KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình (Trang 51)

VỮNG VÀ BÀI HỌC CHO CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH NINH BÌNH 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững

2.3.1.1.Kinh nghim ca chính quyn tnh Vân Nam trong phát trin du lch bn vng trên địa bàn tnh

80% diện tích), đất dùng cho nông nghiệp rất hạn chế vì vậy chính quyền cần có chính sách phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch dân cư, sử dụng đất đai một cách hợp lý. Phát triển du lịch ở đây được đặt dưới sự quản lý tốt của nhà nước bằng các quy hoạch hợp lý với sự tham gia, phối hợp giữa các ngành và địa phương. Vân Nam có nhiều khu du lịch nổi tiếng với nhiều sắc thái, sinh cảnh riêng đã tạo cho du lịch của tỉnh phát triển một cách đa dạng. Với sự quản lý khai thác tài nguyên du lịch được thống nhất cao gắn kết với sự tham gia của cộng đồng dân cư tạo nền tảng cho du lịch ở đây phát triển một cách bền vững, lâu dài. Quy hoạch các khu du lịch

ở đây tuân theo quy luật của thị trường nhưng có một sự định hướng rõ ràng. Trong quá trình lập quy hoạch du lịch có sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về các lĩnh vực: xây dựng, kiến trúc, du lịch, lữ hành, văn hoá, môi trường... Quy hoạch của tỉnh theo hướng bền vững, song song với việc phát triển du lịch là việc gìn giữ bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan du lịch.

Ở các địa điểm du lịch thì đều có các quy định rõ ràng cho các nhà quản lý, người kinh doanh và khách du lịch phải thực hiện một cách nghiêm túc. Cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ du khách đều phải làm theo mẫu thống nhất phù hợp với khu du lịch, không có hiện tượng chèo kéo khách mua hàng, hiện tượng ăn xin, các tệ

nạn xã hội... Chính quyền tỉnh hỗ trợ cư dân địa phương phát triển các ngành nghề

truyền thống bằng cách mở các lớp đào tạo nghề thu công, cho vay vốn tạo dựng cơ

sở sản xuất thủ công... chính những việc làm đó đã giúp cho cơ hội tăng thêm thu nhập, giải quyết vấn đề việc làm giảm sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2.3.1.2. Vai trò ca chính quyn tnh Chon Buri – Thái lan trong phát trin du lch bn vng Pattaya

Trong gần ba thập kỷ từ năm 1970, Pattaya đã đầu tư xây dựng từ hơn 400 lên

đến gần 25.000 phòng khách sạn. Với việc ồ ạt phát triển các cơ sở lưu trú trong một thời gian ngắn tại một địa điểm đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực. Biển trở

nên rất ô nhiễm và Uỷ ban Môi trường quốc gia Thái Lan đã phải đưa ra tuyên bố là việc tắm biển ở đây không an toàn vào năm 1989. Cùng với đó là các đặc điểm tự

nhiên khác bị phá huỷ một cách nghiêm trọng, sựđánh mất cây cối, động vật hoang dã, làm cho môi trường trở nên khô cằn. Sự phát triển không có quy hoạch đó đã kéo theo sự ùn tắc về giao thông, thiếu nước sinh hoạt, xung đột về chính trị và cả

về mặt xã hội ngày càng gia tăng làm gây cản trở cho sự phát triển du lịch bền vững. Khung cảnh tự nhiên của khu du lịch bị mất đi, độ hấp dẫn khách du lịch giảm sút. Những nguyên nhân đó đã làm cho nhiều du khách không muốn đến với Pattaya và đến năm 1989 thì hầu như không có khách du lịch nào muốn quay trở lại với địa điểm du lịch này nữa. Với những giải pháp hữu hiệu được đưa ra vào năm

1993 nhằm giải quyết các vấn đề trên thì xu hướng phát triển mới dần bị đẩy lùi và số lượng khách đã có dấu hiệu tăng trở lại.

Một trong những nguyên nhân chính đánh mất sự nổi tiếng của khu du lịch Pattaya đó chính là sự suy thoái về mặt môi trường, ô nhiễm, sự phá huỷ môi trường tự nhiên, sạt lở, đánh mất cây cối, động vật hoang dã.... Cùng với đó là sự kém hấp dẫn đối với khách du lịch. Vấn đề đặt ra ở đây là phải nhận thức được vấn đề phát triển du lịch phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch. Mọi sự

phát triển du lịch tách rời vấn đề môi trường đều dân đến thất bại. Để du lịch phát triển bền vững thì phải có chính sách phát triển du lịch hợp lý, phải kết hợp giữa việc phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường, cảnh quan khu du lịch.

2.3.1.3. Vai trò ca chính quyn Khu t tr Canary trong phát trin du lch khu vc qun đảo Canary (Tây Ban Nha) theo hướng bn vng

Đảo Canary gồm 7 đảo và một số đảo nhỏ ở Đại Tây Dương, cách Tây Ban Nha lục địa khoảng 1.500 km, nổi tiếng là trung tâm đa dạng sinh học với sự tập trung của nhiều loài sinh vật biển, có nhiều cảnh quan đẹp, phong phú, khí hậu lý tưởng. Điều đó đã giúp cho nơi đây trở thành điểm đến quen thuộc của du khách Châu Âu. Ởđây du lịch được phát triển khá sớm bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 với một số ít du khách Châu Âu đến đây vì lý do chữa bệnh. Từ năm 1900 với 8.000 du khách thì đến năm 1975 thì quần đảo Canary đã đón được 2 triệu khách và con số đó tiếp tục tăng nhanh, vào năm 1990 là 7,4 triệu khách và 13 triệu khách vào năm 1999. Ngành du lịch dịch vụ chiếm gần 80% tổng thu nhập của nền kinh tế. Điều đó cho thấy, nền kinh tếởđây phụ thuộc vào du lịch quá nhiều.

Sự phát triển nhanh cua du lịch ở Canary nhưng không có những quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng du lịch một cách hợp lý đã dẫn đến việc quá tải du lịch. Quá trình xây dựng bất hợp lý đó đã kéo theo sự mất kiểm soát trong phân bổ nguồn nước sinh hoạt, phân bổ công việc của các nhân tố khác, tắc nghẽn giao thông.... Sự

gia tăng xây dựng không có quy hoạch hợp lý ở Canary đã tạo ra áp lực về đất đai. Cùng với đó là sự đầu tư ồ ạt của người nước ngoài vào nơi đây đã tạo ra môi trường không tốt cho dân cư địa phương và cư dân địa phương đang dần dần trở

thành những người thiểu số.

Sự phát triển quá nóng ở quần đảo Canary đã cho thấy tính chất không bền vững trong quá phát triển du lịch. Cùng với lượng du khách đông là việc thải ra hàng triệu tấn rác thải, ô nhiễm không khí do quá nhiều các phương tiện chuyên trở. Mức

độ khai thác du lịch bất hợp pháp ngày càng gia tăng do người dân chạy theo lợi nhuận đã làm cho cảnh quan nơi đây xuống cấp nghiêm trọng. Quả thật Canary đang trở thành một vấn đề khó khăn cần phải giải quyết. Muốn phát triển du lịch một cách

lâu dài ởđây thì các nhà chức trách và các ban ngành phải cùng tham gia giải quyết.

2.3.1.4. Hàn Quc: Nâng cao s hp tác gia chính quyn thành ph và cng

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình (Trang 51)