Kinh nghiệm trong nước về vai trò của chính quyền địa phương trong

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình (Trang 54)

Phương thức được hỗ trợ từ Trung ương cho một dự án phát triển du lịch được khởi đầu khi các chính quyền ở địa phương xây dựng dự án với dự toán ngân sách cụ thể, sau đó đề xuất lên trung ương.

Sau khi các dự án được lựa chọn và phê chuẩn, trung ương sẽ quyết định mức

độ hỗ trợ về tài chính.

Các chức năng hoạt động của chính quyền địa phương có liên quan đến phát triển du lịch bền vững bao gồm: khuyến khích sự nhận thức và hợp tác từ cộng đồng người dân, thực hiện các mối quan hệ cộng đồng, thiết lập hệ thống cộng tác với chính phủ trung ương và đảm bảo ngân sách hoạt động từ nhiều nguồn khác nhau.

2.3.2. Kinh nghiệm trong nước về vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững phát triển du lịch bền vững

2.3.2.1. Vai trò ca Chính quyn Tnh Tiên Giang trong phát trin du lch cng đồng

Trong những năm qua, ngành du lịch Tiền Giang đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng của địa phương và đạt

được những kết quả rất quan trọng.

Lợi ích của du lịch cộng đồng Tiền Giang được cụ thể hóa bởi các dịch vụ sau: Dịch vụ đò chèo ở Thới Sơn; Vận chuyển khách du lịch tham quan du lịch sông nước; Liên kết hộ dân phát triển tuyến điểm du lịch; Bảo tồn và phát triển làng nghề

truyền thống; Dịch vụ đờn ca tài tử. Ngoài ra phát triển du lịch cộng đồng đã tạo

điều kiện cho các dịch vụ phát triển, điển hình như: phục vụăn uống, bán hàng thủ

công mỹ nghệ, các đặc sản trái cây địa phương… đã tạo việc làm cho cộng đồng địa phương và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng trưởng kinh tếđịa phương.

2.3.2.2. Kinh nghim ca chính quyn tnh Qung Bình trong phát trin du lch

Phong Nha - K Bàng theo hướng bn vng

Với lượng lớn du khách đến với Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp.

Trước những tồn tại trên Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ

vướng mắc như việc đưa ra chính sách hước hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền

thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống

ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân.

2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh

Từ những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của một số điểm du lịch trên có thể rút ra một số bài học sau:

- Cần sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên liên quan từ cấp độ quốc gia cho

đến cộng đồng địa phương trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện phát triển du lịch. Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết, liên kết các tổ chức ban ngành liên quan để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch. Tích cực quảng bá, tiếp thị hiệu quả dựa trên tiềm năng độc đáo của khu du lịch, xây dựng hệ thống thông tin chi tiết để phục vụ du khách; triển khai những nghiên cứu nhằm hổ trợ

giải quyết các vấn đề mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách. Trong quá trình hoạt động, các khu du lịch cũng cần có những nghiên cứu đánh giá các tác động đến môi trường của hoạt động du lịch và đưa ra những giải pháp để cải thiện nó.

- Tiêu chuẩn du lịch bền vững cần hướng tới các mục tiêu chính: hoạch định phát triển bền vững và hiệu quả, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương, gìn giữ di sản văn hóa và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Để phát triển du lịch bền vững, cần quan tâm tới nhiều khía cạnh, trong đó việc xây dựng chính sách sử dụng tài nguyên một cách hợp lí là một yếu tố đáng

được quan tâm hàng đầu.

- Hoạt động du lịch bền vững cần chú ý tới khả năng tải của khu du lịch. Bất kì khu du lịch nào cũng vậy, số lượng người cực đại mà khu du lịch cho phép là có hạn, nếu vượt quá sẽảnh hưởng đến không chỉ khu du lịch mà còn cả cộng đồng địa phương. Do vậy, để tránh tình trạng khai thác du lịch một cách kiệt quệ, và giảm thiểu sự quá tải của khu du lịch, chúng ta cũng cần nghiên cứu một cách kĩ càng chu kì vòng đời của khu du lịch, từđó có những dự báo kịp thời.

- Đối với du khách, cần cung cấp thông tin cho khách du lịch về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa. Và cần có những tiêu chí nhằm đánh giá sự hài

lòng của du khách để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp.

- Khuyến nghị về chiến lược để huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác thực hiện và tính bền vững nên tập trung vào những nguồn lực mà đã sẵn có ở cấp độ quốc gia và trong khu vực. Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, tích cực cải thiện môi trường xung quanh khu du lịch.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại cũng được xem như một vấn đề

chủ chốt cần hành động nhằm duy trì mức độ phát triển của hoạt động du lịch. Hỗ

trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và cảnh quan khu du lịch. Tích cực phát triển các ngành nghề địa phương phục vụ du lịch, việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng chính là cách làm du lịch bền vững.

