Nội dung vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình (Trang 40)

Nhưđã phân tích ở trên, du lịch là một ngành tổng hợp trong tổng thể các lĩnh vực ngành nghề phát triển tại địa phương sự phát triển của ngành du lịch (với tư

cách là một ngành có lợi thế phát triển ở địa phương) phải là động lực để phát triển kinh tế chung của tỉnh, tạo nên sắc thái riêng của kinh tếđịa phương (cơ cấu kinh tế

hợp lý với nhân lõi là ngành du lịch phát triển). Do đó, sự phát triển ngành du lịch phải đặt trong sự phát triển của địa phương. Chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch đòi hỏi phải hướng tới các yêu cầu sau:

Lập kế hoạch , giám sát, đánh giá Nhóm mục tiêu: phát triển DN Các yếu tố địa phương Trọng tâm chính sách và sự phối hợp chính sách Sự bền vững Quản lý Sự phối hợp hiệu quả Công cụ cơ bản Các công cụ có tính chất đổi mới

Hình 2.3: Cơ cấu của quá trình kinh doanh du lịch

- Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với du lịch là nhằm cho ngành du lịch ở đây phát triển mạnh mẽ, bền vững. Thị trường du lịch, thể chế thị trường du lịch

được mở rộng, thể chế thị trường được xác lập, sự vận động của các yếu tố thị

trường thông suốt. Sự phát triển du lịch ở địa phương góp phần đắc lực và sự phát triển của ngành du lịch cả nước.

- Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với ngành du lịch trên địa bàn địa phương là nhằm phát triển ngành, phát triển địa phương, nâng cao phúc lợi địa phương (mức sống, sự văn minh, công bằng, an ninh, môi trường sinh thái được cải thiện).

Theo điều 10 của Luật Du lịch thì QLNN về du lịch có 9 nội dung, cụ thểđó là: 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch; 2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch; 3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch; 4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; 5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch

Nhu cầu về dịch vụ du lịch: Tư vấn, môi giới...

Kháchdu lịch nước ngoài Khách du lịch trong nước

Lữ hành nước ngoài Lữ hành quốc tế Lữ hành nội địa Cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch Nơi ở Khách sạn Nơi ăn Nhà hàng Nơi tham quan Các điểm tham quan du lịch Đi lại Vận chuyển Nơi mua Cửa hàng Dịch vụ Phục vụ đời sống...vv Dịch vụ Tài chính tiền tệ Ngân hàng

Chính quyền địa phương Cộng đồng dân cư Các đơn vị KD khác Cơ sở hạ tầng

phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch; 6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; 7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự

phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch; 8. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch; 9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch (QH, 2005). Cũng theo mục 4 điều 11 của Luật Du lịch thì trách nhiệm QLNN về du lịch thì: UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ

chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch,

điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch (QH, 2005).

Từ những nội dung phân tích ở trên, có thể thấy chính quyền địa phương cần thực hiện các nội dung sau trong phát triển du lịch bền vững:

2.2.2.1. Xây dng chiến lược, quy hoch phát trin du lch trên địa bàn tnh theo tiêu chí phát trin bn vng

Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch là cơ sở quan trọng để thúc

đẩy du lịch phát triển bền vững, nó tác động tích cực đối với việc định hướng đầu tư. Phát triển theo quy hoạch góp phần phát huy tối đa nguồn lực đầu tư, hệ thống khách sạn, nhà hàng và các công trình phục vụ cho du lịch sẽđược đầu tư xây dựng

đúng hướng, tạo nên sựđồng bộ của cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch.

Chiến lược phát triển ngành du lịch trên địa bàn một địa phương quyết định những phương hướng phát triển lâu dài, nội dung cơ bản của nó là: Hệ thống các quan

điểm phát triển; các hướng phát triển, các mục tiêu phát triển, các nhiệm vụ và chính sách lớn cần thực hiện. Do đó, nội dung quy hoạch tổng thể phải xác định và thể hiện

được tầm nhìn dài hạn, đánh giá sát thực những lợi thế so sánh để khai thác tối đa nguồn lực thúc đẩy phát triển du lịch. Những mục tiêu, chỉ tiêu phải phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương và triển vọng phát triển của ngành du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, và thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch của đất nước. Chính quyền cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển du lịch của

địa phương cho từng giai đoạn, phù hợp điều kiện nguồn lực và tiềm năng, lợi thế

về du lịch. Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của địa phương sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải công bố, công khai rộng rãi để nhân dân và các cơ

Nhà nước cần có cơ chế, chính sách đầu tưđể từng bước hiện thực hóa quy hoạch. Vốn nhà nước hỗ trợ để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, tập trung chủ yếu vào những công trình đường sá, viễn thông, điện chiếu sáng, cấp thoát nước tại những khu du lịch tập trung và khu vực quy hoạch phát triển du lịch.

Chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch, bảo đảm cho sự phát triển bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.2. Xây dng cơ chế vn dng lut pháp và chính sách phát trin du lch trên

địa bàn tnh theo tiêu chí phát trin bn vng

Để khai thác tốt các nguồn lực, lợi thế, tiềm năng phát triển du lịch địa phương. Chính quyền cấp tỉnh cần xây dựng cơ chế, chính sách có tính chất đặc thù trên cơ sở khung pháp lý chung. Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch phải được cụ thể hóa bằng những văn bản quy phạm pháp luật, là cơ sở để các nhà đầu tư nghiên cứu, xem quyết định đầu tư.

Đầu tư vào lĩnh vực du lịch đòi hỏi một lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, cho nên tùy điều kiện cụ thể của địa phương mà xác định cơ chếưu đãi cho phù hợp. Cơ chế, chính sách ban hành vừa phải bảo đảm nguyên tắc không trái với khung pháp lý chung trong lĩnh vực du lịch, vừa tạo sự thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư.

Địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế và nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, nhưng nếu không có cơ chế, chính sách phù hợp thì không thể thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Các dự án đầu tư

xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch có tính chất quyết định đến sự

phát triển nhanh hay chậm của ngành du lịch địa phương. Do vậy, chính quyền cấp tỉnh cần chú trọng đến việc thu hút đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp có năng lực quản lý điều hành và năng lực tài chính mạnh đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

Hoạt động du lịch đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước để định hướng phát triển phù hợp với định hướng chung. Do vậy, ngoài những quy định chung của Nhà nước, chính quyền địa phương cần nghiên cứu tình hình thực tiễn địa phương

để vừa cụ thể hóa chính sách của Nhà nước, vừa ban hành những văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch,

đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững.

Trong quá trình thực thi chính sách cần có các cuộc "đánh giá" nghiêm túc, khoa học để hoàn thiện, bổ sung hay sửa đổi chính sách. Đối với sự phát triển của ngành du lịch ở một địa phương các văn bản và chính sách sau đây có tác động trực tiếp: Luật Du lịch, Luật Đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư; chính sách tài chính - tín dụng, chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng ngành du lịch; chính sách hỗ trợ

xúc tiến du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch và đào tạo nguồn nhân lực du lịch; chính sách đất đai; chính sách giá cả các dịch vụ cấu thành sản phẩm du lịch, chính sách cạnh tranh.

2.2.2.3. Xây dng t chc b máy và qun lý phát trin du lch trên địa bàn tình theo tiêu chí phát trin bn vng

Tổ chức, điều hành các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh là thực hiện chức năng tổ chức điều hành sự phát triển của một ngành trong phạm vi một địa phương. Do đó cần chú ý đến một số vấn đề sau:

- Tổ chức hệ thống đối tượng quản lý. Sản phẩm du lịch được tạo ra do sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch. Do đó, để có hoạt động du lịch phải khai thác các tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch không chỉ là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố văn hoá lịch sử mà nó là kết hợp của cảnh quan thiên nhiên yếu tố văn hoá lịch sử với thành quả lao động sáng tạo của con người. Do vậy, việc đầu tiên là phải quy hoạch tốt hệ thống các

điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch.

Một nhiệm vụ quan trọng khác là tổ chức hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên có nhiều loại doanh nghiệp của các ngành khác nhau tham gia vào. Có thể phân thành 4 nhóm chính: các cơ sở mà hầu như toàn bộ các hoạt động của nó phục vụ cho du lịch, đáp ứng trực tiếp các nhu cầu của khách du lịch như các doanh nghiệp lữ hành, đại lý du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng du lịch, các cơ sở vận chuyển du lịch, điểm cung cấp thông tin du lịch; các quầy kiosque tại các điểm và khu du lịch; các cơ sở mà một phần hoạt động của nó phục vụ

cho du lịch, nhưng đáp ứng trực tiếp nhu cầu của khách du lịch như: giao thông, bưu

điện, quán ăn, các cơ sở dịch vụ khác, các quầy đổi tiền, cơ sở bảo hiểm v.v..

