Tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 54)

Công an là lực lượng quan trọng, đi đầu trong việc giữ gìn trật tự, trị an trên địa bàn địa phương, thực hiện chủ trương CCTP, lực lượng công an đã đề ra nhiều biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực hoạt động của mình.

Thực hiện CCTP theo tinh thần Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49, các cơ quan điều tra đã được từng bước sắp xếp, tổ chức lại theo hướng khoa học hơn. Hiện nay, Bộ Công an thống nhất chỉ huy các cơ quan điều tra thuộc Bộ, đã và đang tiến hành việc sáp nhập các cơ quan điều tra thuộc công an địa phương. Cơ quan điều tra trong quân đội đã được đổi mới; chỉ tổ chức cơ quan điều tra ở VKSND tối cao để điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ các cơ quan tư pháp.

Cụ thể, cơ quan ANĐT: Ở Bộ là Cục ANĐT (A24), gồm 4 phòng, 2 trại tạm giam với 238 cán bộ, chiến sỹ. Ở cấp tỉnh là Phòng ANĐT (PA24), gồm có 955 cán bộ, chiến sỹ. Tổng số cán bộ lực lượng ANĐT là 1.193, trong đó có 698 điều tra viên (cao cấp: 160, trong cấp 338, sơ cấp 200). Cơ quan CSĐT: Ở cấp Bộ gồm 5 đơn vị điều tra, ở cấp tỉnh có 3 phong CSĐT và 01 Văn phòng cơ quan CSĐT. So sánh với mô hình cơ quan điều tra theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 1989 thi mô hình của lực lượng ANĐT về cơ bản không có gì thay đổi. Lực lượng CSĐT có sự thay đổi cơ bản là: đầu mối cơ quan CSĐT các cấp tăng lên, đến nay có 1.629 đầu mối là các đội CSĐT. Lực lượng CSĐT toàn quốc có 28.197 cán bộ; trong đó điều tra viên là 11.826 (chiếm 41,94%), tăng 3.546 điều tra viên (42,82%) so với trước khi triển khai

pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 20041.

Bên cạnh việc sắp xếp lại tổ chức, thẩm quyền điều tra cũng đã được phân công, phân cấp theo hướng khoa học hơn. Theo đó, cơ quan ANĐT thuộc công an và quân đội chịu trách nhiệm điều tra các loại tội xâm phạm an ninh quốc gia (Chương XI, BLHS) và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (Chương XXIV). Cơ quan cảnh sát điều tra (thuộc công an nhân dân) và cơ quan điều tra hình sự (thuộc quân đội nhân dân) có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự theo qui định của BLHS, trừ các loại tội thuộc thẩm quyền của ANĐT và VKSND như đã nêu trên.

Các nguyên tắc về hoạt động điều tra cũng đã được xác lập. Theo qui định của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự thì quá trình điều tra phải tuân thủ các nguyên tắc như: tôn trọng sự thật khách quan, toàn diện, đầy đủ; phát hiện kịp thời, chính xác mọi hành vi phạm tội, làm rõ cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội, tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ hình phạt, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Về công tác tổ chức. Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng các cấp, thực hiện chủ trương CCTP, ngành công an đã thường xuyên thực hiện việc rà soát đội ngũ cán bộ trong ngành, lựa chọn, bố trí những cán bộ, chiến sỹ giỏi về nghiệp vụ, có tư cách đạo đức tốt đảm nhận các chức vụ lãnh đạo các cơ quan điều tra và các đội điều tra.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng, ngành công an đã không ngừng tổ chức cho cán bộ đi học nhằm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; cụ thể, đã tổ chức tập huấn về Bộ luật TTHS năm 2003 cho các điều tra viên trong toàn quốc, cử

1

Nguyễn Ngọc Anh (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra trong công an

cán bộ, chiến sỹ tham dự các lớp đại học do Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân và các trường trung học an ninh khác tổ chức... Thực hiện kế hoạch số 48/KH-BCA ngày 10/11/2004 của Bộ Công an về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác điều tra đáp ứng yêu cầu thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, ngành công an đã tiến hành bồi dưỡng cho khoảng 5.000 cán bộ làm công tác điều tra.

