình trên một lá hoặc trên một cây.

Để xác định mức độ hại của sâu bệnh người ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ hại được tính bằng số cây bị hại trên tổng số cây điều tra tại các điểm, đơn vị tính là %.

Một phần của tài liệu giáo trình trồng hành (Trang 37 - 39)