Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần xây dựng dân dụng Thành Nam (Trang 84)

Chất lượng công trình là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất mà bên mời thầu sử dụng để xét thầu và giao thầu đối với các nhà thầu. Chủđầu từ bỏ vốn ra xây dựng công trình với mong muốn công trình tạo chất lượng cao mang lại lợi ích cho họ. Chính vì vậy công ty muốn tham dự thầu và trúng thầu thì phải chứng tỏ đựơc mình có phương pháp quản lý chất lượng khoa học, có khảnăng thi công công trình có chất lượng cao.

Để quản lý tốt chất lượng sản phẩm xây dưng công ty có thể quản lý theo nhóm nội dung chuyên môn: Thiết kế, Vật liệu, Cấu kiện, Thiết bị .... Từ đó có những cách hướng giải quyết riêng cho từng nội dung.

- Quản lý chất lượng thiết kế: Đây là giai đoạn rất quan trọng vì nó định hướng cho công tác thi công công trình đạt hiệu quả cao, tránh sai sót về mặt kinh tế-kỹ thuật có thể gây hậu quả lớn như: Thi công công trình không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra. Trong giai đoạn này, bản vẽ thiết kế thi công đều thể hiện những

74

thông số kỹ thuật đã đựơc phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sản xuất ra phải tuân thủ.Thông thường, các yêu cầu chất lượng công trình đựơc nhà thiết kế kỹ thuật đại diện cho chủ đầu tư ấn định công ty cần phải xây dựng hệ thống quản lý đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách tập hợp đội ngũ kiến trúc sư, kĩ sưcó trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để khảo sát thiết kế, bóc tách bản vẽ, nghiên cứu cân đối và thực hiện triển khai kế bản vẽ thi công.

- Quản lý chất lượng nguyên vật liệu, chế phẩm và thiết bị: Đây là biện pháp quan trọng đảm bảo chất lượng công trình. Vì chất lượng nguyên vật liệu hình thành nên thực thể công trình. Công ty cần phải kiểm chứng nguyên vật liệu, chế phẩm và thiết bị thi công công trình trước khi đưa vào xây dựng kiểm tra tình hình cung ứng vật tư, nguyên vật liệu đúng số lượng, chất lượng chủng loại và thời gian cung ứng trong suốt quá trình thì công.

- Quản lý chất lượng công trình trong thi công xây lắp: Giai đoạn thi công xây lắp là giai đoạn phức tạp nhất. Vì vậy, trong quá trình thi công cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra kỹlưỡng, dứt điểm từng phần công việc đểđảm bảo công tác kiểm tra được tiến hành thường xuyên theo tiến độ xây dựng công trình và đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng mới đựơc phép thực hiện thi công xây dựng các công việc tiếp theo.

Đểđảm bảo hiệu quả trong quá trình thi công xây lắp thì các cán bộ kỹ thuật phải thực hiện những công việc sau:

+ Kiểm tra chất lượng các chi tiết, bộ phận bán thành phẩm sau từng công tác xây lắp, phát hiện sai sót và có biện pháp khắc phục kịp thời.

+ Thiết lập và thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, thao tác thực hiện từng công việc.

+ Kiểm tra thường xuyên máy móc thiết bị: độan toàn, năng lực từng loại và có kế hoạch duy trì bảo dưỡng kịp thời máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công công trình.

75

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh thường kỳ các công cụ kiểm tra, đo lường chất lượng. Trong giai đoạn này, ở mỗi thao tác đều cần phải có cán bộ quản lý giám sát kiểm tra chất lượng, hướng dẫn, đôn đốc chỉ đạo công nhân trên từng thao tác

- Quản lý chất lượng công trình trước khi nghiệm thu: Đây là giai đoạn kiểm tra tổng thểtrước khi bàn giao đưa vào sử dụng. Cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý chất lượng có trách nhiệm trước giám đốc về những sản phẩm mà mình đã nghiệm thu. Tuy nhiên để quá trình kiểm tra có hiệu quả thì kiểm tra phải đựơc thực hiện từ các công nhân kỹ thuật xây dựng cho đến cán bộ kỹ thuật kiểm tra. Công ty phải khuyến khích các công nhân cho đến các cán bộ kiểm tra có trách nhiệm và ý thức vê chất lượng sản phẩm mình làm ra. Sau khi cán bộ kiểm tra thấy chất lượng đạt yêu cầu mới đựơc nghiệm thu.

Kết luận chương 3

Dựa trên những cơ sở khoa học lý luận vềđấu thầu và tình hình đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng dân dụng Thành Nam trong thời gian vừa qua, việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty sẽ góp phần đạt hiệu quả tối đa trong đấu thầu xây lắp các dựán đầu tư xây dựng tại Công ty trong thời gian tới.

