Cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần xây dựng dân dụng Thành Nam (Trang 64)

54

Chính sách và cơ chế của Nhà nước là một nhân tố quan trọng tác đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Kể từ khi tiến hành đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho đến nay Nhà nước đã ban hành rất nhiều Luật và văn bản dưới luật để quản lý sự hoạt động của các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực xây dựng hệ thống văn bản quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Nhà nước đã ban hành và thay đổi nhiều lần từ Nghị định số42/NĐ - CP đến Nghị định số 53/NĐ - CP rồi đến Nghị định 12/NĐ-CP sửa đổi và sau nhiều lần sửa đổi Nhà nước đã ban hành Luật xây dựng để quản lý các vấn đề trong xây dựng. Trong lĩnh vực đấu thầu ban đầu để quản lý Nhà nước ban hành Nghị định số 43/NĐ-CP sau đó có Nghịđịnh số88/NĐ-CP sửa đổi và đến cuối năm 2005 đã ban hành Luật đấu thầu. Ngoài ra Nhà nước trong thời gian này còn ban hành nhiều luật áp dụng chung cho các doanh nghiệp như luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh,... có thể nói hệ thống văn bản pháp lý ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, qua nghiên cứu có thể nhận thấy các văn bản pháp luật chỉ có các điều khoản phạt cao nhất là 50 triệu đồng hoặc cấm tham gia đấu thầu cao nhất là 5 năm chứchưa có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các vi phạm Quy chếđấu thầu, Luật đấu thầu. Qua thống kê từtrước cho đến nay chưa thấy có doanh nghiệp và chủđầu tư nào bị xử lý theo pháp luật khi vi phạm cả, bị phạt cao nhất là 20 triệu đồng hoặc cùng lắm là chỉ bị cấm tham gia đấu thầu 1 đến 2 năm. Vì vậy, chưa ngăn chặn được tình trạng tiêu cực trong quá trình đấu thầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần xây dựng dân dụng Thành Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)