Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người phải gắn

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 102 - 106)

- Tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.

3.1.2. Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người phải gắn

với việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra “công tác cán bộ là gốc của mọi công việc”, đối với đội ngũ cán bộ tư pháp thì cần phải “phụng công thủ pháp, chí công, vô tư” và phải “góp phần của mình thực hiện chế độ pháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ của ta”1. Để nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp cần phải chú trọng đến công tác cán bộ. Chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp được tạo nên bởi nhiều yếu tố như: số lượng, cơ cấu, cấu trúc bộ máy, cơ chế tổ chức điều hành, phương thức lãnh đạo quản lý, phẩm chất và năng lực…

Để đảm bảo hoạt động của bộ máy tư pháp hiệu lực và hiệu quả thì phải xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp một cách đồng bộ, toàn diện, đảm bảo cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ năng lực để đạt được hiệu quả hoạt động thực tiễn. Về trình độ chuyên môn, họ phải là những người có kiến thức về pháp luật chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp, tin học, ngoại ngữ, kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cần phải xác định cán bộ tư pháp là những người có chức danh, và nghề nghiệp của họ có tính chuyên nghiệp cao, do đó, đội ngũ này phải có kiến thức vững vàng, có bản lĩnh nghề nghiệp. Họ phải là người am hiểu pháp luật, có kiến thức thực tiễn, hoạt động của họ phải đảm bảo tính dân chủ, sự vô tư. Mặt khác, ở tiêu chuẩn chung nhất đòi hỏi họ phải có là văn hóa trong giao tiếp, ứng xử, trong công tác và sinh hoạt cá nhân, bản lĩnh chính trị, đạo đức trong sáng.

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp là yêu cầu mang tính khách quan, cấp thiết nhưng không thể nóng vội, chủ quan duy ý

1

Hồ Chí Minh, Bài phát biểu tại hội nghị tư pháp toàn quốc ngày 22/3/1957, in trong Hồ Chí Minh

chí mà phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của hệ thống tư pháp; từ thực tiễn đội ngũ cán bộ và hệ thống pháp luật nói chung cũng như những yêu cầu nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn để từ đó xây dựng kế hoạch hoạch phù hợp. Trong quá trình CCTP và xây dựng NNPQ hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với công tác xét xử ngày càng cao, trong khi đó đội ngũ cán bộ tư pháp hiện vẫn còn thiếu và một bộ phận còn yếu nhưng không thể vì thế mà đốt cháy giai đoạn, bổ sung đủ số lượng, không tính đến chất lượng.

Cải cách tư pháp phải gắn liền với việc đổi mới chế độ, chính sách đãi ngộ, điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ tư pháp. Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ là động lực thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo, nhiệt tình và trách nhiệm của cán bộ tư pháp. Xây dựng cơ chế, chính sách đối với cán bộ tư pháp phải kết hợp cả lợi ích vật chất và động viên tinh thần, tạo động lực để đội ngũ này không ngừng phấn đấu, vươn lên. Quá trình xây dựng và đổi mới chính sách đãi ngộ cần phải xem xét đến tính chất đặc thù về nghề nghiệp của cán bộ tư pháp; phải hướng vào việc phát huy tính năng động, sáng tạo của từng cá nhân, đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gắn trách nhiệm với quyền lợi của mỗi cán bộ tư pháp. Điều kiện làm việc sẽ có tác động không nhỏ đến khả năng hoàn thành công việc, do đó để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của cơ quan tư pháp thì cần phải tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

3.1.3. Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người phải gắn

liền với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về

hình sự, tố tụng hình sự.

