Các ngành từ kinh tế đến khoa học, xã hội muốn phát triển đều chịu ảnh hưởng các điều kiện, hoàn cảnh đem lại cho ngành đó, tức là phải có lực đẩy, có tiềm năng. Ngành du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên, là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép. Trong những điều kiện này có những điều kiện mang đặc tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên tiềm năng du lịch khác nhau. Đó chính là nét đa dạng tạo nên những chương trình du lịch độc đáo của từng vùng, miền và cái
đích cuối cùng là thu hút khách du lịch, tăng sự hiểu biết, tạo mối giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền.
2.2.3.1. Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội chung của cả nước
Nhân tố chính trị: Hoạt động du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong
điều kiện hoà bình và quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Những khu vực,
đất nước có chiến tranh quân sự hay sắc tộc đều là nhân tố tác động tiêu cực tới hoạt
động du lịch. Thái Lan là một đất nước từng có ngành du lịch phát triển, song thời gian gần đây do bất ổn chính trị trong nước làm cho ngành du lịch nước này điêu
đứng, lượng khách quốc tế giảm nghiêm trọng. Con người thể hiện sự khát vọng sống trong hoà bình, hữu nghị và phát triển. Thông qua hoạt động lữ hành quốc tế
giúp cho khách du lịch đến từ các quốc gia có dịp tìm hiểu văn hoá, đời sống của nơi đến, từđó tạo điều kiện để con người giữa các quốc gia, dân tộc thêm hiểu biết xích lại gần nhau hơn.
Điều kiện an toàn đối với khách du lịch: Tình hình an ninh, trật tự của mỗi quốc gia, vấn đề phân biệt đối xử chủng tộc, dịch bệnh là những nhân tố có tác động mạnh đến du lịch. Khách du lịch họ chỉ lựa chọn đến nơi du lịch an toàn, thân thiện
đểđảm bảo cho sinh mạng của họ
Điều kiện sống: Thu nhập của người dân có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Con người ta chỉ nghĩ tới việc đi du lịch khi điều kiện sống ở mức độ đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh sống, chi tiêu cho bản thân và gia đình họ. Thu nhập của dân cư tăng lên có tác động tích cực đối với sự kích thích du lịch phát triển.
Thời gian rỗi: Con người không thể thực hiện được những chuyến đi du lịch nếu không có một quỹ thời gian rảnh rỗi nhất định. Cùng với điều kiện kinh tế gia tăng và xu hướng số ngày nghỉ của lao động tăng lên sẽ là một nhân tố thuận lợi cho sự phát triển du lịch.
phát triển du lịch của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tình hình và xu hướng phát triển kinh tế ở đó. Theo quan điểm của một số chuyên gia kinh tế thuộc Hội
đồng kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Đối với một đất nước phải nhập khẩu khối lượng lớn hàng hoá để trang bị cho cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch thì việc cung ứng vật tư hàng hoá sẽ rất khó khăn.
Nghiên cứu xu hướng phát triển kinh tế cần đánh giá thực tế tình hình kinh tế
dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản như tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân đầu người, cán cân thanh toán quốc tế, kim ngạch xuất, nhập khẩu và tỷ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật: Nhân tố này tác động tới sự phát triển du lịch trên nhiều góc độ khác nhau. Cách mạng khoa học kỹ thuật là một trong những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu du lịch. Ngày nay, nhờ ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ, lao động chân tay có xu hướng ngày càng giảm, lao
động trí óc tăng lên, từđó làm cho con người nảy sinh nhu cầu du lịch để nghỉ ngơi, giải trí nhằm tái tạo sức lao động. Dưới góc độ khác, thành tựu của cách mạng khoa học công nghệđã đem lại tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, là tiền đề
tăng thu nhập cho người lao động và xã hội, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch và hoàn thiện hơn cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch: Đó là nhu cầu về phục hồi sức khoẻ và khả năng lao động, về sự phát triển toàn diện thể chất và tinh thần của con người. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch có tính chất kinh tế - xã hội, là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Nhu cầu du lịch có tính chất quyết định cấu trúc, tốc độ và trình độ phát triển của ngành du lịch.
Dân cư và lao động: Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội, đồng thời cũng chính là nguồn lao động và nguồn khách của ngành du lịch.
2.2.3.2. Tiềm năng, lợi thế riêng của địa phương trong phát triển du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên: Gồm các yếu tố, thành phần, các hiện tượng tự
nhiên, các quá trình biến đổi chung hoặc có thể khai thác và sử dụng vào đời sống và sản xuất của con người.