Chương 3 đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty bằng cách:

-Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp.

-Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ, công nhân.

-Nhanh chóng hình thành bộ phân chuyên trách làm Marketing, nâng cao uy tín thương hiệu.

-Hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện đấu thầu.

-Không ngừng đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật, chất lượng công trình và đẩy nhanh tiến độ thi công.

-Tăng cường liên danh, liên kết.

76

Trong những năm qua Công ty Cổ phần Xây dựng dân dụng Thành Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao năng lực của mình để ngày càng hoạt động chuyên nghiệp và có hiệu quả hơn. Và đã dành được nhiều thành công trong mọi hoạt động: nguồn nhân lực ngày càng có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cao, hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả tạo được những bước phát triển vững chắc. Tuy nhiên, trong khi tổ chức thực hiện các hoạt động Công ty cũng còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Cho nên, Công ty phải có những giải pháp tích cực hơn nữa mới có thể phát triển trong môi trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt này.

77

KT LUN VÀ KIN NGH KẾT LUẬN

Đấu thầu ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động của nền kinh tế, từ mua sắm hàng hóa, tuyển chọn tư vấn, đến lựa chọn đối tác thực hiện dự án và đặc biệt là trong lĩnh vực xây lắp. Đất nước ta đang phát triển từng ngày, từng giờ, các hoạt động xây dựng đang phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi và sẽ mở ra quy mô ngày càng lớn trong những năm sắp tới.

Cạnh tranh để thắng thầu trong xây dựng hiện đang là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Vì vậy, công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng là một công việc hết sức cần thiết. Luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

- Luận văn tập trung hệ thống hoá cơ sở lý luận về các vấn đề về cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. Luận văn đã làm rõ các khái niệm về đấu thầu, đấu thầu xây dựng; vềnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng;

- Đưa ra hệ thống các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đã phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần Xây dựng dân dụng Thành Nam. Từđó chỉ ra những ưu điểm và những vấn đề tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sởđó luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản đểnâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần xây dựng dân dụng Thành Nam. Các giải pháp này phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp và có tính khả thi cao.

KIẾN NGHỊ

- Hoàn thiện các văn bản, chính sách quy định vềđấu thầu

Ngay từ khi ra đời cho đến nay, quy định về đấu thầu thường xuyên thay đổi nhưng để thực sự là một công cụ quản lý hữu hiệu trong hoạt động đấu thầu thì hệ thống các văn bản pháp luật cần phải nhất quán, có quy tắc nghiêm ngặt đảm bảo hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Để công tác đấu thầu

78

ngày càng được nâng cao về chất lượng thì Luật đấu thầu phải tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ trong lĩnh vực đấu thầu. Mục tiêu là sử dụng nguồn ngân sách nhà nước một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất, tránh thất thoát lãng phí, đảm bảo sự công khai, minh bạch và công bằng trong hoạt động đấu thầu.

Kiến nghị về việc áp dụng hình thức chỉ định thầu: Việc chỉ định thầu chỉ được thực hiện trong một số lĩnh vực đặc thù, với phạm vi hãn hữu. Vì nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu là phải bảo đảm công bằng, bình đẳng, tạo các yếu tố để cạnh tranh lành mạnh để có thể lựa chọn các nhà thầu đầy đủ năng lực, trí tuệ thực hiện các gói thầu hiệu quả. Việc chỉđịnh thầu chỉthực hiện trong những trường hợp đặc biệt, đó là các gói thầu chứa đựng yếu tố về chính trị, an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia; các gói thầu cấp bách chứa đựng yếu tố thời gian, địa lý mà nếu triển khai đấu thầu sẽ chậm trễ, gây hậu quả không tốt. Nếu sử dụng tràn lan chỉ định thầu sẽ rất khó trong công tác quản lý. Đồng thời, khó khăn trong việc chống thất thoát, lãng phí, chống tham nhũng, tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của các công trình.

Việc chỉ định thầu đã làm mất đi cơ hội có thể lựa chọn được các nhà thầu có năng lực nhất, giá thành cạnh tranh nhất để mang lại hiệu quả cho dự án, giúp tiết kiệmcho ngân sách. Chỉ định thầu vốn là hình thức mua sắm công kém cạnh tranh nhất. Vì thế, cần phải phát hiện và ngăn chặn ngay mọi kiểu lách luật để được chỉ định thầu bởi chí ít đã thấy rõ là kém cạnh tranh, còn nếu thực hiện không đúng có thể tạo điều kiện cho tham nhũng, thất thoát ngân sách và giảm hiệu quảđầu tư…

Kiến nghị về việc sửa đổi Luật đấu thầu trong thời gian tới: Trong đó, việc sửa đổi sẽ tham khảo các quy định quốc tế, nhất là thông lệ vềđấu thầu quốc tế và được “cải biến” cho phù hợp với hoàn cảnh cũng như yêu cầu cụ thể ở Việt Nam. Đây là tiêu chí rất quan trọng, cần thiết bởi nó sẽ bao trùm và chi phối hoạt động đấu thầu ngày càng diễn ra nhiều hơn, lại có yếu tố quốc tế với sự tham gia của đội ngũ nhà thầu đến từ nhiều quốc gia thời hội nhập.

