Xu hướng phát triển của thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển chính sách sản phẩm dịch vụ tại Nhà Hàng – Khách Sạn Ngọc Hà (Trang 37)

Ngày nay, du lịch không còn là hiện tượng đơn lẻ, đặc quyền của cá nhân hay tầng lớp giàu có mà du lịch trở thành nhu cầu xã hội phổ biến, đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho con người. Du lịch đã và đang trở thanh ngành kinh tế mạnh mẽ hơn khi mà đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu và sự hiểu biết ngày càng tăng lên.

Những năm qua, tiềm năng du lịch của Vĩnh Phúc đã được quan tâm, đầu tư, khai thác đặc biệt là sản phẩm du lịch nghỉ mát, sinh thái và du lịch tâm linh. Số lượng khách nội địa đến Vĩnh Phúc tăng trên 20%/năm; khách quốc tế tăng bình quân trên 25%. Du lịch Vĩnh Phúc có thế mạnh về Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên; hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch được quan tâm; có vị trí gần thủ đô Hà Nội và sân bay quốc tế Nội Bài. Tuy nhiên, du lịch Vĩnh Phúc cũng có mặt còn yếu như: đội ngũ lao động trong ngành du lịch còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; sản phẩm du lịch còn hạn chế; khả năng kết nối với các địa phương trong vùng còn yếu...

Phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu khách du lịch các mùa trong năm và du lịch cuối năm. Quan tâm phát triển và khai thác tiềm năng du lịch văn hoá, tâm linh. Mở rộng thêm các lĩnh vực du lịch, dịch vụ phục vụ hội thảo, phát triển mô hình du lịch kết hợp với tham quan học tập kinh nghiệm. Tạo ra những sản phẩm du lịch có thương hiệu mang nét đặc trưng riêng của du lịch Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Phát triển chính sách sản phẩm dịch vụ tại Nhà Hàng – Khách Sạn Ngọc Hà (Trang 37)