Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần xây dựng dân dụng Thành Nam (Trang 29)

a. Năng lực tài chính:Tài chính là một yếu tố quan trọng để nhà thầu tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngược lại cũng ảnh hưởng đến hoạt động tài chính và theo đó ảnh hưởng tới công tác đấu thầu của nhà thầu xây dựng.

Do tính chất đặc thù của ngành xây dựng yêu cầu vốn lớn để mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị, do vậy năng lực tài chính có ảnh hưởng quyết định tới các hoạt động của nhà thầu đặc biệt là công tác đấu thầu. Nếu nhà thầu có khảnăng tài chính cao thì có thể tham dự đấu thầu nhiều công trình và những công trình có giá trị lớn trong năm vì những công trình lớn yêu cầu tiền bảo lãnh dự thầu cao, tiền đầu tư vào máy móc thiết bị thi công tốn kém đồng thời đảm bảo được khả năng thanh toán, giữđược niềm tin với các nhà cung cấp, các tổ chức tài chính tín dụng và nhà đầu tư. Chính vì vậy mà các nhà thầu xây dựng muốn tăng khả năng thắng thầu của nhà thầu mình phải tạo được các mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại đểđảm bảo có được nguồn tài chính đảm bảo.

Ta có thể thấy được năng lực tài chính của nhà thầu xây dựng ảnh hưởng đến công tác đấu thầu của nhà thầu như thế nào:

Trước tiên, một nhà thầu xây dựng tham gia đấu thầu xây dựng với năng lực tài chính mạnh họ sẽ đưa ra quyết định giá bỏ thầu một cách hợp lý nhất để tạo ra thế mạnh về giá tăng khả năng thắng thầu và hơn nữa năng lực tài chính là một trong những chỉtiêu đểđánh giá cho điểm nhà thầu;

Thứ hai là với năng lực tài chính mạnh, nhà thầu xây dựng có khả năng hoàn thành công trình theo đúng tiến độ và đảm bảo được chất lượng công trình, điều này sẽ tạo được uy tín cho nhà thầu, gây được lòng tin cho Chủ đầu tư và những khách hàng tiềm năng của nhà thầu.

19

b. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị kỹ thuật:Máy móc, thiết bị thi công là bộ phận cấu thành chủđạo, giữ vị trí quan trọng nhất của tài sản cốđịnh nhà thầu, nó thể hiện trình độ kỹ thuật, công nghệ, nó liên quan trực tiếp tới chất lượng công trình và tiến độ thi công công trình.

Năng lực máy móc thiết bị thi công thể hiện ở tính hiện đại hóa, tính đồng bộ, tính đổi mới, tính hiệu quả của máy móc thiết bị.

Đi đôi với những công năng của máy móc thiết bị cũng cần phải có trình độ của người sử dụng nó. Khi máy móc thiết bị của doanh nghiệp xây dựng là ứng dụng công nghệ hiện đại, quá trình sử dụng phức tạp thì đòi hỏi người vận hành nó cũng phải am hiểu nó và sử dụng đúng theo hướng dẫn. Vì vậy mà khi nhà thầu xây dựng tiến hành đổi mới hay thay thế máy móc thiết bị cũ cũng cần tiến hành đào tạo lại nhân lực sử dụng máy móc thiết bị đó.

Năng lực máy móc thiết bị cũng là một trong những tiêu chí mà Chủ đầu tư quan tâm tới khi đánh giá cho điểm những công ty tham gia vì yếu tốnăng lực máy móc thiết bị sẽ quyết định biện pháp thi công công trình, bố trí sắp xếp con người và thiết bị thi công hợp lý, rút ngắn tiến độ thi công và giảm chi phí xây dựng dẫn tới giá bỏ thầu sẽ thấp hơn góp phần tăng khảnăng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng.

c. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp:Nhân lực là yếu tốđặc biệt quan trọng có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà thầu xây dựng. Chủđầu tư thường đánh giá nguồn nhân lực của nhà thầu qua đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ công nhân viên của nhà thầu xây dựng.