- Tổ chức và điều hành hệ thống chủ thể quản lý. Đối với ngành du lịch ở một

địa phương có các vấn đề sau cần quan tâm: Đầu tiên là bộ máy quản lý phải tương xứng với nhiệm vụ; thứ đến, là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch.

Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, lại có tính chất văn hoá rõ nét. Chất lượng dịch vụ du lịch là sự phù hợp của sản phẩm dịch vụ

thoả mãn yêu cầu đề ra, hoặc định trước của du khách. Cũng có thể xác định sự phù hợp hay thỏa mãn của du khách khi so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ trông

đợi. Như vậy rõ ràng dịch vụ cảm nhận là vô cùng quan trọng. Sự cảm nhận nảy sinh trong quá trình tiếp cận giữa du khách và nhân viên, cán bộ trong ngành du lịch. Nói vậy, có nghĩa là chất lượng cán bộ viên chức, cách làm việc của các cơ

- Vận hành sự hoạt động của đối tượng và chủ thể quản lý. Mục đích của việc quản lý vận hành là: một, bảo đảm các hoạt động ăn khớp, thông suốt từ đầu đến cuối; hai, tốc độ hoạt động ở mức tích cực nhất; ba, hoạt động đúng hướng (không chệch khỏi quỹ đạo đã định). Muốn ăn khớp, thông suốt phải tận dụng cơ chế "tự động". Các cơ quan QLNN phải phát huy cao độ ưu thế của cơ chế thị trường trong việc khuyến khích và điều tiết sự phát triển của ngành du lịch. Phải có những chính sách bảo đảm sự thông thoáng, tự do của môi trường kinh doanh, phá bỏ các rào cản, để các chủđầu tư tự do tham gia, hoặc rút khỏi thị trường, bảo đảm pháp lý cho tự do cạnh tranh lành mạnh.

Để hỗ trợ thị trường Nhà nước ngoài việc bảo đảm môi trường pháp lý, cần có cơ

chế và tổ chức bảo đảm thông tin thị trường (xu hướng vận động của cầu, cung, giá cả...). Nhà nước với vị trí bao quát có thể nhìn rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những mất cân đối trong phát triển do đó có khả năng chứng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp. Cần duy trì cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước thường xuyên.

Các địa phương có những đặc điểm, điều kiện khác nhau, có những địa phương có lợi thế hơn trong phát triển du lịch, nhận thức được điều đó, biến lợi thế thành năng lực cạnh tranh của địa phương trong phát triển là nhiệm vụ của Nhà nước.

Ngoài các nội dung trong tổ chức, điều hành đã nêu, thì việc bảo đảm cơ sở hạ

tầng cho sự phát triển du lịch là một nội dung mà công tác tổ chức, điều hành cần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đặc biệt quan tâm. Cơ sở hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất kỹ thuật, các công trình, các phương tiện tồn tại trên một lãnh thổ nhất định được dùng làm điều kiện sản xuất và điều kiện sinh hoạt nói chung, bảo đảm sự vận hành liên tục, thông suốt của các luồng của cải vật chất, các luồng thông tin và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống.

Theo quan niệm trên, thì cơ sở hạ tầng của một địa phương (tỉnh, thành phố) có những bộ phận sau: phần cơ sở hạ tầng mang tính kỹ thuật (còn gọi là phần cứng), phần cơ sở hạ tầng dịch vụ mang tính chất phục vụ chung (còn gọi là phần mềm); cũng có thể chia thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật (như hệ thống điện, hệ thống giao thông - vận tải; hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông...).

Cơ sở hạ tầng xã hội (bao gồm: các cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, bệnh viện...).

Tổng thể cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch tại một địa phương cũng có hai cách nhìn nhận: Theo nghĩa rộng thì cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch là toàn bộ cơ sở vật chất, phương tiện được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm bảo đảm hàng hoá và dịch vụ phục vụ du khách. Nếu vậy thì nó bao gồm cơ sở vật chất, phương tiện do ngành du lịch, và các ngành khác

quản lý có phục vụ cho các tour du lịch như hệ thống đường sá, cầu phà, viễn thông,

điện, nước... Nó bảo đảm các điều kiện chung và các điều kiện đặc trưng của ngành du lịch; theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất - kỹ thuật của du lịch chỉ là các yếu tố đặc trưng của ngành du lịch như: khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi, giải trí, các

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình (Trang 40)