Đảm bảo quyền được sống, quyền tự do, không bị giam giữ, xét

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 40)

- Tổng kết kinh nghiệm xét xử.

1.2.1. Đảm bảo quyền được sống, quyền tự do, không bị giam giữ, xét

xử oan sai, bị tra tấn, mớm cung, ép cung, quyền tôn trọng danh dự, nhân

phẩm, bí mật đời tư

Quyền được sống, quyền tự do là những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của con người. Những quyền này đã được ghi nhận từ trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và được các bản Hiến pháp về sau tiếp tục kế thừa.

Bắt người, tạm giữ, tạm giam người là những biện pháp cưỡng chế cần thiết do các cơ quan điều tra, VKSND, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo. Một số trường hợp, có thể áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố (như người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và trong trường hợp khẩn cấp) nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án.

Bắt người, tạm giữ, tạm giam người là các biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế một số quyền của công dân, quyền con người của người bị bắt. Mục đích của các biện pháp này là để đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo trật tự pháp luật và pháp chế.

Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhằm bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng rất dễ tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực, có tác động đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bởi vì, một số hoạt động tố tụng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được thông tin... của

người bị bắt. Nắm vững nội dung, thẩm quyền, thủ tục bắt, tạm giữ, tạm giam sẽ bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng đúng pháp luật, tránh vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong quá trình thực hiện các quyền tư pháp là yêu cầu hết sức quan trọng trong quá trình CCTP ở nước ta hiện nay.

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”1. Điều 72 Hiến pháp 1992 cũng nhấn mạnh: “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh”2.

Để cụ thể hơn vấn đề này, Bộ luật TTHS năm 2003 đã thêm Chương XXXV. Khiếu nại, tố cáo trong TTHS và Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá 11 ngày 17/03/2003 đã ban hành Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 “Về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra”; VKSND tối cao, Bộ công an, TAND tối cao, Bộ tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP-BTC, ngày 25/03/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết này.

Những quy định này nhằm ngăn ngừa sự vi phạm quyền con người,

1

Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Hiến pháp 1992 (sửa đổi), Nxb. Chính trị quốc gia,

Hà Nội, tr. 22

2

quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự của công dân từ phía các cơ quan, cán bộ nhà nước. Đây cũng là các qui định làm cơ sở để xây dựng các đạo luật để bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong thực tiễn hoạt động tư pháp.

Việc bắt người để tạm giữ, tạm giam có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân vì vậy chỉ những người có thẩm quyền mới có quyền ra lệnh bắt.

Trong quá trình tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn, các quyền con người cần phải được bảo đảm. Các cơ quan tư pháp không được sử dụng các biện pháp đối xử vi phạm quy định pháp luật, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính khách quan của vụ việc. Đó là các hành vi như bức cung, mớm cung, dùng nhục hình trong quá trình điều tra vụ án. Cụ thể hơn, Bộ luật TTHS năm 2003 đã qui định: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”, và trong Chương XXII BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) cũng đã có qui định khung hình phạt đối với các tội “xâm phạm hoạt động tư pháp”, trong đó có đề cập đến các tội dùng nhục hình (Điều 298) và tội bức cung (Điều 299). Mặt khác, trong trường hợp nếu phát hiện các hành vi xâm phạm thì cơ quan có thẩm quyền cần phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo qui định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)