Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần xây dựng dân dụng Thành Nam (Trang 32)

a. Người cung cấp các yếu tố đầu vào:Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có sự phân công lao động và chuyên môn hóa cao, doanh nghiệp không thể tựđảm nhiệm sản xuất mọi yếu tốđầu vào của quá trình sản xuất vì thếđể đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và hiệu quả doanh nghiệp cần tìm mua các đầu vào từ bên ngoài có uy tín trên thịtrường. Nguồn đầu vào cần đáp ứng được yêu cầu giao hàng đúng hẹn, đúng chủng loại và đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Mặt khác, doanh nghiệp cần thiết lập được mối quan hệ tốt với người cung ứng, giúp đỡ nhau giải quyết khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng và tạo được niềm tin cho người cung ứng.

Việc mua các yếu tốđầu vào giữ vị trí quan trọng trong quá trình hình thành chất lượng của sản phẩm, đồng thời là yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm và có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam các nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ, các thiết bị thông tin chưa tự sản xuất được phải nhập nguồn từ nước ngoài, việc kiểm tra đánh giá chất lượng của các sản phẩm đó còn nhiều hạn chế, khó khăn chính vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng các công trình xây dựng của doanh nghiệp. Do có khoảng cách địa lý quá xa doanh nghiệp xây dựng vì thế mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đối tác nước ngoài có uy tín đểđảm bảo chất lượng vật tư kỹ thuật, thời gian cung cấp sản phẩm theo tiến độ và việc xác định giá cả của các mặt hàng cần mua.

22

Bên cạnh nhà cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị doanh nghiệp còn cần nguồn cung cấp về tài chính đó là các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại. Những nhà cung cấp đầu vào này có ảnh hưởng nhất định tới doanh nghiệp họ có thể tạo ra những áp lực làm ảnh hưởng tới khả năng thu lợi nhuận như việc tăng giá thành, giảm chất lượng của những vật tư, máy móc thiết bị mà họ cung ứng, cung ứng không đúng thời gian hoặc tăng lãi suất cho vay. Đặc biệt, khi những nhà cung cấp này là những nhà cung cấp độc quyền một sản phẩm nào đó hay doanh nghiệp không phải là khách hàng quan trọng của các nhà cung cấp; loại vật tư, máy móc thiết bị mà nhà cung cấp cung ứng cho doanh nghiệp là yếu tố chủđạo tạo lên chất lượng sản phẩm. Do những tác động bất lợi như vậy nên doanh nghiệp xây dựng cần biết biến những cái khó khăn thành những điểm mạnh như tạo mối quan hệ tốt lâu dài với những nhà cung cấp uy tín; nguồn vật tư, máy móc thiết bị có chất lượng tốt của nhà cung cấp có danh tiếng sẽcó được sựđánh giá tốt của Chủđầu tư.

b. Các đối thủ cạnh tranh:Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam có không ít những cơ hội để tham gia thị trường thế giới như tiếp cận với các công nghệ mới, có điều kiện nhập khẩu các thiết bị, nguyên vật liệu, dịch vụcó chất lượng cao, giá rẻ. Tuy vậy, môi trường cạnh tranh sẽ vô cùng khắc nghiệt, các doanh nghiệp xây dựng cạnh tranh không chỉ với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước mà còn với cả các doanh nghiệp nước ngoài họ không chỉ mạnh về cơ sở vật chất, máy móc thiệt bị, công nghệ mà còn mạnh cả về vốn. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam tuy đã lớn mạnh về nhiều mặt nhưng nhìn chung khả năng cạnh tranh còn rất nhiều yếu kém, các doanh nghiệp xây dựng hiện mới chỉ tiếp cận được các công nghệ phổ thông của thế giới chứ chưa phải công nghệ đỉnh cao. Các công trình xây dựng phổ thông đang được thi công theo phương thức thô sơ, nặng về thao tác thủ công, công nghệ môi trường vẫn đang ở trình độ các nước vào thập kỷ 70 thế kỷ trước, công nghệ hoàn thiện công trình đặc biệt là các chưng cư cao tầng còn nhiều mặt yếu, công nghệ duy tu bảo dưỡng và sửa chữa nâng cấp công trình hạ tầng chưa được chú ý đúng mức.

23

Môi trường cạnh tranh khốc liệt buộc doanh nghiệp phải xác định các xu hướng của thị trường, quan trâm tới các vấn đề liên quan tới đối thủ cạnh tranh. Muốn chiến thắng trên thương trường, doanh nghiệp không chỉ cần biết mình phải làm gì mà còn cần biết đối thủ nghĩ gì, để từ đó có thể có những ảnh hưởng và đi trước một bước trong các hoạt động.

Hiện nay thì các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam tham gia đấu thầu xây dựng cạnh tranh với nhau chủ yếu bằng bốn phương thức: cạnh tranh về giá dự thầu, cạnh tranh về chất lượng công trình, cạnh tranh về tiến độ thi công, cạnh tranh về biện pháp tổ chức thi công, bảo đảm an toàn lao động, vệsinh môi trường. Trong đó, cạnh tranh bằng giá là sự cạnh tranh khốc liệt nhất, các doanh nghiệp trung bình, yếu sẽkhông đủ khảnăng để có thể tham gia cuộc chơi này. Chính vì thế sẽ dẫn đến tình trạng phá sản hay sát nhập hoặc mua đứt doanh nghiệp.

c. Chủ đầu tư và doanh nghiệp tư vấn giám sát: Trong điều kiện của nền kinh tế thịtrường hiện nay, Nhà nước không còn giữvai trò độc quyền cung cấp các sản phẩm xây dựng. Thị trường xây dựng trong đó có sự tham gia của nhiều người bán và nhiều người mua, việc lựa chọn khách hàng đối tác làm ăn vì thế mà ngày càng trở lên dễ dàng và thuận tiện. Và việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn nhà đầu tư là vô cùng quan trọng nó quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp xây dựng.