Cán bộ quản trị cấp cao: là những con người đứng mũi chịu sào, chèo lái giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Họ vạch ra phương hướng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn cũng như ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu đội ngũ này có trình độ cao, có tầm nhìn chiến lược, có những phẩm chất tốt của một nhà quản trị, dẫn dắt nhà thầu đi đúng hướng thì doanh nghiệp sẽ ngày càng mở rộng và phát triển về phạm vi và quy mô, ngược lại sẽ dẫn nhà thầu tới tình trạng suy yếu có thể phá sản. Chủđầu tư đánh giá rất cao năng lực của đội ngũ lãnh đạo, cũng như những kinh nghiệm, khả năng tổ chức quản lý nhân viên, khả năng nhạy

20

bén trong kinh doanh, và đây cũng là một trong những điểm mạnh của nhà thầu để tăng khảnăng cạnh tranh.

d. Năng lực Marketing:Hoạt động Marketing là cần thiết với bất kỳ nhà thầu xây dựng nào hiện nay do môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thịtrường vô cùng khốc liệt. Môi trường cạnh tranh mà ởđó cung lớn hơn cầu, khách hàng tự do lựa chọn nhà cung cấp cho mình. Chính vì vậy mà việc sử dụng chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp cho nhà thầu có được chỗđứng vững chắc trên thịtrường xây dựng.

Thông qua hoạt động marketing doanh nghiệp xây dựng có thể quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình tới khách hàng, các đối tác làm ăn. Đồng thời, thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường nhà thầu xây dựng có được các nguồn thông tin chính xác liên quan tới các gói thầu, thông tin về nguồn cung ứng. Từđó giúp cho việc lập hồsơ dự thầu đạt kết quả cao nhất.

Điểm khác biệt của doanh nghiệp xây dựng với các loại hình doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh đó là doanh nghiệp không thểđưa các sản phẩm ra thị trường cho khách hàng lựa chọn mà thông qua danh tiếng của nhà thầu, khách hàng sẽ tìm đến và cung cấp sản phẩm cho họ. Vì vậy mà việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của nhà thầu qua các phương tiện thông tin đại chúng như các tạp chí chuyên ngành, báo đài, internet… là rất cần thiết nó sẽ giúp cho nhà thầu xây dựng dành được nhiều gói thầu hơn.

e. Khả năng liên doanh, liên kết của doanh nghiệp xây dựng:Liên doanh, liên kết trong xây dựng là sự kết hợp hai hay nhiều nhà thầu xây dựng với nhau, tạo ra một sức mạnh tổng hợp về tài chính, nhân lực, kinh nghiệm… Đối với những dự án quy mô lớn, một doanh nghiệp xây dựng đơn lẻ không thể một mình đảm nhận công việc vì vậy cần có sự liên doanh liên kết với các doanh nghiệp xây dựng khác để có đủđiều kiện tham gia và thực hiện.

f. Quan hệ của lãnh đạo doanh nghiệp:Nhìn vào thực trạng công tác đấu thầu xây dựng hiện nay của Việt Nam, ta có thể nói rằng công tác đấu thầu xây dựng của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, mang nặng tính tình cảm, nhà nước vẫn chưa thực

21

sự quản lý có hiệu quảcông tác đấu thầu. Với những công trình lớn doanh nghiệp tham gia đấu thầu, nếu lãnh đạo doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với Chủđầu tư hoặc Bên mời thầu thì khảnăng thắng thầu sẽ rất cao. Đối với những công trình quy mô nhỏ thì tình trạng chỉđịnh thầu là phổ biến và doanh nghiệp sẽdành được công trình nếu lãnh đạo doanh nghiệp quan hệ tốt với Chủđầu tư, nhà thầu sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí liên quan đến công tác đấu thầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần xây dựng dân dụng Thành Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)