Theo quan điểm của nhiều học giả trên thế giới cho rằng du lịch bền vững là “hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời tiếp tục duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” (Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2001).
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới - WTO đưa ra tại Hội nghị về
Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 thì “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai.Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người” (Nguyễn Đình Hòe và Vũ
Văn Hiếu, 2001).
Như vậy có thể coi Phát triển du lịch bền vững là một nhánh của Phát triển bền vững đã được Hội nghị của Uỷ ban Thế giới về Phát triển và Môi trường (hay Uỷ ban Brudtlant) xác định năm 1987. Tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các ngành khác, sự phát triển bền vững chung của khu vực.
“Du lịch bền vững” ở Việt Nam là một khái niệm còn mới. Tuy nhiên, nhận thức về một phương thức phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng đã bước đầu được hình thành.
Điều đó được thể hiện bằng việc một số loại hình du lịch thân thiện với môi trường
đã xuất hiện ở Việt Nam với các tên gọi như: du lịch sinh thái, du lịch xanh... Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tác động của du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tốđược coi là không bền vững có một số cuộc
nghiên cứu đã chỉ ra tác động của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội đã đưa ra so sánh các yếu tốđược coi là không bền vững và các yếu tốđược coi là bền vững trong phát triển du lịch.
Bảng 2.1: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững
Du lịch kém bền vững hơn Du lịch bền vững hơn
Khái niệm chung:
Phát triển nhanh Phát triển chậm Phát triển không kiểm soát Phát triển có kiểm soát Quy mô không phù hợp Quy mô phù hợp Mục tiêu ngắn hạn Mục tiêu dài hạn
Phương pháp tiếp cận theo số lượng Phương pháp tiếp cận theo chất lượng Tìm kiếm sự tối đa Tìm kiếm sự cân bằng
Kiểm soát từ xa Địa phương kiểm soát
Chiến lược phát
triển:
Không lập kế hoạch, triển khai tùy tiện Quy hoạch trước, triển khai sau Kế hoạch theo dự án Kế hoạch theo quan điểm Phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực Phương pháp tiếp cận chính luận Tập trung vào các trọng điểm Quan tâm tới cả vùng
Áp lực và lới ích tập trung Phân tán áp lực và lợi ích Thời vụ và mùa cao điểm Quanh năm và cần bằng Các nhà thầu bên ngoài Các nhà thầu địa phương Nhân công bên ngoài Nhân công địa phương Kiến trúc theo thị hiếu của khách du lịch Kiến trúc bản địa
Xúc tiến Marketing tràn lan Xúc tiến Marketing có tập trung theo đối tượng.
Nguồn lực:
Sự dụng tài nguyên nước, năng lượng lãng phí
Sử dụng vừa phải tài nguyên nước, năng lượng
Không tái sịnh Tăng cường tài sinh Không chú ý tới lãng phí sản xuất Giảm thiểu lãng phí
Thực phẩm nhập khẩu Thực phẩm sản xuất tại địa phương Tiền bất hợp pháp, không khai báo rõ ràng Tiền hợp pháp
Nguồn nhân lực chất lượng kém Nguồn nhân lực có chất lượng
Khách du lịch:
Số lượng nhiều Số lượng ít
Không có nhận thức cụ thể Có thông tin cần thiết bất kỳ lúc nào Không học tiếng địa phương Học tiến địa phương
Bịđộng và bị thuyết phục, bảo thủ Chủđộng và có nhu cầu Không ý tứ và kỹ lưỡng Thông cảm và lịch thiệp
Tìm kiếm du lịch tình dục Không tham gia vào du lịch tình dục Lẵng lẽ, kỳ quặc Lặng lẽ, riêng biệt
Không trở lại tham quan Trở lại tham quan
Nguồn: Machado (2003)
Tùy thuộc vào đặc điểm của khu du lịch để sử dụng các yếu tố để đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan
tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sựđóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”
Tóm lại, cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về phát triển du lịch bền vững, vì thế việc đi đến một quan điểm thống nhất là một yêu cầu cấp thiết. Cụ
thể, phát triển du lịch bền vững cần hướng tới: (1) đóng góp vào sự thỏa mãn các nhu cầu của du khách và cộng đồng tại một điểm đến nhất định; (2) đóng góp và việc giảm sự bất bình đẳng và nghèo đói của cộng đồng tại điểm đến nhất định; (3) hỗ trợ cộng đồng tại điểm cảm thấy được tự do, được tiếp cận với các dịch vụ du lịch tốt hơn, giảm các tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường; (4) không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế của quốc gia, khu vực và địa phương mà sự phát triển còn góp phần nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong xã hội; (5) không chỉ chú ý đạt được các mục tiêu trên trong một thời kỳ nhất định mà còn không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai.
Quá trình phát triển du lịch đảm bảo giải quyết các vấn đề nêu trên của cuộc sống sẽđược đánh giá là bền vững. Tuy nhiên sự phát triển đó chỉ mang tính tương
đối bởi trong một xã hội “động” tức một xã hội luôn có sự thay đổi và phát triển thì sự bền vững của yếu tố này có thể sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự bền vững của những yếu tố khác. Không một xã hội nào, một nền kinh tế nào có thểđạt được sự bền vững tuyệt đối. Mọi hoạt động, mọi biện pháp của con người chỉ nhằm đạt mục đích đảm bảo khả năng khai thác lâu bền các nguồn tài nguyên trên Trái đất.