79

Hiện nay, mặc dù có rất nhiều văn bản pháp lý quy định về quản lý trong lĩnh vực xây dựng Luật xây dựng và Nghị định 15/2013/CP hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng công trình, nhưng công tác quản lý trong lĩnh vực xây dựng vẫn còn nhiều bất cập, sự chồng chéo về quản lý, việc quy định trách nhiệm không rõ ràng, công tác kiểm tra, giám sát lỏng lẻo, không thực hiện đến nơi đến chốn, nếu phát hiện thì xử lý không kiên quyết và triệt để nên để xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động đấu thầu đối với các dự án thuộc sự quản lý của nhà nước, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những nhà thầu làm ăn chân chính.

- Nên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong đấu thầu

Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong đấu thầu để hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra. Để công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu quả thì trước hết cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu, để Luật đấu thầu thực sự trởthành căn cứ pháp lý vững chắc nhất trong công tác quản lý đấu thầu của nhà nước. Song song với đó là việc giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, tăng cường sự tự chủ, sáng tạo của các đơn vị. Nhà nước cần xóa bỏ những thủ tục không cần thiết, chính những sự can thiệp quá sâu đó lại tác động tiêu cực dẫn tới việc tham ô, hối lộ.

Nhà nước và các cơ quan chức năng cần thành lập các tổ thanh tra, có phân cấp rõ ràng, tránh đùn đẩy trách nhiệm để kịp thời ngăn chặn những sai phạm và xử lý thích đáng. Bộ máy quản lý nhà nước về đấu thầu cần xử lý tốt các đơn thư, tố cáo đối với hoạt động đấu thầu để tạo uy tín cho người thực hiện, giúp họ thực sự yên tâm là có một bộ máy quản lý tốt. Trong thời gian qua, trong lĩnh vực đấu thầu xảy ra nhiều vụ thất thoát, lãng phí tiền của Nhà nước, ảnh hưởng đến chất lượng công trình chính vì vậy cần tới các cán bộ tham gia giám sát, chú ý hơn nữa tới việc nâng cao trình độ cho các tổ chức tư vấn giám sát.

80

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

1. 500 Kỹnăng xử lý tình huống về nghiệp vụđấu thầu trong hoạt động xây dựng, NXB lao động;

2. Bộ xây dựng, Sổ tay xây dựng công trình, tra cứu các tình huống trong đấu thầu, quản lý chất lượng công trình xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng, NXB thời đại;

3.Công ty cổ phần xây dựng dân dụng Thành Nam ,báo cáo tài chính các năm 2010,2011,2012

4. Ngô Minh Hải, Quản lý đấu thầu - thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm

quốc tế, NXB giao thông vận tải;

5. Đinh Tuấn Hải (2013), Bài giảng phân tích các mô hình quản lý, tập bài giảng cao học, Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội;

6. Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4;

7. Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8;

8. Nghị định 12/2009/CĐ-CP ngày 10/02/2009 của chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một sốđiều của Nghịđịnh số12/2009/NĐ-CP;

9. Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi thành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng; Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/09/2012 của Chính phủ về việc sử đổi, bổ sung một sốđiều của Nghịđịnh số85/2009/NĐ-CP;

10. Nghị định số112/2009/NĐ- CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

11. Nghị định số15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

81

12. Nguyễn Xuân Phú (2012), Kinh tế đầu tư xây dựng, tập bài giảng cao học, Trường Đại học Thuỷ Lợi năm 2009; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Thông tư số 10/2010/TT-BKH ngày 13/5/2010 quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụđấu thầu;

14. Thông tư số 20/2010/TTLT-BKH-BTC ngày 21/9/2010 quy định chi tiết việc cung cấp thông tin vềđấu thầu đểđăng tải trên báo đấu thầu;

15. Bùi Ngọc Toàn (2008), Quản lý dự án xây dưng, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội;

17. Trịnh Quốc Thắng (2009), Giáo trình quản lý dự án đầu tư xây dựng, NXB Giáo dục;

18. Nguyễn Bá Uân (2010), Quản lý dự án nâng cao, tập bài giảng cao học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần xây dựng dân dụng Thành Nam (Trang 84)