Là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên. Do vậy, mỗi một quốc gia, vùng có điều kiện tự nhiên cụ thể sẽ tạo nên nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên khác nhau mang tính đặc thù. Một số yếu tố cơ bản tạo thành nguồn TNDL tự nhiên, đó là:
Khí hậu: Là yếu tố có tác động liên quan trực tiếp tới trạng thái tâm lý, thể lực của con người, khí hậu càng ôn hòa thì chất lượng của khu vực dành cho hoạt động
du lịch càng tốt hơn. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổ chức và chất lượng các hoạt động, dịch vụ du lịch. Những nơi có khí hậu điều hoà thường
được khách du lịch ưu thích hơn. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá nóng hoặc có độ ẩm cao; Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển du lịch. Khí hậu là một trong những nhân tố tác động làm cho hoạt động du lịch mang tính chất mùa vụ.
Địa hình: Đối với hoạt động du lịch đặc điểm hình thái địa hình có ý nghĩa quan trọng, nhất là đối với loại hình du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch nghỉ
dưỡng. Biểu hiện hình thái bên ngoài của tự nhiên được gọi là phong cảnh. Khách du lịch thường thích thú thưởng ngoạn những điểm đến có phong cảnh đẹp hữu tình và đa dạng, phong phú. Các loại hình du lịch ngày càng được khai thác phát triển đa dạng, do vậy địa hình núi, đồi và địa hình ven bờ thường có giá trị cao đối với hoạt
động du lịch, phù hợp với du lịch leo núi, thám hiểm, du lịch biển..
Tài nguyên nước: Bao gồm nước mặt như ao, hồ, sông, suối và nguồn nước ngầm.
Đây là nhân tố quan trọng có ý nghĩa nhiều mặt đối với hoạt động du lịch. Nguồn nước khoáng có giá trị chữa bệnh và dưỡng sinh; Nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch; Nước biển tạo nên sức hấp dẫn đối với loại hình du lịch biển. Ngoài ra, tài nguyên nước còn là môi trường để tổ chức các hoạt động du lịch nước.
Động vật, thực vật: Cảnh quan thiên nhiên phong phú, hấp dẫn cùng với sựđa dạng của các loài động vật, thực vật là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho các loại hình du lịch sinh thái, du lịch tham quan kết hợp với nghiên cứu khoa học. Một số quốc gia còn cho phép du lịch gắn với hoạt động săn bắn.
Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên
được hình thành do con người sáng tạo ra, có sức hấp dẫn với du khách và có thể
khai thác phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn tích tụ và thể hiện những giá trị văn hoá tiêu biểu, đặc sắc của mỗi vùng, mỗi quốc gia.
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm tài nguyên vật thể và phi vật thể.
Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể gồm: Di sản văn hoá vật thể, các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, các cổ vật và bảo vật quốc gia, các công trình nghệ
thuật kiến trúc.
Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể: Bao gồm các lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công truyền thống, văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực, văn hoá ứng xử, phong tục tập quán, thơ ca và văn học, văn hoá các tộc người, các hoạt động văn hoá, thể thao có tính sự kiện.
Ngành du lịch có tính định hướng quản lý và khai thác tài nguyên rõ rệt. Tính chất và mức độ giá trị của Tài nguyên du lịch của mỗi vùng, mỗi quốc gia có ý nghĩa
quan trọng đối với việc xác định quy mô, tính chất, sức hấp dẫn của hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch là căn cứ quan trọng để ngành du lịch xác định quy hoạch,
định hướng phát triển vùng du lịch, sản phẩm du lịch.
Nhân tố cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng đối với du lịch. Xây dựng hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, thuận tiện sẽ tác động tích cực đến sự phát triển du lịch. Hạ tầng viễn thông, điện nước có vai trò quan trọng đối với khách du lịch, vì nó đáp ứng các nhu cầu trực tiếp của du khách.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tạo ra là yếu tố quan trọng tác
động đến mức độ thoả mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Các yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch, đó là: Tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, lao động trong du lịch. Bằng sức lao động của mình con người sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác giá trị của tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ cung ứng cho khách du lịch. Tính hiện đại, hấp dẫn của cơ sở vật chất - kỹ thuật tạo nên sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn của dịch vụ
du lịch. Một quốc gia muốn phát triển du lịch thì cần có cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt. Vì vậy, có thể nói rằng trình độ phát triển của cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là
điều kiện, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển du lịch của mỗi đất nước.
Nguồn nhân lực du lịch
Con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xã hội. Con người giữ vai trò quyết định đối với sản xuất. Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ và năng suất lao động. Đối với ngành du lịch, do đặc thù của sản phẩm dịch vụ du lịch không tồn tại dưới dạng vật thể và quá trình tạo ra sản phẩm cũng đồng thời là quá trình tiêu dùng sản phẩm. Do vậy, chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc vào sựđánh giá mức độ thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chất lượng nguồn nhân lực có tính chất quyết định đến chất lượng dịch vụ du lịch và hiệu quả kinh doanh du lịch. Các nước có ngành du lịch phát triển thường có nguồn nhân lực chất lượng cao.
2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN