Toà án nhân dân

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 26)

Xét xử là hoạt động nòng cốt của tư pháp, đây là bộ phận không thể thiếu trong tổ chức và vận hành của bộ máy nhà nước. Việc xét xử đã hình thành từ lâu trong tiến trình phát triển của lịch sử; nó xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của Nhà nước. Ngay từ thời chiếm hữu nô lệ, hoạt động xét xử cũng đã diễn ra, song nó chỉ chủ yếu phục vụ lợi ích của giai cấp chủ nô và những người tự do. Dưới chế độ phong kiến, nhà vua là người ban hành

pháp luật, và cũng là người có quyền xét xử cao nhất, hệ thống cơ quan tư pháp tập trung trong tay giai cấp quí tộc phong kiến. Chỉ đến thế kỷ XVII- XVIII, khi giai cấp tư sản phát triển mạnh mẽ cùng với sự ra đời của Nhà nước tư sản thì mô hình tư pháp độc lập mới thực sự hình thành. Dưới ảnh hưởng của trào lưu tự do với các đại biểu như T. Hobber, J. Locke, C.L. Mongtesquier, J.J. Rousseau… đã xuất hiện yêu cầu hoạt động tư pháp phải có tính độc lập, nó là một trong ba nhánh quyền lực căn bản cấu thành quyền lực nhà nước.

Theo qui định tại Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội Khóa X, Kỳ họp thứ 10) và Luật Tổ chức TAND đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Khóa X, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2002 thì hệ thống TAND của nước ta gồm có:

(1). Tòa án nhân dân tối cao. Theo qui định từ các Điều 18 đến Điều 26 của Luật Tổ chức TAND thì TAND tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của TAND tối cao gồm:

- Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao;

- Tòa án quân sự Trung ương, Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính và các Tòa phúc thẩm TAND; trong trường hợp cần thiết, ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao;

- Bộ máy giúp việc.

Theo qui định tại Điều 19, Luật Tổ chức TAND thì TAND tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

nghiệm xét xử;

- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

(2). TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo qui định của Điều 27, Luật Tổ chức TAND thì cơ cấu tổ chức của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có:

- Ủy ban Thẩm phán;

- Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính; trong trường hợp cần thiết Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao.

- Bộ máy giúp việc.

TAND, thành phố trực thuộc Trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án.

Cũng theo qui định tại Điều 28 của luật trên thì TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền:

- Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;

- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

- Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)