Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 45)

- Tổng kết kinh nghiệm xét xử.

1.2.4. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

trong tố tụng hình sự

Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS là việc quy định và thi hành những biện pháp, phương tiện do pháp luật TTHS quy định, buộc cơ quan và những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng phải thực hiện đúng nghĩa vụ nhằm tôn trọng và tạo điều kiện để quyền bào chữa (bao gồm tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa) của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được thực thi trên thực tế.

1

Xem: Đinh Văn Quế (2007), Bình luận khoa học Bộ luật TTHS (xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 24-25.

Việc qui định quyền bào chữa cho bị can, bị cáo nhằm đảm bảo cho họ có quyền bày tỏ thái độ của mình đối với người buộc tội, đưa ra các chứng cứ chứng minh sự vô tội, hoặc các tình tiết giảm nhẹ hình phạt theo qui định của pháp luật. Đảm bảo việc thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là điều kiện cần thiết để các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đồng thời, đây cũng là yêu cầu quan trọng để đảm bảo các quyền con người trong quá trình tố tụng.

Trong một xã hội dân chủ, các quyền con người cần được tôn trọng và bảo đảm bằng pháp luật của Nhà nước. Ngay từ khi giành được chính quyền, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân luôn được ghi nhận một cách nhất quán tại tất cả các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 của nước ta. Cùng với sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội và công cuộc xây dựng NNPQ ở Việt Nam hiện nay, thì quyền con người trong đó có được bào chữa ngày càng được tôn trọng. Điều 132 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình . Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế XHCN”.

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã được ghi nhận và cụ thể hóa trong các đạo luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo qui định của pháp luật Việt Nam, bị can, bị cáo có thể sử dụng các hình thức, biện pháp để chứng minh mình vô tội, đưa ra các tình tiết để giảm nhẹ hình phạt. Ngoài ra, pháp luật còn có những qui định đảm bảo cho bị cáo có quyền nhờ người bào chữa (người bào chữa có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân, hoặc người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo), trong một số trường hợp nhất định, tòa án phải chỉ định người bào chữa cho bị cáo (ví dụ: bị cáo, bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tinh thần; hoặc phạm tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình theo qui định trong BLHS…). Những người được bị cáo nhờ bào chữa,

được chỉ định bào chữa có quyền sử dụng các biện pháp theo qui định của pháp luật để bảo vệ người bị kết án.

Việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS được thực hiện bằng các phương pháp và phương tiện sau:

- Ghi nhận và quy định cụ thể quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Pháp luật không chỉ ghi nhận bị can, bị cáo có quyền bào chữa mà còn thiết lập cơ chế giám sát việc thực hiện các quyền trên.

- Quy định nghĩa vụ của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ. Trong đó có việc cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện cần thiết cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chọn người bào chữa và trong các trường hợp do pháp luật quy định, các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm có người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Cụ thể, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho họ được thực hiện quyền bào chữa bằng cách phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ được giao nhận quyết định khởi tố, kết luận điều tra, bản cáo trạng, quyết định đưa bị cáo ra xét xử… tạo thuận lợi cho bị can, bị cáo tiếp xúc với người bào chữa.

- Xử lý nghiêm khắc mọi hành vi vi phạm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo của người tiến hành tố tụng hoặc những người khác, đều phải được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật .

- Tăng cường vai trò của Luật sư trong các giai đoạn tố tụng. Vai trò của Luật sư luôn được gắn liền với nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa mà pháp luật ghi nhận. Tại Điều 132 Hiến pháp 1992 quy định: Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế XHCN.

Theo qui định tại Khoản 1, Điều 56 Bộ luật TTHS năm 2003, thì khái niệm “người bào chữa” được sử dụng để chỉ: a) Luật sư; b) Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự; và c) Bào chữa viên nhân dân. Luật sư là người hoạt động bào chữa chuyên nghiệp, hoạt động trong Đoàn Luật sư; người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là cha, mẹ, anh, chị, em ruột, người đỡ đầu; còn người bào chữa viên nhân dân là người được tổ chức, đoàn thể xã hội cử ra để bào chữa cho bị cáo. Việc ghi nhận này là một trong những cơ sở làm phát sinh các quyền và trách nhiệm của luật sư, theo đó luật sư có quyền tham gia tố tụng từ khi người đó bị tạm giữ.

Kết luận Chương 1:

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất để đảm bảo quyền con người trong quá trình xây dựng NNPQ đó là đẩy nhanh tiến trình CCTP ở nước ta theo hướng dân chủ mà trọng tâm là nâng cao chất lượng xét xử của TAND. Đây là vấn đề lý luận và thực tiễn bức xúc, đang có nhiều tranh cãi trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp hiện nay. Trong Chương 1, đề tài đã trình bày những vấn đề lý luận căn bản nhất, với tư cách cung cấp khung lý thuyết cho việc CCTP để đảm bảo tốt nhất các quyền con người ở nước ta hiện nay. Cụ thể, đề tài đã trình bày và làm rõ về: (1). Quan niệm về quyền con người, tư pháp và CCTP; (2). Những quyền con người cần được bảo đảm trong quá trình CCTP ở Việt Nam hiện nay.

Đây là những vấn đề lý luận chung, nó sẽ làm căn cứ, tiêu chí cho việc đánh giá thực trạng chất lượng tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp (sẽ trình bày ở Chương 2), và cũng là căn cứ lý luận để đề ra các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp ở Chương 3.

Chương 2:

ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CẢI CÁCH TƯ PHÁP

Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)