- Tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.
1.1.2.4. Hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp
Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp theo hướng phục vụ tốt hơn yêu cầu của hoạt động tư pháp nói chung, của hoạt động xét xử nói riêng. Trong đó, đặc biệt chú ý đến tổ chức và hoạt động của luật sư; cần xác định rõ vị trí của luật sư trong hoạt động tố tụng, đặc biệt trong tranh tụng tại phiên tòa. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp cần được tiến hành theo tính nâng cao tính chuyên sâu, đồng thời xã hội hoá rộng rãi đối với những hoạt động có thể xã hội hoá được.
- Hoàn thiện chế định luật sư:
Hoàn thiện cơ chế tranh tụng dân chủ, xây dựng chế pháp lý và bảo
1
Đỗ Quang Ngọc, Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với các cơ quan tham gia tố tụng hình sự,
đảm trên thực tế các quyền của luật sư trong việc bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích cho các đương sự.
Xây dựng, phát triển đội ngũ luật sư ngày càng đông đảo, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn cao. Tiếp tục nghiên cứu mở rộng, đa dạng hoá các hình thức hành nghề của luật sư để thu hút, tạo điều kiện cho những người có kiến thức, tâm huyết theo nghề luật sư đáp ứng nhu cầu tư vấn pháp luật, bào chữa, trợ giúp pháp lý của nhân dân.
Từng bước phân định rõ và hợp lý giữa công tác quản lý nhà nước về luật sư và chế độ tự quản của tổ chức luật sư. Nhà nước tạo điều kiện pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với các thành viên của mình; tăng cường tính tự quản và trách nhiệm của tổ chức luật sư.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và chế độ tự quản của tổ chức luật sư nhằm tạo điều kiện phát triển đội ngũ luật sư Việt Nam đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và phát huy vai trò của họ trong quá trình dân chủ hoá hoạt động tố tụng, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân.
- Tiếp tục hoàn thiện chế định giám định tư pháp
Giám định tư pháp là hoạt động khoa học, có tính chuyên môn cao. Kết luận giám định là ý kiến của nhà chuyên môn đánh giá về sự kiện, về bản chất vụ việc dưới góc độ khoa học chứ không mang tính pháp lý. Việc đánh giá về mặt pháp lý kết luận giám định là công việc các cơ quan và cán bộ tư pháp có thẩm quyền. Việc hoàn thiện các chế định giám định tư pháp cần tập trung vào một số vấn đề sau:
Đối với một số lĩnh vực giám định có nhu cầu lớn, chưa có điều kiện xã hội hoá được thì Nhà nước cần đầu tư để đáp ứng thường xuyên và kịp thời cho hoạt động tố tụng (pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự...).
Đối với các lĩnh vực có nhu cầu giám định không lớn, không thường xuyên thì cần xã hội hoá bằng cơ chế thu hút các cơ quan, tổ chức chuyên môn, các chuyên gia giỏi trong khu vực nhà nước cũng như ngoài khu vực nhà nước tham gia vào hoạt động giám định tư pháp.
Quy định chặt chẽ, rõ ràng về trình tự, thủ tục, cơ quan tiến hành, thời hạn trưng cầu và thực hiện giám định. Trên cơ sở những quy định chung đó, tiến hành ban hành quy chuẩn thực hiện giám định cụ thể phù hợp với những đặc thù riêng của lĩnh vực đó để làm cơ sở đánh giá và sử dụng những kết luận giám định được chính xác.
Xác định rõ cơ chế giải quyết xung đột kết luận giám định trong trường hợp kết luận giám định là nguồn chứng cứ chủ yếu làm căn cứ cho việc định tội, lượng hình trong tố tụng hình sự hoặc làm căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của đương sự, xác định lỗi, trách nhiệm của các đương sự trong tố tụng dân sự.
Nghiên cứu các chế tài xử lý, bồi thường trong trường hợp tổ chức, cá nhân giám định sai sót. Nghiên cứu quy định quyền giám định tư pháp của một số người tham gia tố tụng, đặc biệt là quyền tự mình yêu cầu giám định của các bên đương sự trong tố tụng dân sự nhằm bảo đảm dân chủ, công bằng trong hoạt động tố tụng. Nghiên cứu xây dựng cơ chế yêu cầu người giám định có mặt tại phiên toà để họ trình bày về kết luận giám định - nguồn chứng cứ mang tính khoa học để làm sáng tỏ những vấn đề cần phải xác định tại phiên toà.