TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
5/ HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV sắp xếp chỗ ngồi của HS thuận tiện cho việc vẽ chân dung lẫn nhau.
- Cho HS quan sát khuôn mặt lẫn nhau và nêu nhận xét về: Hình dáng, đặc điểm, khoảng cách các bộ phận, màu sắc và tình cảm trên khuôn mặt. - GV cho HS xem một số tranh chân dung của hoạ sĩ và của HS năm trước để các em cảm nhận được vẻ đẹp của tranh chân dung. Cho HS phát biểu cảm nhận của mình. - HS quan sát khuôn mặt lẫn nhau và nêu nhận xét về: Hình dáng, đặc điểm, khoảng cách các bộ phận, màu sắc và tình cảm trên khuôn mặt. - HS xem tranh và phát biểu cảm nghĩ. I/. Quan sát – nhận xét. - Nhận xét kỹ khuôn mặt về: Hình dáng, đặc điểm, khoảng cách các bộ phận, màu sắc và tình cảm trên khuôn mặt. 5/ HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV cho HS nhắc lại phương pháp vẽ tranh chân dung. - GV cho HS xem bảng các bước tiến hành vẽ tranh chân dung và nhắc nhở HS làm bài theo đúng phương pháp. - GV phân tích một số tranh chân dung về phong cách sáng tạo và cách sử dụng màu sắc, hình nền trong tranh chân dung.
- HS nhắc lại phương pháp vẽ tranh chân dung. - HS xem bảng các bước tiến hành vẽ tranh chân dung.
- Quan sát GV phân tích cách vẽ hình nền và sử dụng màu theo phong cách sáng tạo riêng.
II/. Cách vẽ:
- Thực hiện như hướng dẫn ở bài trước.
28/ HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV nêu yêu cầu bài tập. Nhắc nhở HS quan sát kỹ để nhận ra đặc điểm riêng của từng người và tỷ lệ các bộ phận trên khuôn mặt.
- GV quan sát và điều chỉnh
- HS làm bài tập.
III/. Bài tập.
- Vẽ chân dung bạn trong lớp.
cho HS vẽ đường trục khuôn mặt cho chính xác, chỉnh sửa bố cục cho bài vẽ của HS.
3/ HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho HS nêu nhận xét và xếp loại một số bài tập theo cảm nhận riêng.
- GV góp ý những bài tập chưa hoàn chỉnh và biểu dương những bài vẽ đẹp.
- HS nêu nhận xét và xếp loại một số bài tập theo cảm nhận riêng.
4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1/).
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà tập vẽ chân dung người thân.
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài “MT phương Tây cuối TK 19 đến đầu TK 20”, sưu tầm tranh ảnh.
Ngày soạn: 23/01/2011
Tiết: 21 Bài: 21 – Vẽ tranh.
* * * * * * * * * * * * * * *
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của đề tài và phương pháp vẽ tranh về đề tài này.
2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn góc độ vẽ tranh, sắp xếp bố cục chặt chẽ, thể hiện hình tượng, màu sắc sống động, phù hợp với nội dung đề tài.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu lao động, cảm nhận được vẻ đẹp của con người trong lao động sản xuất và trong tác phẩm nghệ thuật.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh ảnh về cảnh lao động, tranh vẽ của họa sĩ và của HS năm trước.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, chì, tẩy, màu, vở bài tập.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ: (3/) GV cho HS xem tranh và kể tên họa sĩ, trường phái hội họa của MT thế giới cuối TK XIX đến đầu TK XX.
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Trong cuộc sống có rất nhiều ngành nghề khác nhau, mỗi nghề nghiệp đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp vẽ tranh về đề tài này, hôm nay, chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “VT-ĐT: Lao động”.