Đối với toà án nhân dân

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 109 - 120)

- Tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.

3.2.2.1. Đối với toà án nhân dân

Tổ chức nghiên cứu về phạm vi thẩm quyền của toà án trong hoạt động xét xử, đặc biệt là xét xử về hình sự. Theo BLHS năm 1999, tội phạm được phân thành bốn loại: tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

và Toà án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những VAHS về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293,294, 295, 296, 322 và 323 của BLHS.

Bảng 2.2: Thống kê các khung hình phạt trong Bộ luật Hình sự năm 1999 gắn với việc phân loại tội phạm

TT Loại tội Số khung hình phạt Tỷ lệ trên tổng số khung

hình phạt

1 Tội phạm ít nghiêm trọng 166 24,73%

2 Tội phạm nghiêm trọng 200 29,8%

3 Tội phạm rất nghiêm trọng 207 30,84%

4 Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng 98 14,6%

Cộng 671

Qua thống kê cho thấy, tổng số khung hình phạt thuộc các tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng là 573 khung hình phạt. Trong số này, số khung hình phạt phải loại trừ không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và Toà án quân sự khu vực theo các khoản a, b, c Điều 170 Bộ luật TTHS là 68 khung hình phạt. Như vậy, thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và Toà án quân sự khu vực hiện nay là 505 khung hình phạt chiếm 75,26% trên tổng số 671 khung hình phạt của BLHS năm 1999; thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu theo khoản 2, Điều 170 Bộ luật TTHS chiếm khoảng gần 25% tổng số khung hình phạt.

Thực tế cho thấy, tội phạm xảy ra thường có xu hướng sẽ tăng lên đối với tội có khung hình phạt thấp, giảm xuống đối với tội có khung hình phạt cao so với tỷ lệ thống kê cơ học trong tổng số các khung hình phạt của BLHS. Tuy nhiên, với việc TAND cấp tỉnh xét xử sơ thẩm khoảng 25% khung hình phạt này (chủ yếu là tội đặc biệt nghiêm trọng) thì ba toà phúc thẩm TAND tối cao hiện nay cũng phải rất vất vả để xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Cũng chính vì vậy mà áp lực khiếu nại yêu cầu xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm đối với TAND tối cao không ngừng tăng lên và không có cách giải quyết triệt để.

Qua phân tích số liệu thống kê ở trên cho thấy nên giao cho Toà án sơ thẩm cấp khu vực thẩm quyền xét xử các tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng như thẩm quyền của TAND cấp huyện hiện nay và không nên tăng thẩm quyền cho Toà án này. Đối với Toà án phúc thẩm, nên giao cho Toà án này thẩm quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm như thẩm quyền của TAND cấp tỉnh hiện nay và không xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Đồng thời để giảm áp lực cho TAND tối cao, nên giao cho Toà án thượng thẩm thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án sơ thẩm khu vực, Toà án phúc thẩm. TAND tối cao chỉ còn xét xử giám đốc thẩm các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có tầm ảnh hưởng đến toàn quốc1.

Để thực hiện yêu cầu này thì cần phải tổ chức hệ thống toà án không phụ thuộc vào đơn vị hành chính mà theo thẩm quyền xét xử gồm: toà án sơ thẩm được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện (toà án khu vực); toà án phúc thẩm được đặt theo đơn vị hành chính cấp tỉnh có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm; TAND tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp

1

dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Cần thành lập một số toà chuyên trách, như: Toà vị thành niên, Toà hôn nhân và gia đình... cho phù hợp với tính chất, đặc điểm của những vụ việc mà toà án phải xử lý và bảo đảm tính chuyên sâu của thẩm phán. Việc thành lập toà chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp toà án, từng khu vực, không nhất thiết ở cấp nào, địa phương nào cũng thành lập các toà chuyên trách giống nhau. Cần đổi mới tổ chức TAND tối cao tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật có bề dầy kinh nghiệm lâu năm trong ngành

Nghiên cứu xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của Toà án Quân sự theo hướng toà án Quân sự chủ yếu xét xử những vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, những vụ án liên quan đến bí mật quân sự... Các Tòa án quân sự nên tổ chức theo cấp theo cấp xét xử, đó là mô hình Tòa án quân sự cấp sơ thẩm, Tòa án quân sự cấp phúc thẩm và Tòa án quân sự trung ương. Tòa quân sự có những nét đặc thù riêng trong xét xử, do đó cần ban hành các qui định pháp luật riêng rẽ qui định về tổ chức và hoạt động của Tòa án quân sự, cũng như mối quan hệ giữa Tòa quân sự với hệ thống TAND theo luật định.