Trong đấu thầu xây dựng thông qua sự đánh giá phân tích cho điểm của doanh nghiệp tư vấn Chủ đầu tư sẽ quyết định nhà thầu thắng thầu, nếu có sự công minh và công bằng trong đánh giá, quyết định của Chủđầu tư và nhà tư vấn sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu. Những nhà thầu nào không đủ năng lực sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Như vậy, ta có thể thấy rằng khả năng thắng thầu của doanh nghiệp phụ thuộc vào cả Chủ đầu tư và doanh nghiệp tư vấn giám sát. Trình độ và kinh nghiệm của nhà tư vấn giám sát ảnh hưởng trực tiếp tới khảnăng thắng thầu của doanh nghiệp. Vì thếđòi hỏi đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp xây dựng cần xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với cả Chủ đầu tư và các doanh nghiệp tư vấn giám sát.

24

d. Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước:Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường Nhà nước đóng vai trò quản lý vĩ mô, Nhà nước ra các chính sách, điều luật và buộc các doanh nghiệp xây dựng phải tuân theo. Các luật lệ quy định sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh và hợp tác bình đẳng giữa mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhất là khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới thì việc xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh là rất cần thiết, một mặt tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt khác doanh nghiệp dựa vào đó để điều chỉnh hoạt động của mình. Việc chấp hành luật pháp nghiêm minh của các cơ quan quản lý và của các nhà thầu sẽđưa lại hiệu quả kinh doanh tốt, ngược lại việc thực thi luật pháp không nghiêm minh, thiếu trong sáng sẽ dẫn nhà thầu vào con đường bất chính hoặc nhà thầu không được đánh giá đúng thực chất năng lực cạnh tranh.

Môi trường chính trị ổn định cũng là điều kiện thuận lợi để nhà thầu phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng liên doanh liên kết ngược lại nếu môi trường chính trị biến động sẽ gây rất nhiều bất lợi cho nhà thầu.

Hiện nay, tình hình thị trường xây dựng có nhiều biến động, giá vật liệu xây dựng tăng lên tục, giá nhân công cũng tăng đáng kể điều đó làm cho hàng loạt các công trình xây dựng ngưng trệ vì giá dự toán với giá tại thời điểm thi công chênh lệch một khoản khá lớn trong khi các nhà thầu xây dựng không nhận được tiền bù giá chênh lệch từ Chủ đầu tư. Vì vậy mà Bộ xây dựng cùng cơ quan chức năng có liên quan cần ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn tính toán điều chỉnh trượt giá, điều chỉnh hợp đồng xây dựng đểđảm bảo tài chính cho các công ty tiếp tục thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công. Nhà nước cũng cần đưa ra định mức và đơn giá xây dựng hợp lý với tình hình thực tếđể nhà thầu xây dựng có căn cứ để tính đúng, tính đủ dự toán xây dựng cũng như là giá dự thầu công trình. Nếu không làm tốt công tác này sẽ gây khó khăn không nhỏ cho công tác tính dự toán công trình của doanh nghiệp.

e. Năng lực cạnh tranh quốc gia: Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh nhà thầu, năng lực cạnh tranh của sản phẩm có mối liên hệ mật thiết với

25

nhau. Một nền kinh tếcó năng lực cạnh tranh khi mọi tổ chức (các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện…) có năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của quốc gia còn được đánh giá theo các tiêu chí quan trọng khác như hoạt động của Chính phủ, thể chế luật pháp của Nhà nước, nền tài chính quốc gia, trình độ nhân lực và công nghệ, cơ sở hạ tầng, độ mở cửa của nền kinh tế. Một quốc gia có khả năng cạnh tranh tốt sẽ là chỗ dựa cho các doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Các nhà thầu xây dựng có thể mở rộng phát triển thị trường ra các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Ngược lại, nhà thầu có năng lực cạnh tranh nó cũng đóng góp vào năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tóm lại, đấu thầu là tất yếu khách quan của mọi nền kinh tế thị trường khi mà xã hội xuất hiện nhiều người sản xuất, bán cùng một loại sản phẩm hàng hoá, người mua có quyền lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với mình nên đấu thầu thật sự cần thiết cho việc thúc đẩy nền kinh tế sản suất phát triển, đặc biệt là trong ngành xây dựng .

Đấu thầu đã tạo ra sự cạnh tranh hết sức lành mạnh giữa các đối tượng doanh nghiệp khác nhau đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Tạo cho nền kinh tế xã hội những dựán, công trình đảm bảo chất lượng và hoạt động có hiệu quả.

Để chứng minh khảnăng trúng thầu thì nhà thầu chỉ cần chứng minh là mình đủ năng lực, kinh nghiệm cùng các giải pháp kỹ thuật khả thi thì có thể trúng thầu. Chính vì thế, đấu thầu đã ngày càng trở nên minh bạch hơn và có chọn lọc, đồng thời công bằng hơn, góp phần giảm chi phí cho nhà đầu tư.

1.4. Sự khác biệt giữa đấu thầu cạnh tranh trong nước và đấu thầu cạnh tranh quốc tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần xây dựng dân dụng Thành Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)