Cơ sở khách quan quy định vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình (Trang 37)

Trong hệ thống chính quyền địa phương, chính quyền cấp tỉnh là cấp hành chính cao nhất trong 3 cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã). Chính quyền cấp tỉnh có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của

địa phương làm cơ sở cho hoạt động của chính quyền cấp huyện, cấp xã dựa trên cơ

sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước và điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương. Quy hoạch, kế hoạch, chính sách mà chính quyền cấp tỉnh quyết định sẽảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nói chung của cả tỉnh, và sẽ góp phần phát huy, tận dụng những tiềm năng sẵn có, hạn chế những yếu kém và tồn tại của địa phương. Trong khi đó, chính quyền TW ban hành những chủ trương, chính sách, biện pháp ở tầm vĩ mô, khó có thể điều tiết ở tầm vi mô đối với các tỉnh. Vì vậy, những quy hoạch, kế hoạch, chính sách này sẽ góp phần phát huy, tận dụng

được những thế mạnh, tiềm năng sẵn có và hạn chế, khắc phục những yếu kém, tồn tại của địa phương.

Với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chính quyền cấp tỉnh ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong bộ máy chính quyền địa phương nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung. Chính quyền cấp tỉnh bao gồm HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

HĐND tỉnh là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện ý chí và quyền làm chủ của nhân dân trong tỉnh, chịu trách nhiệm trước nhân dân trong tỉnh và cấp trên. Đây là nơi quyết định quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, biện pháp nhằm triển khai thực hiện các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và phát triển địa phương.

UBND tỉnh là cơ quan chấp hành của HĐND tỉnh, cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh. UBND tỉnh có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chỉđạo thực hiện, kiểm tra và quản lý mọi lĩnh vực tại địa phương.

Hệ thống các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là các cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Các cơ quan này hoạt động theo cơ

hai cơ quan cấp trên trực tiếp: (1) theo sự quản lý của ngành dọc (Bộ, ngành TW); (2) theo sự quản lý của lãnh thổ theo chiều ngang (UBND tỉnh).

Các cơ quan quản lý nhà nước trên có mối quan hệ với nhau, tạo thành hệ

thống chính quyền cấp tỉnh, điều hành, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụở

các lĩnh vực khác nhau tại địa phương.

Chính quyền tỉnh có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chính quyền địa phương giữ trọng trách đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm phát huy những thế mạnh của địa phương, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém. Sự phát triển kinh tế của các tỉnh là bằng chứng xác thực nhất cho năng lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. Rõ ràng khi đánh giá về tốc độ phát triển kinh tể của các tỉnh, vai trò của chính quyền cấp tỉnh, nhất là đội ngũ lãnh đạo tỉnh được tập trung chú ý nhiều hơn.

Chính quyền cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển nguồn nhân lực vì mục tiêu phát triển con người. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò của chính quyền cấp tỉnh được thể hiện ở hai nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, Chính quyền cấp tỉnh là cấp quan trọng trong hệ thống chính quyền

địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của TW về phát triển kinh tế ở địa phương. Vai trò đó thể hiện trên một số khía cạnh: 1- Chính quyền cấp tỉnh xây dựng khung pháp lý thuận lợi, minh bạch cho các chủ thể kinh tế

trên cơ sở chính sách, pháp luật của TW và điều kiện cụ thể của địa phương; 2- Xây dựng và chỉđạo thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; 3- Cải cách thủ tục hành chính và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của địa phương; 4- Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong việc phát triển kinh tế - xã hội; 5- Tham gia hợp tác kinh tế (liên kết vùng, hợp tác thương mại quốc tế.. .).

Thứ hai, Chính quyền cấp tỉnh là cấp quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế yếu kém của nền kinh tế tại địa phương. Chính quyền địa phương trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã trở thành quan trọng, thể hiện ở phạm vi quyền hạn được mở rộng, trách nhiệm được nâng cao. Với vai trò đó, giữa các tỉnh đã có sự ganh đua nhau để thu hút vốn đầu tư nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Chính sự ganh đua ấy được thể hiện thông qua nỗ lực của chính quyền cấp tỉnh đưa ra các giải pháp điều hành kinh tế và tạo môi

trường thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Như vậy, vai trò của chính quyền địa phương được thể hiện như bảng mô tả sau:

Bảng 2.5: Vai trò chính quyền địa phương

Phân cấp về chính sách

Thực hiện chính sách của Trung ương

Xây dựng chính sách do Trung ương phân cấp,

đánh giá chính sách của Trung ương trên địa bàn Phân cấp về quản lý hành chính Quản lý hành chính theo lãnh thổ, quản lý các

hoạt động kinh tế thuộc địa phương.

Phát triển địa phương khác với phát triển kinh tế quốc gia ở một số khía cạnh sau: - Công cụ: Tại cấp độ quốc gia có nhiều công cụ khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế mà không nằm trong chương trình, sáng kiến của địa phương, vùng. Chẳng hạn như tất cả các công cụ liên quan đến khuôn khổ chung (tỷ

giá hối đoái, lãi suất, thuế suất, chính sách chống độc quyền và luật lao động...). - Tác nhân: Chương trình phát triển kinh tế quốc gia được hình thành và thực hiện bởi Chính phủ. Các tác nhân phi Chính phủ thường tham gia vào quá trình chính sách. Song về vấn đề thực hiện chính sách, họ thường là đối tượng hơn là những người thực hiện. Tại cấp độ vùng, địa phương, các đề xuất phát triển kinh tế địa phương lại có thểđược đưa ra và thực hiện bởi các tổ chức phi Chính phủ, hoặc cả khu vực tư nhân, không nhất thiết luôn luôn phải có sự tham gia của Chính phủ.

- Quản lý: Trong các chương trình phát triển kinh tế quốc gia, thường xác định rõ ràng vai trò giữa các cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Các đề xuất và sáng kiến phát triển kinh tế địa phương thường liên quan đến việc xác định vai trò và công việc của các bên (bao gồm nhiều bên tham gia), và việc xác định vai trò các bên thường là một trong những thách thức lớn của các chương trình phát triển kinh tếđịa phương.

Nội dung cơ bản của phát triển địa phương bao gồm: - Xây dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp. - Nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mới dù họ là các nhà đầu tư từ bên ngoài hay các doanh nghiệp tại địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do vậy, phát triển kinh tếđịa phương được xem xét trong mối quan hệ của nó với lợi thế cạnh tranh, cụ thể là lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp tại địa phương và đồng thời lợi thế cạnh tranh của địa phương đó.

thể hiện thông qua Mô hình lục giác với các nội dung sau:

Hình 2.2: Mô hình lục giác với 6 yếu tố

2.2.2. Nội dung vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình (Trang 37)