Nâng cao chất lượng xét xử TAND là yêu cầu hàng đầu trong CCTP nhằm đảm bảo quyền con người ở Việt Nam; nó gắn liền với quá trình xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Một trong những yêu cầu của NNPQ là phải có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ để điều chỉnh mọi lĩnh

vực hoạt động của Nhà nước và xã hội; vì vậy, quá trình này đỏi hỏi phải gắn liền với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật với tư cách là công cụ quản lý chủ yếu của Nhà nước. Có thể nói rằng, cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp thì quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về hình sự, TTHS là yêu cầu cần thiết cho việc đảm bảo chất lượng xét xử VAHS. Hoạt động tư pháp là hoạt động quyền lực, mang tính đặc thù, nếu như không có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ thì việc đảm bảo công lý trong quá trình tiến hành xét xử là hết sức khó khăn.

Quá trình xây dựng NNPQ XHCN, CCTP đòi hỏi phải gắn liền với việc xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ, minh bạch và hiệu lực, hiệu quả. Có như vậy, đội ngũ cán bộ tư pháp mới có đầy đủ cơ sở pháp lý, công cụ, điều kiện để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, việc CCTP cần phải gắn liền với sự hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về hình sự, TTHS nói riêng.

Hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự, TTHS cần phải được hoàn thiện theo hướng đề cao tính nhân đạo trong xử lý tội phạm, đảm bảo các quyền căn bản của con người trong quá trình tham gia tố tụng. Để bảo đảm cho hoạt động tư pháp hiệu lực và hiệu quả cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tố tụng tư pháp theo hướng mở rộng quyền hạn cho điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, nâng cao tính độc lập và đề cao trách nhiệm cá nhân trước các quyết định công tác.

3.1.4. Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người phải gắn

với việc tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng, giám sát của Mặt trận tổ quốc

và nhân dân

Muốn đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của cơ quan tư pháp thì trước hết phải đổi mới tổ chức, bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của TAND. Xét xử là hoạt động mang tính đặc thù, nó thể hiện bản chất giai cấp của chế

độ, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền làm chủ, tự do, tính mạng và tài sản của nhân dân, do đó nó phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của MTTQ và của nhân dân.

Tư pháp là một nhánh quyền lực quan trọng cấu thành quyền lực nhà nước và vì vậy nó có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với đảng cầm quyền. Ở Việt Nam, chúng ta xây dựng bộ máy nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó quá trình CCTP phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, đây là một nguyên tắc quan trọng để đảm bảo cho bộ máy tư pháp được tổ chức và vận hành đúng định hướng chính trị. Đồng thời để cho bộ máy tư pháp hoạt động có hiệu quả, đảm bảo sự độc lập và tính minh bạch thì đòi hỏi việc CCTP cần phải gắn liền với sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước, đối với các cơ quan tư pháp thì Đảng thực hiện sự lãnh đạo nhưng không can thiệp vào tính độc lập trong hoạt động tư pháp, đây cũng là nguyên tắc quan trọng trong xây dựng NNPQ ở Việt Nam hiện nay.

CCTP không thể tách rời sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, mặt khác, đội ngũ cán bộ tư pháp còn là công chức trong bộ máy nhà nước vì vậy những hoạt động của họ phải chịu sự giám sát của MTTQ và nhân dân. Sự lãnh đạo, giám sát này là cần thiết, một mặt nó đảm bảo cho hoạt động diễn ra theo đúng các mục tiêu chính trị; mặt khác, nó là cơ chế để kiểm tra, giám sát các hoạt động tư pháp trong bối cảnh xây dựng NNPQ. Việc tăng cường sự giám sát của MTTQ là cần thiết, đây là cơ chế đảm bảo cho bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan tư pháp nói riêng hoạt động đúng qui định của pháp luật, ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực. Mặt khác, NNPQ của chúng ta xây dựng là NNPQ của dân, do dân, vì dân vì vậy đi liền với việc cải cách bộ máy thì cũng cần phải nghiên cứu cơ chế và hình thức giám sát để cho bộ máy đó hoạt động theo đúng định hướng chính trị. Đồng thời việc giám sát này còn nhằm

ngăn ngừa sự can thiệp không đúng pháp luật của hệ thống hành chính, của đảng cầm quyền vào hoạt động tư pháp, đảm bảo tính độc lập, sự công khai và minh bạch trong hoạt động của cơ quan tư pháp.

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)