- Đối với cộng đồng, để đạt được mục tiêu của phát triển du lịch bền vững, cần phải nâng cao nhận thức của người dân về phát triển du lịch. Đảm bảo sự tham gia và giám sát của cộng đồng trong quá trình du lịch vì cư dân địa phương hiểu hơn ai hết về môi trường nơi họ sinh sống. Do đó, xây dựng kênh thông tin phản hồi ý kiến của du khách, mạng lưới cộng đồng tham gia vào việc giám sát, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và môi trường.

Chương 3

THC TRNG VAI TRÒ CA CHÍNH QUYN

CP TNH TRONG PHÁT TRIN DU LCH

BN VNG TNH NINH BÌNH

3.1. TIỀM NĂNG, CÁC NGUỒN LỰC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

3.1.1. Tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch Ninh Bình

3.1.1.1. Điu kin t nhiên

- Vị trí địa lý: Ninh Bình có diện tích 1.390,11 km², nằm ở cực nam Đồng bằng Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 19050’ đến 20027’ vĩ độ Bắc và 105032’ đến 106033 kinh độ Đông. Về mặt hành chính, Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính bao gồm: thành phố Ninh Bình - là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh; thị xã Tam Điệp và 6 huyện: Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, Gia Viễn, Hoa Lư và Nho Quan. Ninh Bình cách Hà Nội 93 km về phía Nam trên trục quốc lộ 1A và đường sắt xuyên suốt Bắc - Nam, cả hai trục đường ôtô và đường sắt chạy xuyên suốt Bắc - Nam đều qua đây (với hai nút giao thông chính là thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp).

Sơđồ 3.1: Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Bình

núi và vùng ven biển. Sự phân hóa vềđịa hình, đặc biệt là sự xuất hiện của dạng địa hình đặc biệt karst đã làm cho địa hình trở thành tài nguyên quan trọng cho Ninh Bình trong phát triển các loại hình du lịch. Điển hình trong số đó phải kể đến khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch sinh thái Tràng An...

- Khí hậu: Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng, ngoài ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam, còn chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển, khí hậu rừng núi và nửa rừng núi. Thời tiết trong năm chia làm hai mùa khá rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 - 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,20C. Số giờ

nắng trung bình mỗi tháng là 117,3 giờ. Tổng nhiệt độ năm đạt tới trị số trên 8.5000C. Độẩm trung bình hàng năm là 83% và có sự chênh lệch không nhiều giữa các tháng trong năm: tháng 2 cao nhất là 89%, tháng 11 thấp nhất là 75%; giữa các vùng chênh lệch nhau trên dưới 1%. Lượng mưa rơi trung bình toàn tỉnh đạt từ

1.860 - 1.950 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của tỉnh. Trung bình một năm có 125 - 127 ngày mưa. Lượng mưa trung bình mỗi tháng là 238,8 mm; tháng 9 cao nhất là 816 mm, tháng 1 thấp nhất là 8,5 mm. Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm từ 86 - 91% tổng lượng mưa trong năm. Như vậy có thể thấy, thời gian thuận lợi nhất cho hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Đây là thời gian không quá khô nóng, cũng như không có mưa nhiều.

- Thuỷ văn: Ninh Bình có nhiều sông và đầm hồ. Hàng năm, hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình được nuôi dưỡng bằng nguồn nước mưa dồi dào, tạo nên lượng dòng chảy tương đối phong phú (khoảng 30 l/s/km2). Mật độ mạng lưới sông ngòi khoảng 0,6-0,9 km/km2.

- Sinh vật: Thảm thực vật rừng phong phú, tập trung ở Vườn quốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương thuộc loại rừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng (tới 5 tầng, tầng vượt tán có những cây cao 40-50m), phong phú về thành phần loài. Đây còn là nơi gặp gỡ của các loài thực vật dễ di thực từ vùng nhiệt đới khô như Ấn Độ, Miến Điện tới. Một số loài thực vật điển hình là chò xanh (Terminalia Mgriocarpa), cây lê (brassaiopsis cucphalobgensis thuộc họ Araliacsae), cây chân chim (Schefflera globulihera thuộc họ Araliacsae).

vật có xương sống, nhiều loài chim và 24 bộ côn trùng trong số 30 bộ côn trùng thường gặp ở nước ta. Đặc biệt có những loại quý hiếm như Phượng hoàng đất ở

Tràng An, Vọoc mông trắng ở Vân long...