Để nâng cao hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, đặc biệt đối với những loại tội phạm mới xuất hiện, lực lượng công an đã tiến hành việc sắp xếp tổ chức bộ máy một cách khoa học theo hướng đơn giản và hiệu quả, hiệu lực; tiến hành xây dựng qui chế phối hợp hoạt động giữa cơ quan điều tra với các lực lượng khác có liên quan trong ngành (cảnh sát hình sự, kinh tế, phòng chống ma tuý, kỹ thuật hình sự…). Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, điều lệ công an nhân dân được tăng cường, vì vậy các vụ việc tiêu cực trong lực lượng công an được nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Về công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Trong những năm vừa qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên toàn quốc vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Nhìn chung công tác điều tra đạt chất lượng tốt, phần lớn các vụ án đều có kết luận điều tra, đề nghị truy tố được thực hiện trong thời gian luật định; các vụ án đình chỉ được thực hiện theo đúng trình tự và qui định của pháp luật; không có vụ nào oan, sai. Để làm tốt công tác phát hiện tội phạm, nâng cao chất lượng hoạt động điều tra phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, lực lượng công an đã tiến hành tổng kết 10 công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm; tổng kết quá trình thực hiện Pháp lệnh điều tra hình sự, Bộ luật TTHS; tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình tiên tiến về đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Năm 2005 đến 2007, lực lượng An ninh điều tra đã tiếp nhận, bắt giữ tổng số 2.067 vụ, 4.551 đối tượng; gồm 112 vụ, 64 đối tượng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, 1.955 vụ, 3.987 đối tượng phạm tội kinh tế, hình sự, ma túy, tham nhũng. Tổng số án thụ lý của lực lượng An ninh điều tra giai đoạn này là 2.867 bị can, đã kết thúc điều tra 1.881 vụ, 5.201 bị can; trong đó đề nghị truy tố 1.820 vụ, 4.814 bị can, đình chỉ điều tra 61 vụ, 387 bị can, tạm đình chỉ điều tra 89 vụ, 123 bị can, chuyển án 30 vụ, 46 bị can. Công tác điều tra, xử lý tội phạm của cơ quan An ninh điều tra luôn đạt chất lượng cao, bảo đảm đúng các yêu cầu chính trị, nghiệp vụ và pháp luật, góp phần quan trọng bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội1.

Lực lượng Cảnh sát điều tra trong toàn quốc trong giai đoạn 2006-2007 đã khởi tố, điều tra 122.710 vụ, 181.355 bị can. Số người phạm tội và số vụ án hàng năm có xu hướng gia tăng. Số vụ án đình chỉ điều tra với lý do: không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm, hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can thực hiện tội phạm giảm theo từng năm, đây là dấu hiệu tích cực, bởi vì phần lớn các trường hợp oan, sai được phát hiện trong trường hợp này. Tuy nhiên, số bị can đình chỉ điều tra có xu hướng tăng giảm (năm 2005 tăng 27,3%, năm 2006 tăng 5,1%). Năm 2006, tạm đình chỉ điều tra 6.540 vụ, trong đó chưa phát hiện được người phạm tội 4.0234 vụ.

Về các trường hợp bị oan trong TTHS. Năm 2006, TAND các cấp xử tuyên 38 người không phạm tội. Số đối tượng bắt khẩn cấp nhưng VKSND không phê chuẩn vẫn có xu hướng tăng, năm 2005 có 124 trường hợp, tăng 12,7%; năm 2006 có 149 trường hợp, tăng 20,2% với các lý do không phê chuẩn chủ yếu là: chưa đủ điều kiện bắt khẩn cấp theo qui định tại điều 81 Bộ

1

Nguyễn Ngọc Anh (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra trong công an

luật TTHS, một số ít VKSND yêu cầu bổ sung tài liệu để khởi tố, bắt tạm giam1.

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, hoạt động điều tra vẫn đang còn một số điểm hạn chế sau:

- Tỷ lệ phát hiện, khởi tố, điều tra đưa ra truy tố, xét xử vẫn còn thấp, đặc biệt đối với các loại tội như: tham nhũng, vi phạm an toàn giao thông, buôn lậu, vi phạm chế độ quản lý kinh tế… Một số vụ việc mà người có hành vi vi phạm là cán bộ, đảng viên chủ chốt thì việc xử lý còn e dè, gây bất bình, nghi ngờ trong dư luận.

- Hoạt động điều tra ban đầu của các cơ quan điều tra không chuyên trách chất lượng còn thấp, vẫn còn tình trạng bỏ lọt tội phạm.

- Vẫn còn tình trạng oan sai, một số cán bộ điều tra ở địa phương vẫn có những vi phạm trong quá trình điều tra như bức cung, mớm cung…

- Trong một số vụ án, việc thu thập chứng cứ chưa thật tốt, công tác khám nghiệm hiện trường, thu giữ tang vật, công tác hồ sơ chưa tốt dẫn tới tình trạng phải chuyển hồ sơ qua lại giữa các cơ quan tố tụng để xác minh thêm, gây mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án.

2.1.2. Thực trạng cải cách hoạt động của cơ quan công tố nhằm đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp

Từ năm 1945 đến nay, tổ chức VKSND của nước ta đã trải qua những bước phát triển khác nhau phù hợp với nhận thức, mức độ phát triển của xã hội và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối với từng giai đoạn lịch sử. Quá trình hình thành và phát triển này có thể được phân theo các giai đoạn

1

Nguyễn Ngọc Anh (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra trong công an

lịch sử khác nhau như sau:

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 54)