Các cơ quan bổ trợ tư pháp

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 37)

- Tổng kết kinh nghiệm xét xử.

1.1.2.4. Các cơ quan bổ trợ tư pháp

Bổ trợ tư pháp là hoạt động trợ giúp, tạo điều kiện cho hoạt động tư pháp được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, chính xác bằng cách cung cấp hồ sơ, chứng cứ, phản biện cho các khâu, đoạn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời giúp cho cá nhân công dân, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các hoạt động bổ trợ tư pháp bao gồm hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, giám định, công chứng, lịch tư pháp. Trong đó, luật sư và giám định là hai hoạt động điển hình nhất của bổ trợ tư pháp, có liên quan trực tiếp đến việc xét xử của tòa án và bảo đảm các quyền con người trong quá trình TTHS.

1.2. NHỮNG QUYỀN CON NGƯỜI CẦN ĐƯỢC ĐẢM BẢO

TRONG CẢI CÁCH TƯ PHÁPỞ VIỆT NAM HIỆN NAY

Để tồn tại và phát triển với tư cách là con người thì các cá nhân phải được đảm bảo đầy đủ các quyền cơ bản trong tất cả các lĩnh vực vốn là môi trường sống và hoạt động của mình. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị do Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16/12/1966 theo Nghị quyết 2200 A (XXI), đã viết: “… theo Tuyên ngôn thế giới về quyền con người thì chỉ có thể đạt lí tưởng về con người tự do được hưởng tự do về dân sự và chính trị, không bị sợ hãi và thiếu thốn nếu tạo được những điều kiện để mỗi người có thể hưởng các quyền dân sự và chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá của mình”. Có thể nói rằng quyền dân sự và

chính trị và quyền kinh tế, xã hội và văn hoá là những quyền căn bản nhất trong hệ thống quyền con người.

- Các quyền dân sự và chính trị: Theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị bao gồm: quyền sống, quyền tự do và bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được đối xử nhân đạo của người bị giam giữ, quyền tự do đi lại và cư trú của công dân, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và bí mật thư tín, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia quản lý công việc nhà nước và xã hội.

- Các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá: Có những quyền cụ thể sau: quyền sở hữu, quyền làm việc, quyền được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, quyền thành lập và gia nhập công đoàn, quyền được hưởng an toàn xã hội.

Trong lĩnh vực tư pháp, quyền con người gắn liền với sự tự do thân thể, nó liên quan trực tiếp với hệ thống pháp luật TTHS và những người tham gia tố tụng. Việt Nam đã phê chuẩn hoặc gia nhập hầu hết các điều ước quốc tế quan trọng về nhân quyền hoặc liên quan đến nhân quyền như: Công ước Giơ-ne-vơ 1949 về việc bảo hộ thường dân trong chiến tranh (do Hội nghị Ngoại giao họp tại Giơ-ne-vơ, Thuỵ sỹ thông qua ngày 12.8.1949 (Việt Nam gia nhập ngày 5.6.1957); Công ước Giơ-ne-vơ 1949 về đối xử với tù binh (do Hội nghị Ngoại giao họp tại Giơ-ne-vơ, Thuỵ sỹ thông qua ngày 12.8.1949 (Việt Nam gia nhập ngày 5.6.1957); Công ước Giơ-ne-vơ 1949 về cải thiện tình cảnh của những người bị thương, bị bệnh hoặc bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển (do Hội nghị Ngoại giao họp tại Giơ-ne-vơ, Thuỵ sỹ thông qua ngày 12.8.1949 (Việt Nam gia nhập ngày 5.6.1957); Công ước Giơ-ne-vơ 1949 về cải thiện tình cảnh của những người bị thương, bị bệnh hoặc bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ (do Hội nghị Ngoại giao họp tại Giơ-ne-vơ, Thuỵ sỹ thông qua ngày 12.8.1949 (Việt Nam

gia nhập ngày 5.6.1957); Nghị định thư của Công ước quốc tế Giơ-ne-vơ về bảo hộ nạn nhân trong các cuộc xung đột quốc tế (Việt Nam gia nhập ngày 28.8.1981); Công ước Quốc tế về Ngăn ngừa và Trừng trị tội ác diệt chủng (do Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 9-12-1948 (Việt Nam gia nhập ngày 9.6.1981);Công ước Quốc tế về Loại trừ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc (Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 21-12-1965, Việt Nam gia nhập ngày 9.6.1981); Công ước Quốc tế về Ngăn chặn và trừng trị tội ác A-pác-thai (Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 30-11-1973. Việt Nam gia nhập ngày 9.6.1981); Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 16-12-1966 (Việt Nam gia nhập ngày 24-9-1982); Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá (do Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 16-12-1966. Việt Nam gia nhập ngày 24-9-1982); Công ước Quốc tế về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (do Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 18-12-1979, Việt Nam phê chuẩn ngày 19-3-1982); Công ước Quốc tế về không áp dụng những hạn chế luật định đối với các tội phạm chiến tranh và tội phạm chống nhân loại (do Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 26-11-1968, Việt Nam phê chuẩn ngày 4-6-1983); Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em (do Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 20-11-1989, Việt Nam phê chuẩn ngày 20-2-1990).

Vấn đề đảm bảo quyền con người là vấn đề nhạy cảm, Việt Nam đã gia nhập và “nội luật” hóa các cam kết quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực tư pháp. Những cam kết này được thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp 1992 (sẳ đổi), nhất là Bộ luật TTHS năm 2003, tất cả các tư tưởng tiến bộ về quyền con người tuyên bố tại Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các văn kiện quốc tế khác liên quan mà Việt Nam đã cam kết thực hiện, đều đã được thể chế hoá một cách đầy đủ, sâu sắc.

Trong các văn bản pháp lí quan trọng nêu trên, các quyền con người cơ bản của bị can, bị cáo được quy định cụ thể và có thể khái quát thành các nhóm sau:

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)