- Đất đai: Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên là 139.011 ha, trong đó đất cho sản xuất nông nghiệp là 61.959 ha (chiếm 44,57% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp 27.644 ha (chiếm 19,89% diện tích tự nhiên), đất chuyên dùng 15.197 ha (chiếm 10,93% diện tích tự nhiên), đất khu dân cư 5.346 ha (chiếm 3,85% diện tích tự nhiên) và đất chưa sử dụng 17.094 ha (chiếm 12,3% diện tích tự nhiên).

- Tài nguyên khoáng sản: Đá vôi với trữ lượng hàng chục tỷ m3, chất lượng tốt, đất sét, tài nguyên nước khoáng,... các tài nguyên khác như cát xây dựng, sét gốm sứ, sét ximăng, gạch ngói trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác ven vùng đồi núi thấp ven thị xã Tam Điệp, Gia Viễn, Yên Mô. Bên cạnh đó, Ninh Bình còn nằm gần các nguồn năng lượng lớn của quốc gia ở miền Bắc như: bể than Quảng Ninh; thuỷđiện Hoà Bình; Nhiệt điện Phả Lại... giúp cho Ninh Bình thoả mãn các nhu cầu về than,

điện phục vụ cho phát triển sản xuất cũng như nhu cầu dân sinh.

3.1.1.2. Điu kin dân cư, kinh tế - xã hi

- Đặc điểm dân cư, dân tộc: Dân số Ninh Bình hiện có 926.995 người (năm 2013), chiếm 4,54% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và 1,03% dân số của cả

nước. Trong tổng dân số của tỉnh có 49,9% là nam, 50,1% là nữ; dân số thành thị

chiếm 19,48%, dân số nông thôn chiếm 80,52%. Mật độ dân số chung toàn tỉnh là 673 người/km2, cao nhất là TP.Ninh Bình 2.467 người/km2 và huyện Yên Khánh 987 người/km2; thấp nhấp là huyện Nho Quan 331 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, năm 2000 là 1,02% đến năm 2013 giảm xuống còn 0,672% (mức bình quân cả nước là 1,2%). Cộng đồng các dân tộc đang sống trong tỉnh gồm có: dân tộc Kinh trên 98,2% ; dân tộc Mường chiếm 1,7% ; các dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Hoa, Hmong, Dao,... mỗi dân tộc có từ trên một chục đến hơn một trăm người.

- Điều kiện kinh tế - xã hội : Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, Năm 2005 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 41/42, năm 2006 vươn lên xếp thứ 18/64, năm 2007 xếp thứ 24/64, năm 2008 xếp 23/63, năm 2009 xếp 32/63, năm 2010 xếp thứ 11/63, năm 2011 xếp thứ

21/63, năm 2013 xếp thứ 28/63. Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam; thu ngân sách năm 2013 đạt 2.825 tỷđồng, là tỉnh thứ 26/64 đạt mức thu trên 1000 tỷ. Trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ

56/64 và 43/64. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2013: Công nghiệp - xây dựng: 43,35%; Nông, lâm - ngư nghiệp: 17,04%; Dịch vụ: 42,58%.

Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với số lượng nhà máy sản xuất xi măng nhiều trong đó nổi bật là các doanh nghiệp xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng (công suất 3,6 triệu tấn/năm), xi măng Tam

Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà (công suất 0,6 triệu tấn/năm), xi măng Hướng Dương (công suất 2 triệu tấn/năm).v.v. Sản phẩm chủ lực của địa phương là xi măng, đá, thép, vôi, gạch .v.v.

Tính đến năm 2013, Ninh Bình có 7 khu công nghiệp, gồm: Gián Khẩu, Ninh Phúc, Tam Điệp, Phúc Sơn, Sơn Hà, Xích Thổ và Khánh Cư, 22 cụm công nghiệp với diện tích 880 ha. Nghề thủ công truyền thống địa phương có: thêu ren

ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệở Kim Sơn, Yên Khánh..., đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan, sản xuất đồ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân (Hoa Lư). Về thu hút đầu tư, tỉnh hiện có những dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn

đang được triển khai xây dựng như: Nhà máy phân đạm công suất 56 vạn tấn/năm, nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ tàu thuỷ Vinashin với vốn đầu tư

1.200 tỷ đồng, nhà máy sản xuất sôđa đầu tư 1.300 tỷ, nhà máy sản xuất phôi thép Ninh Bình đầu tư 560 tỷđồng.

Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần. Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng Đồng Giao Tam Điệp chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm; vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu, hàng mỹ nghệ, nuôi tôm sú, hải sản; vùng Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Lĩnh vực nuôi thuỷ sản phát triển khá ổn định, nhất là ở khu vực nuôi thả

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)