Giai đoạn từ năm 1980 đến năm

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 61 - 62)

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Nhà nước ta đã ban hành Hiến pháp năm 1980. So với Hiến pháp năm 1959 thì vai trò, vị trí của VKSND đã được khẳng định rõ hơn và có những điểm bổ sung mới trong Hiến pháp năm

1980. Hiến pháp năm 1980 đã nhấn mạnh đến chức năng “thực hành quyền công tố” của VKSND, đồng thời đã đề cao vai trò và trách nhiệm của Viện trưởng VKSND tối cao. Điều 140 Hiến pháp năm 1980 quy định: “VKSND do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên, Viện trưởng VKSND địa phương chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao.

Để cụ thể hoá những quy định trên đây về VKSND trong Hiến pháp năm 1980, Quốc hội khoá VII đã thông qua Luật tổ chức VKSND năm 1981 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 1989. So với luật tổ chức VKSND năm 1960, thì Luật tổ chức VKSND năm 1981 và Luật tổ chức VKSND được sửa đổi, bổ sung vào năm 1989 đã quy định cụ thể, chi tiết hơn rất nhiều về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong việc giải quyết các VAHS và khi thực hiện công tác kiểm sát chung.

Tuy nhiên, cũng như Luật tổ chức VKSND năm 1960, Luật tổ chức VKSND năm 1980 vẫn giữ nguyên những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Kiểm sát là cơ quan tư vấn cho Viện trưởng. Cụ thể là: “trong các cuộc họp Uỷ ban Kiểm sát, Viện trưởng kết luận và quyết định cuối cùng. Trong trường hợp Viện trưởng kết luận khác với ý kiến của đa số trong Uỷ ban Kiểm sát thì Viện trưởng thực hiện ý kiến của mình, đồng thời báo cáo lên Hội đồng Nhà nước”.

Một phần của tài liệu Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người (Trang 61 - 62)