Cùng với việc cải cách mô hình tổ chức Toà án, thì vấn đề cải cách cơ chế bổ nhiệm thẩm phán phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu vì thẩm phán là “linh hồn” của Toà án. Việc chuẩn bị nhân sự cho việc bổ nhiệm thẩm phán cần theo nguyên tắc “thà ít mà tốt” chứ không thể vì yêu cầu số lượng mà phải “…vơ vét, tận dụng những lực lượng đã có để bổ nhiệm cho đủ” như có lần Chánh án TAND tối cao trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Theo quy định của pháp luật, hiện nay có hai cơ chế bổ nhiệm thẩm phán. Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm thẩm phán các TAND địa phương,

Toà án quân sự khu vực; Chủ tịch nước bổ nhiệm thẩm phán TAND tối cao, Toà án quân sự trung ương. Cơ chế bổ nhiệm nhiệm hiện nay vẫn mang tính “khép kín”, chưa tạo cơ hội cho người có phẩm chất, năng lực trong hệ thống chính trị trở thành Thẩm phán (nguồn bổ nhiệm chủ yếu vẫn từ khối thư ký Toà án), chưa phát huy được vai trò của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội với tư cách là cơ quan thể hiện chủ quyền nhân dân, chưa gắn công tác giám sát tư pháp của Quốc hội, HĐND với công tác cán bộ của cơ quan tư pháp. Mặt khác, việc giao cho Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm Thẩm phán chưa phải là phương án tối ưu để nâng cao chất lượng hoạt động của Toà án, nhất là đảm bảo tính độc lập trong hoạt động của mỗi cấp Toà án.

Để đảm bảo tính dân chủ, minh bạch, trong bổ nhiệm thẩm phán phải có sự điều chỉnh theo hướng giao cho UBTVQH bổ nhiệm thẩm phán TAND tối cao, thẩm phán Toà án quân sự trung ương. Bởi vì theo qui định hiện nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan quyết định biên chế, chế độ tiền lương của ngành Toà án, quyết định một số thẩm phán làm thành viên của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, giám sát hoạt động của TAND tối cao giữa hai kỳ họp Quốc hội. Đối với việc bổ nhiệm thẩm phán Toà án thượng thẩm, thẩm phán Toà án phúc thẩm, Toà án sơ thẩm khu vực nên giao cho Thường trực HĐND cấp tỉnh bổ nhiệm. Để tập trung cho hoạt động xét xử, không nên giao cho Chánh án TAND tối cao thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán ở bất kỳ cấp nào1.

Cùng với việc sắp xếp tổ chức và phân định thẩm quyền thì trong hoạt động xét xử Tòa án cần tuân thủ và tiếp tục thực hiện tốt và hoàn thiện các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng. Hoạt động xét xử của Tòa án phải đảm bảo tính công minh, do đó

1

trong xét xử những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng cần có thái độ vô tư, chống lại những biểu hiện thiên lệch. Để bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng ở giai đoạn xét xử đòi hỏi phải xây dựng cơ chế và hoàn thiện pháp luật theo hướng tăng cường sự minh bạch, dân chủ.

- Nguyên tắc xét xử có Hội thẩm tham gia. Theo quy định tại Điều 129 Hiến pháp năm 1992 thì việc xét xử của TAND có HTND, của Tòa án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, HTND ngang quyền với Thẩm phán. Nguyên tắc xét xử có Hội thẩm tham gia được coi là một nguyên tắc dân chủ, thể hiện tính nhân dân của Tòa án. Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi Tòa án phải phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cử người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật tham gia xét xử, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để họ tham gia xét xử và khi xét xử họ được ngang quyền với Thẩm phán.

- Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Điều 130 Hiến pháp năm 1992 và Điều 16 Bộ luật TTHS đều quy định: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Đây là nguyên tắc Hiến định, nhằm bảo đảm việc xét xử của Tòa án không bị chi phối bởi bất cứ sự tác động nào khi ra bản án hoặc những quyết định. Nội dung của nguyên tắc này là Thẩm phán và Hội thẩm hoàn toàn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong khi tiến hành chức năng xét xử các vụ án nói chung và vụ án hình sự nói riêng, cũng như khi ra bản án hoặc quyết định khác. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc bất cứ ai khác không được can thiệp vào hoạt động xét xử.

- Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Xét xử tập thể và quyết định theo đa số là một nguyên tắc được quy định tại Điều 131 Hiến pháp năm 1992 và Điều 17 Bộ luật TTHS. Nguyên tắc xét xử tập thể được

bảo đảm bằng các quy định của Bộ luật TTHS về thành phần Hội đồng xét xử ở cấp sơ thẩm ít nhất là ba người, đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hoặc đối với bị cáo

3.2.2.2. Viện kiểm sát nhân dân

VKSND là một trong các cơ quan có vị trí, vai trò, chức năng quan trọng trong cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với các cơ quan chức năng khác. Đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND có nhiều nội dung như xác định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, phương thức hoạt động. Cùng với sự thay đổi về bộ máy Toà án thì tổ chức của VKSND cần phải được thay đổi cho phù hợp với nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống cơ quan tư pháp. Trước hết cần đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động của VKSND hiện nay bằng việc thành lập Viện công tố để thực hiện tốt hơn chức năng công tố nhà nước và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Thực chất mô hình Viện công tố không còn là vấn đề mới trong lịch sử tư pháp Việt Nam, mô hình này đã từng xuất hiện ở Việt Nam do người Pháp du nhập vào và nó tiếp tục tồn tại sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Sau khi giành độc lập, do hoàn cảnh lịch sử của nước ta lúc đó nên Hiến pháp 1946 chỉ đề cập đến tổ chức tòa án. Tòa án có các công tố viên làm nhiệm vụ buộc tội nhân danh nhà nước trước phiên tòa trong các VAHS, đến năm 1958 Viện công tố Trung ương trực thuộc Chính phủ đã được thành lập trên cơ sở tách các công tố viên ra khỏi Tòa án. Viện công tố là cơ quan giữ chức năng công tố nhưng cũng bao hàm một số yếu tố của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật như kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm sát giam giữ cải tạo. Mô hình tổ chức Viện công tố ở nước ta ở giai đoạn này cho thấy cơ quan công tố không chỉ thực hành quyền công tố mà còn giám sát các hoạt động tư

pháp; cơ quan Công tố không chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên lĩnh vực hình sự mà còn cả lĩnh vực dân sự, thi hành án, giam giữ, cải tạo; có vai trò quan trọng trong quá trình điều tra vụ án hình sự mà khi cần thiết còn trực tiếp tiến hành điều tra hoặc một số hoạt động điều tra…

Nhưng đến Hiến pháp 1959, trước yêu cầu của tình hình cách mạng mới, mô hình Viện công tố đã phải thay đổi bằng mô hình VKSND. VKSND có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm giữ vững pháp chế XHCN, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Đây là bản Hiến pháp lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến ở nước ta đã ghi nhận sự ra đời của một loại hình cơ quan nhà nước mới trong bộ máy nhà nước đó là hệ thống cơ quan VKSND. Sự lựa chọn mô hình VKSND ở nước ta là sự lựa chọn có cân nhắc, có ý thức, bởi vì vào thời điểm này chỉ có VKSND mới có khả năng thực hiện chức năng bảo đảm pháp chế thống nhất, bảo đảm tuân thủ pháp luật nghiêm chỉnh trong phạm vi cả nước nhờ có các nguyên tắc tổ chức và hoạt động đặc thù của nó.

Các bản Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 có một số bổ sung về tổ chức, hoạt động của VKSND như quy định Viện trưởng VKS các cấp phải báo cáo công tác trước HĐND địa phương về tình hình thực thi pháp luật ở địa phương và trả lời chất vấn, quy định về Ủy ban Kiểm sát có quyền hạn lớn hơn Viện trưởng. Hiến pháp 1992 (sửa đổi) đã thu hẹp phạm vi hoạt động của VKSND chỉ còn “thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”. VKSND từ chỗ được Hiến pháp nhìn nhận như là nhân tố chính “bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất “ thì bây giờ hoạt động của VKSND chỉ là nhân tố “góp phần” cho quá trình đó mà thôi. VKSND theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi) đã tiến gần đến mô hình Viện công tố vì hoạt động đặc trưng nhất của nó là kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước không còn nữa. Khi Luật tổ chức VKSND năm 2002 ra

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 109 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)